Hoài Thanh có câu nói: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện những tình cảm ta sẵn có". Em hãy viết bài văn làm sáng tỏ điều này

Dàn ý

1. MỞ BÀI

Giới thiệu câu nói của Hoài Thanh “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện những tình cảm ta sẵn có”

Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện những tình cảm ta sẵn có

2. THÂN BÀI

Giải thích: Văn chương: các tác phẩm văn học nói chung

Gây những tình cảm ta không có: cho những tình cảm chưa từng trải qua

Luyện những tình cảm ta sẵn có: sâu đậm thêm những tình cảm sẵn có

Chứng mình: Văn chương gây những tình cảm ta không có

Văn chương luyện những tình cảm ta sắn có

Kết luận khả năng giáo dục của văn chương

3. KẾT BÀI

Khẳng định câu nói của Hoài Thanh là hoàn toàn đúng đắn.

Bài tham khảo

M. Go- rơ- ki đã từng nói: “Văn học là nhân học”. Đến với văn chương, ta được giáo dục để gần hơn với cái nhân trong chính con người mình. Ở đó ta biết đến những tình cảm tốt đẹp, những cảm xúc đưa con người tới hành động tốt đẹp và nhân văn. Bởi như Hoài Thanh đã nói: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện những tình cảm ta sẵn có.”

Văn học là nhân học

Văn chương là một loại hình nghệ thuật được biểu hiện bằng ngôn từ. Khi Hoài Thanh nói: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện những tình cảm ta sẵn có” tức là văn chương sẽ khơi dậy ở ta những tình cảm mà trước nay ta không hề có, đó là thứ tình cảm ta nhận được từ sự trải nghiệm cảm xúc của nhân vật, bởi ta chưa từng trải qua cũng chưa từng biết đến và đối với những tình cảm nhân bản mà ta đã có sẵn, văn chương lại càng làm đầy đặn nó thêm, tôi luyện nó trở nên sâu sắc, vững bền và đẹp hơn bao giờ hết. Câu nói này của Hoài Thanh là một câu khẳng định giá trị của văn chương là khơi gợi và nuôi dưỡng những cảm xúc tốt đẹp ở con người.

Đến với căn chương nói chung và văn thơ nói riêng, chúng ta sẽ bắt gặp những cuộc đời, những con người tuy được tạo nên là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng luôn được lấy cảm hứng từ chính những chất liệu bình dị, gần gũi, chân thực nhất của cuộc sống hiện thực. Nhà văn xây dựng tất cả những điều đó đều gửi vào nó những dụng ý nghệ thuật riêng của mình, tất cả đều hướng tới những vấn đề nhân sinh cao cả. Ở đó, con người ta sẽ trải nghiệm những cảm xúc mà bản thân ta chưa bao giờ có và văn chương chính là nơi khơi nguồn, gây nên cảm xúc mới lạ rất đỗi con người ấy. Có lẽ trong chúng ta, chẳng mấy ai đã từng trải qua cảm giác khi gia đình chia cắt, phải xa những người mà ta yêu thương, xa cuộc sống hiện tại, nhưng đọc truyện ngắn: “Cuộc chia tay của những con búp bê” của nhà văn Khánh Hoài, tất cả chúng ta, không trừ một ai đều nhận diện rõ nỗi đau chia lìa giữa hai anh em Thành và Thủy. Chúng ta không chỉ có những giọt nước mắt lăn theo nỗi buồn thương trong buổi chia tay của hai anh em mà còn thấm thía sâu sắc hậu quả của sự chia li gia đình để lại vết cắt tuổi thơ không thể hàn gắn được trong cuộc đời những đứa trẻ. Đó cũng là cách mà chúng ta được khơi gợi lòng cảm thương sâu sắc đối với Dế Choắt, thương cho chú bởi cái tội ngông cuồng của Dế Mèn mà phải chịu cái kết đau đớn. Có lẽ đó là lần đầu tiên trong đời

Leave a Reply