Hình tượng Lor-ca qua bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca, tác giả Thanh Thảo

Một số nét sính trong bài:

1. Lor-ca - một nghệ sĩ tự do và cô đơn (khổ thơ thứ nhất): Tái hiện hình ảnh Lor-ca như một người kị sĩ khao khát tự do và đơn độc trong cuộc chiến với chế độ chính trị độc tài đương thời ở Tây Ban Nha, đồng thời cũng thể hiện hình ảnh một người nghệ sĩ cách tân chống lại nền nghệ thuật già nua, thiếu sinh khí.

2. Cái chết oan khuất, đau đớn, đầy bi phẫn của Lor-ca (Khổ 2 và 3). Tập trung thể hiện giây phút Lor-ca "bị điệu về bãi bắn" và cực tả nỗi đau đớn, xót xa trước cái chết của người nghệ sĩ. Thủ pháp đối lập, các biện pháp so sánh, nhân hóa, điệp ngữ được sử dụng triệt để nhằm khắc họa đậm nét ấn tượng về sự "kinh hoàng", nỗi đau đớn tột cùng của nhà thơ.

Lor-ca - một nghệ sĩ tự do và cô đơn

3. Cuộc đời, tâm hồn và những sáng tạo nghệ thuật của Lor-ca đi vào bất tử (phần còn lại của bài thơ): Khẳng định sức sống mãnh liệt của nghệ thuật Lor-ca, suy ngẫm về cuộc đời - cuộc hành trình, cũng như sự lựa chọn của Lor-ca (dấn thân hết mình cho sự nghiệp tranh đấu cho tự do và khát vọng cách tân, sáng tạo).

Đó chỉ là những cách hiểu của mình về bài thơ này. Bài thơ có một hệ thống hình ảnh giàu biểu tượng, có sự dồn nén và một "độ mở" rất lớn dành cho sự "đồng sáng tạo" của người đọc. Do vậy rất mong các bạn cùng tiếp tục đóng góp ý kiến.

Leave a Reply