"Không nỗ lực khẳng định mình thì khó thành công, nhưng không tỉnh táo chế ngự mình thì dễ vấp ngã". Suy nghĩ của anh / chị về ý kiến trên. (Trích đề thi học sinh giỏi Quốc gia năm 2011)

DÀN Ý

1. Làm rõ nội dung ý kiến (2,0 điểm)

- Ý kiến gồm hai vế có vẻ trái ngược nhưng thực chất là bổ sung cho nhau: một vế nhấn mạnh vào ý chí, một vế nhấn mạnh vào lý trí.

- Chỉ rõ: nỗ lực khẳng định mình để thành công và tỉnh táo chế ngự bản thân đế tránh vấp ngã, thất bại đều có vai trò quan trọng như nhau đối với quá trình hoàn thiện nhân cách.

- Hiểu được: cả sự khẳng định và chế ngự bản thân đều phải phù hợp với chuẩn mực văn hóa, đạo đức, pháp luật của xã hội.

2. Bàn luận, mở rộng vấn đề (3,0 điểm)

- Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến về một vấn đề đã trở thành quy luật trong cuộc sống nhân sinh: để hoàn thiện nhân cách bao giờ cũng cần một ý chí mạnh mẽ cùng một lý trí tỉnh táo.

- Khẳng định vai trò, tác dụng của vấn đề đối với việc tu dưỡng phấn đấu của con người nói chung, của thanh niên hiện nay nói riêng.

3. Liên hệ bản thân (1,0 điểm)

- Nhận thức sâu sắc về sự cần thiết phải rèn giũa để có được sự mạnh mẽ của ý chí và sự tỉnh táo của lí trí.

- Có những phương hướng cụ thể để trau dồi những phẩm chất trên ngay khi ngồi trên ghế nhà trường.

BÀI LÀM

Thành công và thất bại - hai lề của một con đường mà mỗi chúng ta đã, đang và sẽ đi tới. Tất nhiên ai cũng muốn nghiêng mình đi trên con đường trải đầy hoa hồng nhưng giữa thành công và thất bại chỉ cách nhau một sợi chỉ mảnh, rất khó để mà có thế mãi đi theo một chiều. Và sớm hiểu được điều đó, từ xưa có người đã cho rằng: “Không nỗ lực khẳng định mình thì khó thành công, nhưng không tính táo chế ngự mình thì dễ vấp ngã”.

Không nỗ lực khẳng định mình thì khó thành công

Hai chữ “thành công” là đích đến của mỗi chặng đường, là ước muôn và là mục tiêu sống của mỗi con người. Goethe - một nhà tư tưởng nối tiếng của Đức cho rằng: “Tôi là người nghĩa là một kẻ chiến đấu”. Vào những năm thế kỉ XX, chúng ta chiến đấu với lũ xâm lăng bằng đao, phay, kiếm, mác... và ngày nay, chúng ta lại chiến dấu trên những chiến trường khác, chiến đấu trong công việc, học tập và trong cuộc sống của chính mình. Chúng ta nỗ lực, phấn đấu bằng tất cả ý chí, nghị lực, vượt lên trên những khó khăn, trở ngại, không chấp nhận, bằng lòng với thực tại, luôn hướng đến mục tiêu cao hơn nữa, tốt đẹp hơn nữa, biến ước mơ thành hiện thực, cố gắng để có thể đặt bước chân vào khoảng trời của mơ ước và hi vọng, để nếm trải hương vị của thành công. Đã là nhà bác học, Lương Đình Của vẫn không một phút nghỉ ngơi, ông đã phải vất vả, gian lao trên những cánh đồng để tạo ra những giống lúa tốt, năng suất cao phục vụ cho đời sông của bà con nông dân. Như thế đã có thế được gọi là đỉnh cao của thành công - một sự khẳng định mình, như thế cuộc sông mới trở nên có ý nghĩa, con người tồn tại đúng nghĩa tạo hóa đã ban tặng. Nhưng cũng có những con người không say mê, không hứng thú với công việc của mình, chỉ thỏa mãn với thực tại trước mắt thì tất cả thụ động, bạc nhược, tự ti sẽ búa vây ghì chặt con người. Và tất nhiên lúc ấy thành công sẽ khó và thậm chí sẽ không bao giờ mỉm cười. Lúc ấy sẽ không có những Lê Vũ Hoàng với giải nhất của “Đường lén đỉnh Olympia”, sẽ không có những người như thầy Nguyễn Ngọc Ký, sẽ không có những câu chuyện cảm động về chàng trai Nguyễn Ngọc Sơn - cống hiến đến hơi thớ cuối cùng.

Nếu "không nổ lực khẳng định mình thì khó thành công” nhấn mạnh về ý chí, nghị lực sống thì “không tỉnh táo chế ngự mình thì dễ vấp ngã”, nhấn mạnh về lí trí. Hai vế tưởng như là trái ngược nhưng thực chất là bố sung cho nhau.

Tỉnh táo chế ngự mình không phải là dễ nhưng cũng không phải là không làm được. Như thế người ta gọi là “say mê trong điềm tĩnh”. Có những kẻ chỉ chạy theo một cách mù quáng, cô’ chạy theo cái đẹp tương lai mà quên đi những tảng đá trước mắt nhưng có biết rằng chạy càng nhanh thì khi vấp càng bị đau, càng bị thương nặng và nếu biết điều chỉnh tóc độ, biết dừng và “phanh” đúng chỗ, đúng lúc, biết né tránh thì tuy có chậm nhưng vẫn an toàn. Ví như Nguyễn Trãi, nếu ông mang tư tường hiếu chiến, đuổi theo bọn quân bại trận, giết cho kì được tên giặc cuối cùng thì quân ta sẽ tiếp tục tổn thất biết bao nhiêu chi bằng đế “dân ta nghỉ sức” như thế sẽ không thất bại về lòng dân mà ngược lại còn thành công về mọi mặt. Hay những sinh viên mới ra trường, tuổi trẻ nông nồi như những con ngựa háu đá, đuổi theo những ước muốn thức thời bỏ mặc những lời khuyên, chạy đua với nhau để rồi nhận lấy sự sụp đổ. Vì thế để có thề đi được lâu dài và an toàn trên con đường “sợi chỉ” này thi phải biết dung hòa giữa “nỗ lực khẳng định mình” và “tỉnh táo chế ngự mình”.

Vì khác với các loài thú khác, con người biết tự kiểm soát mình bằng lí trí và biết vươn đến thành công, chúng đều có vai trò quan trọng như nhau đến việc hình thành và phát triển nhân cách. Nó làm cho con người ngày càng trở nên hoàn thiện hơn, hữu ích hơn, biết điều chỉnh bản thân thông qua hành động, biết ý thức về hành vi và thái độ của mình.

Một con người luôn cố gắng nỗ lực bản thân, việc gì cũng muốn thử, muốn làm cho đến cùng nhưng biết dừng lại đúng lúc, biết được khả năng của mình đến đâu thì vừa có cơ hội học hỏi vừa tránh làm ảnh hưởng đến người khác. Và điều đó có lẽ thật đẹp thậm chí là cao cả, nó hướng tới vẻ đẹp chân thiện Mĩ và hài hòa với chuẩn mực văn hóa, đạo đức, pháp luật của xã hội.

Thành công và thất bại - hai lề của một con đường mà mỗi chúng ta đã, đang và sẽ đi tới

Nếu con người bị tiền bạc, vinh quang làm mờ mắt, bị buộc chặt vào vòng danh lợi nhỏ nhen, tầm thường, vị kỉ, gạt đi tất cả những gì gọi là nhân đạo, gọi là đạo đức, thậm chí còn lách léo những sơ hở của pháp luật, chỉ biết có một điều duy nhất là việc gì đem lại lợi ích cho bản thân, mặc kệ quyền lợi của người khác và của xã hội, bất chấp thủ đoạn, làm những điều xấu xa, ti tiện, bất chấp công lí, tình thương. Ta đã từng biết đến nhiều về sự tha hóa trong nhân cách con người, vì đồng tiền bán rẻ lương tâm đến từ những con người tầm thường, đê hèn, những ham muôn hết sức ích kỉ của bản thân, sẵn sàng chà đạp lên mồ hôi, nước mắt, thậm chí là máu xương của đồng loại. Như Trần ích Tắc thời nhà Trần, học cao, hiểu rộng nhưng dã phản bội dòng họ, phản bội đất nước chỉ vì bị cám dỗ bởi ngôi vị An Nam quốc vương mà quân giặc hứa sẽ ban cho.

Rốt cuộc thì sự nỗ lực tiến thân ngoài cái tài, ngoài thực lực sẵn có, còn cần có lương tâm soi sáng để không bị lầm đường lạc lối và bị vấp ngã đớn đau, bằng không thành công kia chỉ là sự tàn lụi, khô héo của tâm hồn mà thôi.

Đó không chỉ là bài học, là ý kiến hướng cho con người ta về cách thức đi trên đường đời mà còn đưa con người ta đốì diện trước một quy luật trong cuộc sống nhân sinh: “để hoàn thiện nhân cách bao giờ cũng cần một ý chí mạnh mẽ cùng một lí trí tỉnh táo” nghĩa là học hỏi trong sự chắt lọc những gì tinh túy và đúng mực nhất. Nó có vai trò và tác dụng đôi với việc tu dưỡng phấn đấu của con người nói chung và thanh niên hiện nay nói riêng - những con người trong thời đại mới. Ngày nay sức mạnh dân tộc là sự kết tinh của sức mạnh trí tuệ và sức mạnh tinh thần. Vậy thì trước mắt mỗi một thế hệ trẻ phải luôn nung nấu cho mình một mục tiêu, có ý chí, bản lĩnh phi thường và tỉnh táo trước mọi vấn đề. Và ngay chính phút giây này, tuổi trẻ chúng ta phải nỗ lực học tập, biết say mê và tỉnh táo, không sa vào những thứ phù phiếm, luôn hướng mình trở thành người công dân tốt, người lao động chân chính để “không khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí”, dể có thề xây dựng một Việt Nam hiện đại trong tương lai gần.

Là một câu danh ngôn có sức cảm hóa kì diệu đối với mỗi một con người, lời nói ấy cho đến bây giờ vẫn âm thầm, lặng lẽ ngự trị trong tâm linh và như kim chỉ nam dẫn đường, nó vẫn cùng các thế hệ tiếp tục dấn thân tiến bước vào đời.

Leave a Reply