Hình tượng người lính được miêu tả trong đoạn cuối bài thơ với bệnh tật, ốm đau và cái chết có ý nghĩa như một sự xả thân. Anh (chị) có suy nghĩ gì về cách viết của nhà thơ?

Trong bài thơ, hình tượng người lính là hình tượng trung tâm. Nhưng cách phác hoạ hình tượng ở đây là cách phác hoạ đa chiều. Có khi là ở góc nhìn toàn cảnh (đoạn một). Có khi chỉ trong giây phút mà thôi (đoạn hai). Đến đây hình tượng ấy mới hiện ra rõ nét. Từ góc nhìn cận cảnh mới quan sát được ngoại hình.

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng

Với thủ pháp cường điệu, câu thơ miêu tả chân dung thật giàu ấn tượng. Ấn tượng về cái gian khổ vật chất, sự thiếu thôn điển hình. Tóc rụng là một căn bệnh kinh niên vì sốt rét rừng, vì đau ốm không đủ thuốc men. "Quân xanh màu lá" cũng có thể hiểu là màu xanh của lá ngụy trang, cũng có thể hiểu là những nước da xanh tái vì cái đói và cái rét miền tây hành hạ. Nhưng chính trong bối cảnh gian khó đến mức nghiệt ngã này mà tư thế hiên ngang nổi bật hẳn lên. "Dữ oai hùm" là một cách nói ẩn dụ về một khí phách phi thường không dễ gì có được nếu người lính không có một bản lĩnh. Bản lĩnh trong gian khó đã đành, bản lĩnh cả trong nỗi nhớ. Người ta có thể anh hùng trước kẻ thù, trong thử thách đạn bom nhưng cũng lại dễ mềm lòng trong nỗi nhớ. Nhất là địa chỉ của nỗi nhớ thương thầm khuất ở đây lại là những "dáng kiều thơm" xinh đẹp, dịu dàng. "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm" chính là giấc mơ về những người con gái ấy. Đây là những tình cảm có thực của người lính xa nhà nói chung và của người lính biên ải nói riêng. Nói về nỗi nhớ này, cũng ở vào thời điểm này, Nguyễn Đình Thi đã viết: "Những đêm dài hành quân nung nấu - Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu" (Đất nước). Còn Quang Dũng lại không nói đôi mắt người yêu mà chuyển sang một đối tượng khác: ấy là đôi mắt của người lính nhớ thương.

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Nỗi nhớ ấy cách trở biết bao, chính vì vậy mà vời vợi biết bao. Không gian ở đây mang ý nghĩa kép của sự cách trở xa xôi. Cho nên sự nén lòng cũng gia tăng
cường độ. "Mắt trừng" có cái vẻ dữ dội bên ngoài nhưng lại chứa đựng một nỗi niềm đa cảm bên trong không dễ gì nói được.

Sông trong thiếu thôn, gian lao, đến cái chết, người lính cũng hi sinh thêm một lần nữa. Họ chết như những người chiến sĩ vô danh, nhất là chết không đủ đồ khâm liệm ("Áo bào thay chiếu anh về đất"), về người lính ở đây có sự nhất quán. Nhất quán ở lí tưởng, ở lẽ sống soi đường ("Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh"). Nhưng cảm xúc của nhà thơ đến đây đã có sự nâng cấp. Từ trìu mến, thân thương (ở đoạn một, đoạn hai), cảm hứng thơ đã trở thành bi tráng. Bi tráng trong sự vô hạn kính phục, tiếc thương. Cảm hứng đặc biệt này cần đến hai cách diễn tả. Thứ nhất là phong cách ngôn ngữ trang trọng khác thường. Chưa có đoạn thơ nào mà ngôn ngữ lại đậm đặc từ Hán Việt và dồn nén như đoạn này: biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào. Đến ngay cả cụm từ "về đất" cũng làm người ta nghĩ đến bôn chữ "sinh kí tử quy" (sông gửi thác về). Chỉ có cái chết, cái chết có nghĩa, người ta mới cần đến những biệt ngôn như thế. Thứ hai, Quang Dũng nói đến con sông. Từ "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi?" đến "Sông Mã gầm lên khúc độc hành" là cả một quá trình vận động. Từ nỗi nhớ ban đầu đến khi kết thúc bài thơ đã trở thành chứng nhân của niềm hãnh diện. Từ con sông - một hiện hữu của thiên nhiên, nó đã hoá thân thành tấm lòng tiếc thương, cảm phục con người. Vì vậy, trước sự hi sinh của người lính, nó không thể vô tâm. Nó phải "gầm lên khúc độc hành". Chỉ có tiếng nói ấy dữ dội và đớn đau mới ngang tầm với cái chết ấy. Hình ảnh về người lính đến đây mới trọn vẹn như một bức tranh, hoành tráng và hiên ngang như một thứ tượng đài.

Leave a Reply