Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh / chị về ý kiến trên. (Trích Đại học khối C năm 2012)

ĐÁP ÁN

1. Giải thích ý kiến

- Kẻ cơ hội: là người lợi dụng thời cơ để mưu cầu lợi ích trước mắt, bất kể việc làm đúng hay sai.

- Người chân chính là người luôn biết sống đúng với thực chất và phù hợp với những giá trị xã hội.

- Thành tích là những kết quả được đánh giá tốt.

- Thành tựu là những thành quả có ý nghĩa lớn, đạt được sau một quá trình bền bỉ phấn đấu.

Về nội dung: ý kiến này chỉ ra sự đối lập về lối sống và cách hành xử trong công việc giữa loại người cơ hội và người chân chính.

2. Bàn luận về ý kiến

"Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích":

+ Do thói vụ lợi, bất chấp đúng sai nên trong công việc kẻ cơ hội không cầu "kết quả tốt" mà chỉ cầu "được đánh giá tốt". Kẻ càng vụ lợi thì càng nôn nóng có được thành tích. Bởi thế, loại người này chỉ tạo ra thành tích giả.

+ Về thực chất cách hành xử ấy là lối sống giả dối, là thói ăn gian làm dối khiến cho thật giả bất phân, làm băng hoại các giá trị trong xã hội; đó chính là sự suy đồi về đạo đức; lối sống cơ hội này đã khiến bệnh thành tích lan tràn như hiện nay.

3. "Người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu":

+ Coi trọng chất lượng thật, kết quả thật là đức tính của người chân chính. Bởi thế họ thường kiên nhẫn trong mọi việc đề làm nên những kết quả thực sự, những thành quả có ý nghĩa lớn. Đối với ho, chỉ có những thành quả thưc mới tạo nên những giá trị thực của con người dù có khi phải trả giá đắt.

+ Về thực chất, cách hành xử ấy thuộc về lốì sống chân thật, trung thực, biểu hiện của những phẩm chất cao quí, giúp tạo nên những thành quả thực, những giá trị đích thực cho mình và cộng đồng góp phần thúc đẩy xã hội tiến lên.

4. Bài học nhận thức và hành động

- Cần nhận thức rõ đây là hai kiểu người đối lập nhau về nhân cách. Một loại người tiêu cực, thấp hèn, cần phê phán; một mẫu người tích cực cao và cần trân trọng.

- cần noi theo lối sống của những người chân chính, luôn coi trọng những kết quả thật và kiên nhẫn phấn đấu để lập nên những thành tựu, đồng thời lên án lôi sống cơ hội, nôn nóng chạy theo thành tích giả.

BÀI LÀM

Vạn vật luôn có hai cực đối lập nhau trắng đen, phải trái, vì thế có những người chân chính thì cũng có những kẻ cơ hội nhưng "kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu".

Kẻ cơ hội

Kẻ cơ hội là những người "thừa nước đục thả câu", "đục nước béo cò" lợi dụng thời cơ để mưu cầu lợi ích cá nhân. Kẻ cơ hội không giống với "người biết nắm bắt thời cơ", người biết nắm bắt thời cơ là những người thông minh lanh trí tận dụng hiệu quả những cơ hội trong cuộc sống để hoàn thành công việc suôn sẻ và đạt hiệu quả hơn. Còn "kẻ cơ hội" thì khác họ sống theo chủ nghĩa cá nhân, ích kỉ và thiếu lòng bao dung. Làm việc với mục đích "hoàn thành chỉ tiêu","đúng tiến độ" để lập thành tích được khen thưởng chứ hoàn toàn không vì "kết quả tốt" để phục vụ cộng đồng. Những "kẻ cơ hội" thường chỉ là những "con ếch ngồi đáy giếng" có tầm nhìn hạn hẹp, mục tiêu nhỏ nhặt, biết lợi trước mắt mà không suy tính đến hậu hoạ và những tổn thất nặng nề về sau.

Dối lập với "kẻ cơ hội" là những "con người chân chính" họ là những người luôn đặt lợi ích cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân, coi trọng thành quả lao động. "Người chân chính" là người có tầm nhìn rộng, có lối sống chân thực, chính trực, không dối người gạt mình, sống và làm việc để không bị dằn vặt với bản thân và phù hợp với những chuẩn mực đạo đức. Vì luôn nghĩ đến số đông nên họ luôn có những kế hoạch và hành động mang tính chất cộng đồng, đem lại lợi ích cho xã hội.

Còn thành tích và thành tựu đều là những kết quả thu được sau một thời gian làm việc. Nhưng dù có lập được nhiều thành tích đến mấy cũng chưa chắc tạo nên được một thành tựu. Nhưng một thành tựu là tập hợp của vô vàn thành tích xuất sắc. Thành tích được lập nên dựa trên sự công nhận và đánh giá tốt của người khác và chỉ có giá trị trong phạm vi nhỏ như một nhóm, một tập thể, một tổ chức cộng đồng nào đó.

Thành tựu ở bậc cao hơn rất nhiều, đó là những thành quả có ý nghĩa lớn đạt được sau một quá trình bền bỉ phấn đấu không ngừng nghỉ để hoàn thành một công việc mang tầm vóc và ý nghĩa lớn phục vụ lợi ích cho sô' đông do đó được cả xã hội đánh giá và công nhận.

Do đó ý kiến "kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu" đã chỉ ra sự đô'i lập về lối sống, cách nghĩ và cách hành xử trong công việc giữa loại người cơ hội và người chân chính.

"Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích" đã vạch ra lối sống giả dối ích kỉ của nhiều người trong xã hội hiện nay luôn gồng mình chạy đua theo "chỉ tiêu" theo "kế hoạch" mà không màng đến chất lượng của kết quả để tạo nên những "thành tích" phù phiếm và cầu được đánh giá tốt. Vì thê' để tạo nên một bảng "thành tích" đẹp họ sẵn sàng bất chấp tất cả, sử dụng mọi thủ đoạn để "làm dối" tạo ra thành tích giả.

Những kẻ cơ hội có lối sống và suy nghĩ tiêu cực đi ngược lại với chuẩn mực đạo đức không chỉ lừa dối người khác mà còn lừa dối chính bản thân. Không chỉ giả dối đó còn là những con người ích kỉ, thiếu tự trọng, xuề xoà trong công việc, dễ dãi với bản thân và ù lì, cục bộ... những tính cách mà một xã hội phát triển không thế’ dung nạp. Nguy hiểm hơn những "thành tích giả" do những kẻ ây tạo ra đã làm thay đối, biến chất những thành quả, làm cho thật giả bất phân, bãng hoại các giá trị trong xã hội, hại người hại mình và kéo theo những căn bệnh xã hội khác, đặc biệt là "bệnh thành tích" một căn bệnh nhức nhôi và còn nhiều bất cập trong các cơ quan, xí nghiệp, trường học hiện nay.

kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích

Để hoàn thành kịp tiến độ và vụ lợi cá nhân, các kỹ sư những nhà thầu thẳng tay cắt giảm nguyên liệu, bỏ qua qui trình để hoàn thành công trình mà không suy nghĩ những hậu hoạ về sau. Những công trình như vậy không phải hiếm, đó là những "hung thần" đe doạ tính mạng con người và làm thất thoát thêm ngân khố nhà nước vì phải thường xuyên bảo trì dù mới được xây xong hay tồi tệ hơn là phải dở bỏ xây lại từ đầu. Trong trường học nơi nồi dưỡng tương lai đất nước thì bị biến chất vì "bệnh thành tích", thầy cô không đánh giá đúng tình trạng học sinh, những học sinh yếu kém vẫn được xếp loại trung bình, khá... đề hoàn thành chỉ tiêu, học sinh thì ỷ lại vào đó mà không lo họe hành bồi dưỡng nhân cách dẫn đến nhiều tình trạng dở khóc dở cười "học sinh cấp ba trình độ tiểu học". Đó là điều thực sự đau lòng và nhức nhôi vô tình chung đã huỷ hoại tương lai của một con người, biến trường học thành nơi chạy đua theo những "thành tích" vô thưởng vô phạt.

Thật may trong vì trong xã hội không chỉ toàn "những kẻ cơ hội" chỉ biết "nôn nóng" tạo ra "thành tích" mà còn có những con người chân chính đặt chất lượng kết quả lên hàng đầu, bởi thế "người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu". Trong công việc không vội vàng, hấp tấp mà kiên nhẫn, tỉ mỉ, cẩn trọng từng chi tiết dù phải tốn thời gian công sức hơn gấp nhiều lần người khác vì mục đích của họ là "kết quả tốt" chứ không phải là "được đánh giá tốt". Vì thế kết quả công việc của họ sẽ "vượt chỉ tiêu”, hoàn thành "trước kế hoạch", sẵn sàng trả giá đắt để đạt được thành quả tốt nhát không chi để khẳng định bản thân mà là còn phục vụ lợi ích chung cho nhiều người.

"Người chân chính" luôn nghiêm khấc với chính bản thân, không ngừng rèn luyện và hoàn thiện nhân cách. Để sống "chân chính" không hề đơn giản, nó đòi hỏi con người phải có tính kiên nhẫn bền bỉ, lòng kiên định, dũng cảm để sẵn sàng thách thức, thông minh, tài trí và hơn hết là lòng khoan dung, độ lượng. Đó là những nhân tố, mầm mống không thể thiếu trong một xã hội hiện đại phát triển, hay nói cách khác xã hội phát triển là nhờ những "người chân chính".

Hai cách hành xử khác nhau tạo nên hai nhân cách của hai loại người khác nhau. Một bên là lối sống tiêu cực, thấp hèn của những "kẻ cơ hội" cần bị phơi bày, lên án và ngăn chặn. Một bên là lối sống tích cực, cao đẹp cần được đề cao, trân trong và nêu gương của những "người chân chính". Để ngăn chặn lô'i sống giả dối, chữa căn bệnh thành tích không có liều thuốc nào tốt hơn là "lương tri" của bản thân: biết suy nghĩ vì cộng đồng vì lợi ích chung của xã hội ắt sẽ có suy nghĩ và hành động theo hướng tích cực và trở thành "con người chân chính".

Leave a Reply