Hãy phát biểu ý kiến của anh (chị) về mục đích học tập do Unesco đề xướng: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình

HƯỚNG DẪN 1

I. Tìm hiểu đề

- Yêu cầu của đề là trình bày nhận thức của mình về nội dung đề xướng của UNESCO. Đây là tên viết tắt của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liền hợp quốc, vấn đề mà UNESCO nêu ra có tính toàn cầu và hiện nay như là một định hướng mà các quốc gia chấp nhận. Vì thế mà các lí lẽ và dẫn chứng cần gần với cuộc sống của nước ta và thế giới ngày nay.

- 4 vế câu là 4 mục đích học tập. Tuy không đồng nhất về phạm trù nhưng nối tiếp nhau, gắn kết nhau theo quan hệ nhân - quả. Các luận cứ được trình bày cần thể hiện được mối quan hệ này.

Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình

II. Dàn ý:

- Có thể có các luận điểm, luận cứ sau:

a. Học để biết là thế nào?

- Học là thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ năng do người khác truyền lại. Kiến thức của nhân loại vô cùng đồ sộ, kĩ năng của con người đã rất phong phú, tinh vi, một đời người không thể thu nhận hết. Vì vậy phải lập ra nhà trường các cấp để người học thu nhận kiến thức tập luyện kỹ năng có chọn lọc, có hệ thống, có phương pháp.

- Học để biết tức là để “Có ý niệm về người, vật hoặc điều gì đó và có thể nhận ra người, vật hoặc điều ấy”. (Bác bỏ mục đích học sai như học chỉ để lấy bằng cấp, lấy học vị nhằm kiếm lợi và hư danh, dẫn đến tình trạng gian lận, chạy chọt, hôi lộ...).

- Cần biết những gì? Từ mục đích biết để làm, để chung sống, để khẳng định mình thì cần biết những tri thức và kĩ năng thuộc khoa học tự nhiên (Toán, Lí, Hoá, Sinh vật, Địa lí, Tin học...) để tiếp nhận và ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật, để hiểu về môi trường sinh thái,... cần biết những tri thức thuộc khoa học xã hội (Văn, Sử, Ngoại ngữ, Đạo đức...) để hiểu đạo đức làm người, hiểu phong tục luật pháp quốc gia, quốc tế mà ứng xử trong các hoàn cảnh giao tiếp, hiểu quy luật kinh tế - xã hội dẫn đến cạnh tranh phá giá, lạm phát, suy thoái, chiến tranh và hoà bình...

b. Học để làm là thế nào?

- Làm là dùng công sức tạo ra cái trước đó không có. Làm là dùng công sức để đạt một mục đích nhất định nào đó.

- Khẳng định một thực tế hiển nhiên là nếu không học hỏi thì không thể có năng lực sáng tạo để làm ra cái trước đó không có, hoặc để đạt một mục đích nào đó.

- Cái làm ra phải đem lại lợi ích cho cuộc sống chung mới tồn tại và phát triển xứng với công sức bỏ ra. Mục đích mình hướng tới phải vì lợi ích quốc gia, nhân loại (như mục đích chữa trị bệnh, mục đích tìm kiếm năng lượng mới...) thì cộng đồng dân tộc và nhân loại mới ủng hộ và tiếp nhận.

Tự khẳng định là thừa nhận khả năng của riêng mình đáp ứng được yêu cầu của cộng đồng

c. Học để chung sống là thế nào?

Chung sống là cùng tồn tại trong quan hệ cộng đồng: cơ quan, đơn vị, xóm làng, khu phố, dân tộc, cộng đồng các quốc gia...

- Phải học hỏi mới có hiểu biết về phong tục tập quán của mỗi dân tộc, hiểu biết về luật pháp của mỗi quốc gia, hiểu biết về phong tục tập quán của mỗi dân tộc, hiểu biết về luật pháp quốc tế thì mới tồn tại cùng nhau.

- Có hiểu biết về phong tục, luật pháp thì sẽ có thái độ và hành động cần thiết để bảo vệ sự chung sống (ví như chống chiến tranh, chống khủng bô, chống ô nhiễm môi trường sinh thái...).

d. Học để tự khẳng định mình là thế nào?

- Tự khẳng định là thừa nhận khả năng của riêng mình đáp ứng được yêu cầu của cộng đồng.

- Tự khẳng định chưa đủ ở năng lực học tập, quyết tâm rèn luyện phẩm chất đạo đức... để đạt tới mục tiêu giáo dục chung và mục đích phấn đấu riêng của mình.

- Tự khẳng định có ý nghĩa coi trọng bản thân, đồng thời góp phần xây dựng nhân cách, hoàn thiện nhân cách chung trong tập thể trường lớp, cộng đồng xã hội.

HƯỚNG DẪN 2

Đề bài yêu cầu bàn luận về mục đích của việc học tập. Từ việc xác định đúng đắn mục đích này mà nhận thức sâu sắc hơn khái niệm học và liên hệ bản thân để có mục đích và thái độ cũng như phương pháp học tập đúng đắn.

- Đề xướng của UNESCO vừa nêu được toàn diện các mục đích của học tập vừa nêu được quan hệ giữa chúng.

- Học để biết là bước khởi đầu để có hành trang (tri thức) bước vào cuộc sống.

+ Học để làm là bước tiếp thẹo nhằm ứng dụng các tri thức một cách thiết thực và hiệu quả.

+ Biết và làm là điều kiện tiếp tục mục đích tiếp theo: “Học để chung sống” nhằm hoà nhập với cộng đồng, đóng góp cho cộng đồng.

+ Cuối cùng là “học để tự khẳng định mình”, hoàn tất quá trình học tập nhằm làm chủ bản thân, hoàn thiện nhân cách, cái tôi của mỗi người trong cộng đồng.

- Để đạt được mục đích, việc học có phạm vi rất rộng: học kiến thức, học kỹ năng, học cách sống, cách ứng xử trong xã hội. Việc học không chỉ bó hẹp trong nhà trường, trong sách vở mà phải học trong lao động, trong cuộc sống, học suốt đời.

Leave a Reply