Lập luận chặt chẽ của “Tuyên ngôn Độc lập” thể hiện ở cách Hồ Chí Minh tổ chức và sắp xếp tài tình các luận điểm, luận cứ nhằm xoáy vào vấn đề lớn là quyền được hưởng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Hãy phân tích đoạn hai của “Tuyên ngôn Độc lập”...

Lập luận chặt chẽ của bài “Tuyên ngôn Độc lập” thể hiện ở cách Hồ Chí Minh tổ chức và sắp xếp tài tình các luận điểm, luận cứ nhằm xoáy vào vấn đề lớn là quyền được hưởng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Hãy phân tích đoạn hai của “Tuyên ngôn Độc lập” để chứng minh.

CÁC Ý CHÍNH

* Đoạn 2:

Cơ sở thực tế khách quan của bản tuyên ngôn là nền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam bị xâm phạm bởi bọn thực dân Pháp. Tác giả đưa ra lí lẽ: “Bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”. Những dẫn chứng cụ thể, hiển nhiên là bằng chứng xác thực về việc độc lập tự do của dân tộc Việt Nam bị bọn thực dân Pháp xâm phạm:

Phân tích đoạn hai của “Tuyên ngôn Độc lập”

+ Về chính trị: “chúng không cho dân ta tự do”, “thi hành những luật pháp dã man”, “lập ra nhà tù nhiều hơn trường học”...

+ Về văn hóa - giáo dục: “thi hành chính sách ngu dân”, cai trị dân bằng “thuốc phiện”, “rượu cồn” để làm nòi giống ta suy yếu.

+ Về kinh tế: “Bóc lột dân ta đến tận xương tủy”, hậu quả là “cuối năm ngoái sang đầu năm nay (1945), từ Quảng Trị đến Bắc kì hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”...

+ Về ngoại giao: “trong năm năm chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật”...

Những câu văn với cấu trúc đồng dạng, ngắn ngọn; từ “chúng” được điệp lại nhiều lần; giọng văn đanh thép; ngôn ngữ sắc sảo, gợi cảm, hùng hồn; lối lập luận theo kiểu diễn dịch và bác bỏ... là một lời tuyên án dồn nén bao căm giận đã lật tẩy bộ mặt bịp bợm của thực dân Pháp đi ngược lại truyền thống văn hóa của nước Pháp và của nhân loại: tội lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái để mị dân; phủ nhận vai trò “bảo hộ"“khai hóa” của chúng ở Đông Dương cũng như tội phản bội Đồng minh bằng những lí lẽ xác đáng và dẫn chứng là những sự thật lịch sử giàu sức thuyết phục.

- Cở sở thực tế chủ quan của bản tuyên ngôn là dân tộc ta rất yêu chuộng hòa bình, khát khao độc lập tự do.

+ Để khẳng định điều đó trước công luận quốc tế, tác giả tạo ra thế đối lập giữa ta và địch:

. Kẻ thù đã đê hèn “quỳ gối mở của nước ta rước Nhật”, khi Nhật đảo chính thì thực dân Pháp hoặc bỏ chạy, hoặc đầu hàng... Trong khi đó, nhân dân ta anh dũng vùng lên quật khởi.

Tuyên ngôn Độc lập

. Ta “từng kêu gọi người Pháp liên minh chống Nhật” là đứng về phía Đồng minh chống phát xít, trong khi đó, thực dân Pháp thẳng tay giết hại những người Việt Minh. Bác vạch trần bộ mặt phản bội Đồng minh của thực dân Pháp.

. Ta nổi dậy giành chính quyền từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp (“Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp”). Bác đã bác bỏ những luận điệu xảo trá của thực dân Pháp (Đông Dương là thuộc địa của Pháp bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đã đầu hàng, vậy Đông Dương đương nhiên phải thuộc quyền “bảo hộ” của người Pháp) bằng những bằng chứng xác thực.

. Đánh đổ chế độ phong kiến thực dân lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.

Bằng nhịp điệu dồn dập, điệp ngữ “sự thật là” được láy đi láy lại, cách xưng hô phân biệt rạch ròi (“bọn thực dân Pháp”, “chúng”, “người Pháp”, “họ”), giọng văn đanh thép, tính hùng biện và sức thuyết phục cao, bản tuyên ngôn đã phủ nhận vai trò của Pháp ở Việt Nam, khẳng định quyền được hưởng độc lập tự do của dân tộc và tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

- Trong lời tuyên bố độc lập tự do, tác giả nhấn mạnh 4 điểm:

+ Tuyên bố thoát ly quan hệ với thực dân Pháp: xóa bỏ mọi hiệp ước, mọi đặc quyền đặc lợi của Pháp trên đất nước Việt Nam.

+ Tuyên bố việc kêu gọi toàn dân đoàn kết chống lại âm mưu của thực dân Pháp “Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp”.

+ Tuyên bố việc kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam: “Các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân tộc Việt Nam”.

+ Tuyên bố dân tộc Việt Nam được hưởng độc lập tự do căn cứ vào khát vọng sâu xa và lâu dài của toàn dân tộc: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập”.

Cùng với những câu văn khẳng định “Chúng tôi tin rằng...”, hoặc kiểu câu phủ định của phủ định “quyết định không thể không công nhận...” và những câu văn có kết cấu song song “Một dân tộc đã gan... độc lập” đã tạo nên những điệp khúc vừa âm vang, hào hùng vừa đanh thép. Mặt khác, những lời tuyên bố độc lập căn cứ trên hai mặt khách quan (nước ta không bị lệ thuộc về chính trị, có quyền tự quyết trên mọi phương diện) và chủ quan (dân tộc chung khát vọng độc lập tự do và ý chí bảo vệ quyền độc lập tự do ấy) phù hợp với công ước quốc tế, làm cho người đọc, người nghe phải “tâm phục khẩu phục”. Phần tuyên bố không chỉ vững chắc về lập luận, lí lẽ, bằng chứng mà còn hết sức chặt chẽ về ngôn từ thể hiện khát khao và quyết tâm gìn giữ độc lập tự do của toàn dân tộc.

Leave a Reply