Hiểu và nghĩ về bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca (Thanh Thảo)

I. NHỮNG TRI THỨC BỔ TRỢ

1. Về Thanh Thảo

Thanh Thảo tên khai sinh là Hồ Thành Công, sinh năm 1946, quê ở huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Sau khi tết nghiệp Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, ông tham gia kháng chiến chông Mĩ ở chiến trường miền Nam. Từ sau năm 1975, Thanh Thảo chuyên hoạt động văn nghệ. Những năm gần đây, ngoài sáng tác thơ, ông còn viết báo, tiểu luận, phê bình,...

Trưởng thành trong phong trào thơ trẻ những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, tiếng thơ Thanh Thảo đã nổi bật là tiếng nói riêng trung thực của một thế hệ cầm súng tự giác trước vận mệnh dân tộc và lịch sử. Thơ ông nghiêng về suy tư, triết luận.

2. Về Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a Lor-ca

Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a Lor-ca (1898 - 1936) là một trong những nhà thơ và soạn kịch nổi tiếng nhất Tây Ban Nha. Từ nhỏ, Lor-ca đã được coi là thần đồng với năng khiếu thiên bẩm trên nhiều lĩnh vực của nghệ thuật: thơ ca, hội hoạ, âm nhạc,... Năm 1936, ông bị thế lực dân tộc chủ nghĩa cực đoan bắt và giết hại trong tư cách một người cộng hoà và người cộng sản.

Đàn guitar

3. Về bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca

Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca (rút trong tập Khối vuông ru-bích) không dễ đọc. Cần có một số tri thức bổ trợ để tiếp cận văn bản tốt hơn.

Bài thơ của Thanh Thảo có tính chát của thơ siêu thực. Nhà thơ đã tâm sự như sau: "Khi viết một bài thơ cụ thể, như bài Đàn ghi ta của Lor-ca, mối quan tâm chính của tôi chỉ là một hình ảnh gợi mở, một âm hưởng hay một nhịp điệu mơ hồ nào từ đâu đó, chứ tuyệt nhiên không có một "vấn đề" nào cả? Anh hỏi tôi có gởi lời tri âm hay kí thác nào vào bài thơ ấy không, tôi xin trả lời rất thật là tôi không biết. Khi làm thơ thì chỉ từ ngữ gọi từ ngữ, nhịp điệu đẩy đưa nhịp điệu". Tất nhiên đây chỉ là cách nói nhấn mạnh đặc trưng của tư duy thơ siêu thực vốn đề cao yếu tố trực giác, cái vô thức trong quá trình sáng tác. Bản thân sự quan tâm và hứng thú của Thanh Thảo với nhà thơ nổi tiếng Lor-ca cũng đã là một cách gửi gắm, nêu vấn đề.

Điều Thanh Thảo nói như trên rất tương đồng với chủ trương của các nhà thơ siêu thực. Thơ siêu thực hướng đến "lôi viết tự động" (écriture automatique),
nghĩa là viết theo dòng cảm xúc đến một cách ngẫu nhiên, bật lên từ tiềm thức, không hề xếp sắp theo lí trí. Do đó, có cảm giác thơ siêu thực mang màu sắc phi lí, các hình ảnh, các liên tưởng đặt cạnh nhau không theo một logic nào, một nguyên tắc nào theo cách quan niệm duy lí thông thường. Thanh Thảo còn nói: "Dĩ nhiên, Lor-ca là một nhà thơ mà tôi hết sức ngưỡng mộ, cả về thi ca lẫn cuộc đời và cái chết của ông đều gây cho tôi nhiều xúc cảm và ấn tượng. Chính những hình ảnh và nhạc điệu trong nhiều bài thơ Lor-ca đã dẫn dắt tôi khi viết bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca mà tôi coi như một khúc tưởng niệm Ông". Nghĩa là những gì nhà thơ Thanh Thảo tiếp nhận về Lor-ca đã tích tụ lại trong tiềm thức dưới dạng "cảm xúc" và "ấn tượng", khi viết bài thơ, chúng tự bật ra theo quy luật "viết tự động". Chẳng hạn, lời đề từ bài thơ "khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn" chính là bắt nguồn từ bài thơ Ghi nhớ của Lor-ca:

Khi nào tôi chết

hãy vùi thây tôi cùng với cây đàn

dưới lớp cát.

Khi nào tôi chết

hãy vùi thây tôi giữa rặng cây cam

và đám bạc hà.

Khi nào tôi chết

hãy vùi thây tôi, tôi xin các người đó,

nơi một chiếc chong chóng gió.

Khi nào tôi chết!

(Diễm Châu dịch)

Để hiểu được hình tượng cây đàn ghi ta, cũng nên biết bài thơ Ghi ta khóc của Lor-ca:

Ghi ta bần bật khóc

Buổi sáng vỡ bình yên

Ghi ta bần bật khóc

Không thể nào dập tắt

Không thể nào bắt im.

Ghi ta bần bật khóc

Như nước chảy theo mương

Như gió trường trên tuyết

Không thể nào dập tắt

Ghi ta khóc không ngừng

Những chuyện đời xa lắc.

Như mũi tên vô đích

Như hoàng hôn thiếu vắng ban mai

Như hạt cát miền Nam bỏng rát

Xót xa than lạnh giá sắc sơn trà

Như chú chìm đầu tiên chết gục trên cành.

Ôi ghi ta nạn nhân khốn khổ đáng thương

Của hàn tay - bộ dao năm lưỡi!

(Chưa rõ người dịch)

Có người hỏi, những hình ảnh "áo choàng đỏ gắt", "hát nghêu ngao",... là những đặc trưng Tầy Ban Nha, Thanh Thảo trả lời: "Đó là những hình ảnh về Tây Ban Nha đã lặn sâu vào tôi từ khi tôi đọc những tác phẩm của Hê-minh-uê - một nhà văn người Mĩ. Mãi cách đây mấy năm, tôi mới có dịp ghé qua Bác-xê- lô-na, trong khi bài thơ này đã viết cách đây ngót 30 năm, nên những hình ảnh Tây Ban Nha mà tôi có được đều qua sách vở. Cách biểu đạt này theo tôi cũng không mới mẻ gì, nhưng nó thích ứng trong bài thơ này, khi Lor-ca được coi là "con hoạ mi Tây Ban Nha". Lor-ca có câu thơ tôi thuộc lòng từ 40 năm nay, qua bản dịch của Hoàng Hưng: "Con ngựa đen/ vầng trăng đỏ", còn hoa li-la (hoa li - hoa huệ tây) thì không chỉ có ở Tây Ban Nha, nhưng dường như nó đã đi vào một tác phẩm nào đó viết về Tây Ban Nha mà tôi nhớ. Với lại, li-la còn gợi âm thanh như một cú "vê" ghi ta - cây đàn mà người Việt mình hay gọi là "Tây Ban cầm". Một không khí hơi mờ ảo, những hình ảnh mơ hồ lãng đãng... là những gì tôi có được về xứ sở An-đa-lu-xi-a mà tôi cảm nhận qua thơ Lor-ca. Tôi đã cố gắng đưa vào bài thơ mình". Như vậy, các hình ảnh đặc trưng về Tây Ban Nha đã được "nạp" vào tâm khảm nhà thơ bằng nhiều con đường, qua nhiều năm để khi viết về một nhà thơ lớn của Tây Ban Nha, chúng bật ra. Sôi nổi, bồng bột, ngẫu hứng, không xếp đặt, song vẫn quy tụ về con người Tây Ban Nha tài hoa, anh hùng. Bản thân các hình tượng trong bài thơ có thể được tiếp nhận khác nhau, đa nghĩa, tuỳ thuộc vào vốn sông, sự hiểu biết của từng người.

II. SUY NGHĨ

1. Ấn tượng về một không gian Tây Ban Nha

Những nét đặc thù đậm chất Tây Ban Nha được liên tưởng như tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt, miền đơn độc, trển yên ngựa mỏi mòn, hát nghêu ngao,... Đây là những ấn tượng đã được tích luỹ qua văn thơ, âm nhạc, điện ảnh, qua thực tế tham quan... tập hợp lại đậm đặc tạo nên tình yêu với đất nước tươi đẹp có nền văn hoá đầy bản sắc:

Những tiếng đàn bọt nước

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt

li-la li-la li-la

đi lang thang về miền đơn độc

với vầng trăng chếnh choáng

trên yên ngựa mỏi mòn

Tây Ban Nha

hát nghêu ngao.

Trong thơ Lor-ca có những bài viết về cô gái Di-gan, cũng được liên tưởng đến trong mạch cảm nghĩ, trong ấn tượng về đất nước có bản sắc văn hoá độc đáo.

Nhưng các hình ảnh trên cũng có thể đem lại một cảm nhận về người lữ hành cô độc Lor-ca. Người đi tìm kiếm những giá trị tinh thần, đấu tranh với các thế lực phản động. "Áo choàng đỏ gắt" chứa đựng sau nó hình ảnh những võ sĩ đấu bò tót rất quả cảm ở Tây Ban Nha. Không gian mênh mang, xa rộng, thời gian đêm với vầng trăng chếnh choáng như trong cơn say nói một cái gì vĩ đại, phóng khoáng, tự do nhưng đầy cô đơn của người nghệ sĩ. Tiếng hát nghêu ngao gợi liên tưởng đến sự vô tư.

Chú ý sự kết hợp, liên kết, đặt cạnh nhau các hình ảnh thị giác (áo choàng đỏ gắt), hình ảnh cảm giác (vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn), âm thanh (li-la li-la li-la, hát nghêu ngao) đem lại cảm giác khác lạ so với những hình tượng được liên kết theo logic lí trí thông thường.

Valencia

2. Hình tượng tiếng đàn

"Áo choàng bê bết đỏ". Có một sự song hành giữa hình tượng người võ sĩ đấu bò tót dũng cảm nhưng đã thành nạn nhân và Lor-ca bị đưa về bãi bắn. Vậy thì cuộc đâu tranh của Lor-ca chông lại thế lực phản động cũng như trận đấu đầy quả cảm nhưng cũng rất nguy hiểm của người võ sĩ kia. Tiếng đàn được đặt trong những trường liên tưởng rất khác nhau, gợi nỗi đau đớn bất ngờ trước sự mất mát, trước cái chết của Lor-ca. Tiếng đàn là tiếng lòng, là tâm hồn của Lor-ca: tiếng ghi ta nâu - bầu trời cô gái ấy".

Có thể gợi liên tưởng tiếng đàn đến với nỗi đau đớn của cô gái có nước da nâu, người yêu của Lor-ca.

"Tiếng ghi ta lá xanh biết mấy" cũng có thể được hiểu như sự sống vĩnh cửu của tiếng đàn.

"Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan" hay là sóng dậy từ tiếng đàn uất hận của người nghệ sĩ chiến đấu?

Trong bài thơ Ghi ta khóc, Lor-ca dùng hình tượng tiếng đàn chảy máu dưới năm ngón tay như bộ dao năm lưỡi. Lúc này đây, bộ dao năm lưỡi ấy uất ức lướt trên phím đàn khiến máu chảy ròng ròng. Tiếng đàn như tiếng lòng, tiếng thét phẫn nộ của Lor-ca.

Cái chết - sự ra đi của Lor-ca được liên tưởng với hình ảnh Lor-ca bơi sang ngang dòng sông trên chiếc đàn ghi ta màu bạc. Phải chăng tác giả liên tưởng đến hình ảnh vượt sang bến bờ bên kia, sang cõi Niết Bàn trong học thuyết giải thoát của Phật giáo? Thật khó khẳng định, song trong chuỗi những liên tưởng với các hình ảnh ném lá bùa cô gái Di-gan, vào xoáy nước, ném trái tim mình, vào lặng yên bất chợt cũng cho phép hiểu đây là sự ra đi vĩnh viễn.

Âm điệu tiếng đàn còn ngân nga mãi li-la li-la li-la như sự tiếc thương, như sự vĩnh biệt.

Có thể có những cách cảm nhận khác. Những hình tượng siêu thực cho phép mở rộng liên tưởng vô bờ mà các cách đọc như trên chỉ là một.

Người chiến sĩ đâu tranh cho tự do, cho cuộc sống tốt đẹp có thể bị giết nhưng tiếng đàn - tâm hồn của anh thì bất tử. Không thể chôn được tiếng đàn, tất nhiên, tiếng đàn bất diệt như cỏ mọc hoang, có sức sống mãnh liệt. Tiếng đàn khóc như những giọt nước mắt long lanh, vầng trăng nước mắt rọi xuống đáy giếng trong suốt. Đó chỉ là một hướng trong trường liên tưởng đa chiều của các hình tượng thơ. Dẫu cho các hình tượng rất khó đọc một cách xác quyết theo cách đọc duy lí thông thường nhưng nếu ta hiểu được tình cảm của người viết vứi Lor-ca thì ta cũng có thể giải thích các hình tượng ấy.

Leave a Reply