Hiện tượng nhậu nhẹt tràn lan ở mọi nơi, mọi lúc trên đất nước chúng ta đang tiêu tôn hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm và gây thiệt hại về sức khoẻ, kể cả tính mạng của cộng đồng. Ý kiến của bạn về hiện tượng đó

6000 tỉ đồng là ước tính theo mức giá rẻ nhất chi phí cho rượu bia mỗi năm ở một đất nước còn nghèo như Việt Nam. Đó là chưa kể các chi phí “tính được” cho khám chữa bệnh, xử lí tai nạn giao thông, tai nạn lao động; “không tính được” với những kẻ gây tội ác trong cơn say, mất nhân tính, phạm pháp hoặc gây tai nạn giao thông...

sản lượng bia rượu

Chưa ở đâu và chưa lúc nào nhậu lại phổ biến đến thế như ở Việt Nam lúc này. Khắp các đô thị, thôn quê, quán nhậu đầy ắp thực khách cùng tiếng ồn ào “1, 2, 3 dzô”...

Nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (Bộ Y tế) cho thấy mức độ sử dụng bia rượu của người Việt Nam khá cao, 6,4 ly/ ngày và 26,1 li/ tuần, vượt quá xa so với tiêu chuẩn an toàn của Tổ chức Y tế thế giới! Trong khi phần lớn rượu tiêu thụ được sản xuất thủ công, có nguy cơ cao đối với sức khoẻ. Mỗi năm, Việt Nam sản xuất tới 1,2 tỉ lít bia và 350 triệu lít rượu (thậm chí có thể hơn vì chưa kiểm soát được sản lượng rượu thủ công lên tới 2000 loại) và tốc độ tăng trưởng mỗi năm lên đến 8 - 10%.

Cùng với tốc độ tăng trưởng của sản lượng bia rượu là lượng người mắc các bệnh liên quan đến thứ men này. Theo một điều tra của Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, “khoảng mười năm trở lại đây, ảo giác do rượu, hoang tưởng do rượu đều tăng lên, trong khi những bệnh lí này trước đây rất hiếm ở Việt Nam”. Theo đó, năm 2000 bệnh nhân tâm thần có liên quan đến lạm dụng rượu chiếm 4,4% tổng số bệnh nhân tâm thần, năm 2004 con số này là 7,03%. Nghiên cứu của Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội trước đó cũng cho thấy rượu là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bạo lực và tan vỡ gia đình.

sử dụng bia rượu của người Việt Nam

Giới y khoa cho rằng có tới 11 chứng bệnh liên quan đến rượu bia và đều là những chứng bệnh nguy hiểm đến tính mạng: viêm gan do rượu, viêm tuy, ung thư, viêm dạ dày, tim mạch, rốì loạn nội tiết, đột quỵ... Từ đầu năm đến nay đã có hàng chục người ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tử vong đột ngột sau khi nhậu “quắc cần câu”. Nhưng bợm nhậu vẫn không sợ.

Cách đây hai năm, Viện chiến lược và chính sách Y tế lần đầu tiên đã có một báo động đỏ về tình hình lạm dụng bia rượu ở Việt Nam, với một điều tra tại bảy tỉnh thành (ngoại trừ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh do nhóm nghiên cứu đánh giá đây là hai địa phương đặc thù, không điều tra cũng biết là sử dụng rất nhiều bia rượu). Nhóm nghiên cứu đã đề xuất Nhà nước nên có chính sách: độ tuổi nào mới bắt đầu được uống rượu bia, nên có luật để giám sát tình trạng rượu bia đã trở nên quá tràn lan.... Nhưng hiện nay, tất cả các đề xuất này hầu như không thực hiện được.

Đầu tháng tám này, lần đầu tiên Bộ Công thương ban hành hướng dẫn sản xuất rượu thủ công, nhằm giảm độc hại cho người sử dụng. Cụ thể các cơ sở sản xuất rượu sẽ phải tuân thủ các quy định về công bô' châ't lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, ghi nhãn hàng hoá, bảo vệ môi trường.... Theo ông Đàm Viết Cương - nguyên viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, “Chính phủ từng có chỉ thị cấm cán bộ công chức sử dụng rượu bia trong giờ làm việc, nhưng ở Việt Nam thì khó lắm. Vì thế mới cần có luật, có barie để người ta biết lạm dụng rượu bia là phạm pháp, là bất hợp pháp”! Nhưng dường như ngoài luật cũng cần đánh động ý thức của mỗi công dân, nếu người ta biết tiếc 6000 tỉ đồng mỗi năm chảy vào bia rượu.

Leave a Reply