"Học để hành. Hành với học phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy.” Anh (chị) hãy bình luận lời dạy trên đây của Bác Hồ kính yêu

HƯỚNG DẪN

1. Mở bài: Có thể theo một trong hai hướng sau:

a) Nhằm khắc phục tình trạng học mà không hành ở các cơ sở trường học, nên Bác Hồ đã chỉ rõ:

“Học để hành. Hành với học phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”.

Hành với học phải đi đôi

b) Học và hành có mối quan hệ khăng khít, mật thiết, nó hỗ trợ cho nhau trong việc nâng cao chất lượng học tập, chất lượng đào tạo, nên Bác Hồ đã chỉ rõ:

“Học để hành. Hành với học phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”.

2. Thân bài:

a) Giải thích?

- Hành là vận dụng phần lí thuyết đã được học vào công việc cụ thể, hoàn cảnh cụ thể.

- Ý nghĩa của câu nói?

b) Bàn luận: “Học và hành phải đi đôi”, vừa mang tính thực tiễn, vừa mang tính khoa học nên nó trở thành phương châm trong việc dạy và học ở nhà trường các cấp. Do đó, chúng ta thực hiện, vận dụng phương châm đó sao cho có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy và học; tránh trường hợp học nặng về lí thuyết mà thực hành thì qua loa, chiếu lệ. Hoặc ngược lại, chỉ chú tâm thực hành và việc học lí thuyết tỏ ra lơ là, không khắc sâu kiến thức cơ bản.

- Quá trình học và hành là quá trình gọt dũa tạo nên tính chính xác, tính khoa học ở mỗi loại công việc, mỗi loại ngành nghề. Trên cơ sở đó, con người bao thế hệ sẽ kế thừa và phát huy vốn quý đó để phục vụ đời sống vật chất cũng như tinh thần cho đồng loại, cho đất nước ngày càng văn minh, giàu đẹp hơn.

- Lời dạy của Bác đã trở thành nguyên lí và phương châm của hoạt động dạy và học, là điều kiện, là cơ sở khoa học để các nhà nghiên cứu giáo dục hoạch định phương pháp dạy và học ở nhà trường các cấp.

Hành mà không học thì hành không trôi chảy

- “Hành mà không học thì hành không trôi chảy”, nghĩa là người không có kiến thức cơ bản, không đào tạo đến nơi đến chốn thì quá trình làm (hành) sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí gây thiệt hại về người và vật chất.

- Ý kiến của Bác đã khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa việc học và hành. Như vậy, người học phải biết vận dụng những kiến thức đã được học, được truyền thụ vào thực tế cuộc sống, nghĩa là áp dụng lí thuyết vào công việc cụ thể, biến kiến thức sách vở trừu tượng thành kết quả công việc cụ thể.

- Hiện nay, một số cơ sở trường học phổ thông cũng như dạy nghề vẫn chưa thật sự chú ý, coi trọng việc dạy thực hành. Do đó, dẫn đến tình trạng học sinh ra trường không thành thạo với công việc được phân công, thậm chí còn rất lúng túng.

3. Kết bài.

Lời dạy của Bác Hồ kính yêu vừa mang tính thực tiền, vừa mang tính khoa học. Tính thực tiễn, tính khoa học đó không chỉ có giá trị ở một giai đoạn nhất định mà giá trị đó còn phù hợp với mọi thời đại, nhất là trong hoàn cảnh đất nước ta đã đang tiến hành xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc “Học với hành phải đi đôi” là điều cần thiết, vô cùng cần thiết.

Leave a Reply