Mác xim Go rơ ki cho rằng: "Lao động là đôi cánh của ước mơ, là cội nguồn của những niềm vui sáng tạo". Bình luận về ý kiến trên

DÀN Ý

1. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (ý nghĩa của lao động).

- Dẫn nguyên văn câu nói của Macxim Gorki.

2. Thân bài:

2.1 Giải thích:

- Lao động: hoạt động khó nhọc có ý thức của con người, nhằm tạo ra những sản phẩm phục vụ nhu cầu con người.

- Ước mơ: điều tốt đẹp mà con người mong mỏi.

Lao động là đôi cánh của ước mơ, là cội nguồn của những niềm vui sáng tạo

- Ý nghĩa câu nói: Ca ngợi khẳng định lao động, chỉ có lao động mới giúp con người thực hiện được ước mơ, đem lại niềm vui, thúc đẩy con người sáng tạo. Câu nói trên còn động viên con người phấn đấu lao động để có được cuộc sống tốt đẹp, vui tươi, hạnh phúc.

2.2 Bình:

Câu nói của Macxim Gorki hoàn toàn đúng:

- Lao động biến ước mơ của con người thành hiện thực:

+ Điều tốt đẹp trong cuộc sống không tự dưng mà có, không ai đem cho mà thân con người phải tự làm ra, tự lạo động để có.

+ Lao động là cơ sở để con người tồn tại phát triển, đi từ tiến bộ này đến tiến bộ khác.

+ Lao động tạo ra giá trị vật chất, tinh thần để con người thực hiện ước mơ.

- Lao động đem lại niềm vui, khơi dậy những sáng tạo, thúc đẩy cuộc sống, xã hội phát triển.

+ Lao động giúp con người làm chủ bản thân, thực hiện trách nhiệm, bổn phận với gia đình, đóng góp xây dựng xã hội.

+ Lao động giúp con người thực sự sống tự do.

+ Lao động là môi trường để con người rèn luyện nhân cách, phẩm chất (cần cù, tiết kiệm, quý trọng lao động,…).

+ Lao động tạo ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu, ước mơ của con người.

+ Lao động giúp con người vượt qua khó khăn, hoàn thành công việc.

+ Trong lao động, những sản phẩm mới, niềm vui mới, những sáng tạo mới nảy sinh, tiếp tục đẩy những ước mơ mới được hình thành, thúc đẩy xã hội phát triển.

Lao động đem lại niềm vui, khơi dậy những sáng tạo

2.3 Luận:

- Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, là hạnh phúc của con người.

- Mỗi người không ngừng phấn đấu, rèn luyện để trở thành người lao động chân chính, có ích, người lao động giỏi trong tương lai.
- Cần có quan điểm lao động mới, có thái độ lao động tự giác, có kĩ thuật, có kỉ luật và đạt năng suất cao.

- Chống lại thái độ lười biếng lao động, ỷ lại, không sáng tạo,…

3. Kết bài:

- Khẳng định giá trị của lao động.

- Liên hệ bản thân.

Leave a Reply