"Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”. Ý kiến trên của nhà triết học La Mã cổ đại M. Xi-xê-rông gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân?

DÀN BÀI CHI TIẾT

1. Giải thích ý kiến

- Về nội dung trực tiếp: “đức hạnh” của một con người phải được biểu hiện qua “hành động” của người ấy.

- Về ý nghĩa thực chất: câu nói khẳng định một cách nhìn nhận và đánh giá con người: đánh giá nhân cách con người phải thông qua hành động, qua những việc làm cụ thể.

2. Bàn luận

- “Đức hạnh”: là đạo đức và tính nết tốt, là phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn đạo đức mà có. “Đức hạnh” ở đây nên được hiểu là “nhân cách” - tư cách và phẩm chất con người. Nó bao gồm cả phẩm chất đạo đức, trí tuệ, tâm hồn.

“Hành động”: là việc làm cụ thể của con người nhằm một mục đích nhất định.

Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động

- “Đức hạnh” là cội nguồn tạo ra “hành động”. Hành động của con người bao giờ cũng được chi phối bởi ý thức. Trước một hành động, con người phải hiểu được nguyên nhân, mục đích và cách thức của hành động. Ý thức đúng đắn dẫn đến hành động tốt đẹp. Ngay cả khi nói ai đó “hành động thiếu ý thức”, thật ra vẫn là hành động có ý thức, nhưng là ý thức tồi. Ý thức là một phần của nhân cách con người.

- “Hành động” là biểu hiện cụ thể của “đức hạnh”. Một “đức hạnh” tốt, tức là một nhân cách tốt đẹp, không thể chỉ biểu hiện qua lời nói mà phải qua những hành động tốt đẹp, có ích cho xã hội. Chỉ có hành động mới có thể làm nên giá trị đích thực của con người. Hành động là thước đo của đức hạnh. Muốn đánh giá một con người, hãy nhìn vào những việc làm cụ thể của người ấy.

- “Đức hạnh” là cái vốn có, thiên phú trong mỗi con người. Người xưa nói “Nhân chi sơ, tính bổn thiện”. Nhưng nếu không biết trau dồi, tu dưỡng, rèn luyện thì nhân cách sẽ tha hóa dần, cái ác, cái xấu sẽ xâm lấn phần thiên lương của con người. Và “hành động” lại là cách rèn luyện tốt nhất cho nhân cách con người. Nhận thức đúng, tình cảm đẹp phải được biểu hiện thành những việc làm cụ thể. Và những việc làm ấy, đến lượt mình, nó qua lại củng cố nhận thức, bồi dưỡng tình cảm cho con người. Cho nên “đức hạnh” luôn đi đôi với “hành dộng”, cũng giống như mối quan hệ giữa “học”“hành”, giữa “lí thuyết”“thực tiễn”.

3. Bài học nhận thức và hành động

- Khẳng định ý của nhà triết học La Mã cổ đại: nhấn mạnh vai trò của “hành động”, nhưng không hề có ý xem nhẹ “đức hạnh”, bởi “đức hạnh” là nền tảng của “hành động”.

- Thường xuyên trau dồi nhân cách sống và có những hành động đẹp, có ích cho mọi người.

Leave a Reply