Hiểu và nghĩ về văn bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh

Tuyên ngôn Độc lập ra đời vào thời điểm trọng đại, chấm dứt ách thông trị gần 100 năm của thực dân Pháp và thay thế vĩnh viễn nền quân chủ bằng nền dân chủ. Xét về mọi khía cạnh, Tuyên ngôn Độc lập xứng đáng là bản tuyên ngôn có giá trị muôn đời của dân tộc Việt Nam.

1. Cảm hứng sử thi mãnh liệt

Yếu tố quan trọng hàng đầu của văn nghị luận là cảm hứng nghị luận. Cảm hứng này được tạo dựng từ chính cảm xúc cá nhân trước vấn đề mình nghị luận. Mặt khác, cảm hứng ấy còn được gây dựng trên cảm hứng chung của cộng đồng. Nếu thiếu một trong hai yếu tố ấy, áng văn nghị luận đó khó có thể thành công.

Tuyên ngôn Độc lập ra đời vào đúng thời khắc lịch sử trọng đại. Hùng khí của dân tộc gặp hùng tâm của người chấp bút, của cảm xúc vô biên trong tâm hồn vị lãnh tụ vĩ đại, nên âm hưởng, dư âm của bản tuyên ngôn sẽ luôn giữ được vẻ hào sảng của một thời khắc, một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc.

Bác Hồ và bản tuyên ngôn độc lập

2. Dẫn chứng xác thực

Một nền tảng tri thức rộng cũng là nhân tố quyết định đêh sự thành công của tác phẩm nghị luận. Bôn ba khắp năm châu bôn bể, Hồ Chí Minh đã tích luỹ được kho kiến thức vô cùng phong phú. Việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp - kẻ từng nhân danh "bảo hộ" thực chất là xâm lược, đặt ách đô hộ trên
đất nước ta - và Mĩ - nước đang có vai trò quan trọng trong lực lượng Đồng minh chống phát xít, Hồ Chí Minh không chỉ dùng gậy ông đập lưng ông mà còn nâng tầm cách mạng giải phóng dân tộc ta lên ngang tầm những cuộc cách mạng được xem là tiêu biểu cho mọi thời; nâng tầm vóc hành động của dân tộc ta lên tầm vóc của những sự thay đổi tích cực của nhân loại trên bước đường phát triển.

Nhưng Hồ Chí Minh không chỉ viện dẫn từ sách vở, Người còn đưa ra rất nhiều bằng chứng xác thực lấy từ chính cuộc sông cơ hàn nhưng vô cùng bất khuất của dân tộc ta.

Nhân danh "bảo hộ" nhưng thực chất Pháp đã hai lần bán nước ta cho Nhật.

Nhân danh "khai hoá" nhưng thực chất Pháp làm thui chột cả trí lực lẫn sức lực của người Việt để dễ bề cai trị.

Nhân danh Đồng minh nhưng thực chất Pháp đã phản bội lại Đồng minh vì đã đầu hàng phát xít Nhật.

Nhân danh quyền con người nhưng Pháp lại đi giết tù chính trị của ta ở Yên Bái và Cao Bằng trước khi chúng tháo chạy trước phát xít Nhật.

Trên đây là những lập luận với nhiều chứng cớ không thể nào chối cãi. Chưa đủ, Hồ Chí Minh còn sử dụng lối phản bác để vạch mặt sự nham hiểm, độc ác không thể nào dung thứ đối với thực dân Pháp. Mặc dù thực dân Pháp đối xử với chúng ta tàn bạo, vô nhân đạo đến mức dã man, nhưng trái tim người Việt luôn nhân hậu, sẵn sàng mở lượng hiếu sinh cứu giúp người Pháp khi bị phát xít Nhật truy giết. Đưa ra bằng chứng này không phải chỉ nhằm để khẳng định người Việt Nam có truyền thống nhân đạo, mà cốt để xâu chuỗi mạch lập luận rằng một dân tộc chịu nhiều đau thương, một dân tộc ngoan cường, một dân tộc yêu chuông tự do và giàu lòng nhân ái thì tất yếu phải được sông cuộc sông tự chủ, độc lập như bao dân tộc khác.

Lập luận của Tuyên ngôn Độc lập vô cùng độc đáo ở chỗ một mũi tên bắn trúng hai đích nên hàm ý vô cùng sâu rộng. Điều đó chứng tỏ sức mạnh của ngôn từ, tài năng của người cầm bút.

3. Đối tượng phong phú

Bất kì văn bản văn chương nào khi được viết ra cũng đều có sự tính toán khả năng tác động đến công chúng. Đặc biệt văn nghị luận với mục đích thuyết phục người nghe chủ yếu bằng ngôn từ của trí tuệ, lí trí và của lập luận thì điều đó càng thêm phần quan trọng.

Về tổng thể, Tuyên ngôn Độc lập hướng tới hai đốì tượng: đồng bào trong nước và dân chúng thế giới. Vì thế, việc trích dẫn tuyên ngôn của Cách mạng Pháp và của nước Mĩ, kết hợp với dẫn chứng từ thực tế trong nước; việc đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc song song với việc giải phóng nhân loại khỏi hoạ phát xít là cách vừa kêu gọi sự đồng lòng của quốc tế, vừa tôn vinh dân tộc, khẳng định vị thế của dân tộc ta trên trường quốc tế.

Cũng thế, việc đặt song song nhiệm vụ giải phóng dân tộc với nhiệm vụ thiết lập nền dân chủ sẽ đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân.
Như thế, đối ngoại và đối nội, đôi đường đều đúng đắn, đúng mực, quả là sự tính toán diệu kì.

4. Liên kết văn hoá sân rộng

Không có một quá khứ hào hùng của dân tộc, không có những thành tựu văn hoá trước đó như bài thơ Sông núi nước Nam hay Đại cáo bình Ngô,... thì ắt hẳn Tuyên ngôn Độc lập sẽ chưa có được sức mạnh, sức gắn kết văn hoá độc đáo đến như vậy.

Từ việc chỉ giới hạn trong khuôn khổ một nước Việt Nam với cương thổ địa lí riêng luôn được khẳng định trong hai áng văn được xem là tuyên ngôn độc lập của dân tộc trước đó, Hồ Chí Minh đã mở rộng địa hạt quyền lực của dân tộc ra thế giới. Tiếng nói của Tuyên ngôn Độc lập là tiếng nói không chỉ riêng cho dân tộc Việt Nam mà còn là tiếng nói tiêu biểu, tiếng nói chung cho mọi dân tộc bị áp bức trên thế giới.

Ngôi nhà Bác làm việc

5. Lập luận chặt chẽ

So sánh theo lối tương phản, đồng dạng hoặc ẩn dụ là thủ pháp nghệ thuật được sử dụng chủ yếu trong Tuyên ngôn Độc lập. Tạo mối liên hệ so sánh Tuyển ngôn Độc lập của Mĩ, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyển của Cách mạng Pháp với Tuyên ngôn Độc lập của ta là cách tạo hiệu quả đồng dạng. Không chỉ dân tộc ta có quyền độc lập, tự do như các dân tộc đó mà Tuyên ngôn Độc lập của ta cũng có giá trị pháp lí như tuyên ngôn của họ.

So sánh tương phản chủ yếu được dùng để nhấn mạnh tội ác của thực dân Pháp. Người Pháp được hưởng những quyền lợi cụ thể từ Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của họ, thế mà cũng với "những quyền ấy" họ lại bắt người Việt Nam phải chịu cảnh nô lệ, tù đày, chết chóc. Cho nên "hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa".

So sánh ẩn dụ cũng là một thế mạnh nữa của cách lập luận trong Tuyển ngôn Độc lập. Nhờ những so sánh ngầm này (như giá trị nền độc lập của ta tương đồng với giá trị độc lập của Pháp, Mĩ,...) nên văn bản đã tạo được chất trí tuệ, hấp dẫn người đọc ở tầng sâu kiến thức của câu chữ, khiến mọi thế hệ, mọi người ở những trình độ khác nhau đều phải khâm phục tầm văn hoá uyên bác của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Biện pháp liệt kê, tăng cấp được sử dụng rất hữu hiệu. Để phản bác luận điệu "bảo hộ" của Pháp, Hồ Chí Minh liệt kê ra đầy đủ các mặt cốt yếu mà Pháp nhân danh "bảo hộ" để biến người dân Việt Nam thành nô lệ. Đó là: chính trị (chính sách chia để trị nhằm chông sự thống nhất, đoàn kết), giáo dục (nhà tù nhiều hơn trường học nhằm làm suy nhược tinh thần), y tế (thuốc phiện, rượu cồn làm suy nhược thể trạng dân tộc), kinh tế (cướp tài nguyên, không cho giai cấp tư sản bản địa trỗi dậy),... Tất cả đều nhằm làm suy thoái toàn diện đời sông người dân Việt Nam. Cách lập luận này khiến tội ác của thực dân Pháp hiện lên tầng tầng lớp lớp và nỗi khổ đau, bi đát của dân tộc cũng "tăng cấp" hơn.

Biện pháp lặp kết cấu cú pháp cũng được sử dụng. Tiêu biểu nhất là câu: "Một dân tộc đã gan góc chông ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chông phát xít mấy nãm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!".

Với Tuyên ngôn Độc lập, dân tộc Việt Nam đã có được tiếng nói riêng, diện mạo riêng, có được nguồn động lực nội tại mạnh mẽ và bền vững trên hành trình độc lập, tự do, bình đẳng và bác ái. Hơn thế nữa, nhiều lần dân tộc ta đã trở thành biểu tượng của tinh thần tự do, độc lập, của ý chí tự quyền cao cả của nhân loại tiến bộ trên địa cầu.

Leave a Reply