Một cách hiểu mới về bài thơ nổi tiếng Hoàng Hạc lâu

Bài thơ Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu nổi tiếng xưa nay, nổi tiếng đến mức Lý Bạch khi tới đây đã phải thốt lên: “Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc. Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu” (Trước mắt có phong cảnh đẹp mà nói không nên lời, bởi Thôi Hiệu đã đề thơ trên đó). Cũng xưa nay người ta cho rằng bài thơ thuộc chủ đề “điếu cổ hoài hương” (cảm cố, nhớ quê) do hai câu cuối là:

Nhật mộ hương quan hà xứ thị?

Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

(Quê hương khuất bóng hoàng hôn,

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai).

Tản Đà dịch

Hoàng Hạc lâu

Chính hai chữ “hương quan” này đã khiến người ta ngờ bài thơ không phải nhằm biểu lộ niềm nhớ quê hương. Lí do là không có một bài thơ, bài văn cổ nào dùng hương quan để chỉ quê hương, cho nên trong sách từ điển nổi tiếng là Từ Hải cũng không tìm thấy hai từ này, mà chỉ có những từ hương thố, hương tỉnh, hương lí, hương quốc để nói về quê hương mà thôi.

Xét về ý, người ta thấy nếu là lòng nhớ quê hương thì tình cảm ấy bộc lộ trong hoàn cảnh bài thơ thật không tự nhiên cũng chẳng hợp tình hợp lí. Bốn câu đầu có đến hai chữ không để biểu đạt sự trống vắng, buồn bã của nhà thơ; hai chữ không vừa là sự thật khách quan, vừa là tình cảm nồng đượm của nhà thơ gửi gắm vào đó. Bốn câu thơ đầu cho thấy nhà thơ có trí tưởng tượng mạnh mẽ và rất mẫn cảm nên ông càng cảm thấy khả năng hiện thực tế xiết bao mong manh, do vậy tình cảm tưởng nhớ, hâm mộ vị tiên lại càng mãnh liệt, ở tâm cảnh đó, nhà thơ bông nhiên nảy ra tình nhớ quê hương khiến người đọc cảm thấy mạch tình cảm trong toàn bài có phần khiên cưỡng.

Về mặt thủ pháp nghệ thuật, tình cảm nhớ quê hương cũng không tương ứng với những câu trên. Nhà thơ lên thăm lầu Hoàng Hạc, thấy “tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ, Phương thảo thê thê Anh Vũ châu” (sông tanh Hán Dương cây sáng ửng. cỏ thơm Anh Vũ bãi xanh ngời - Khương Hữu Dụng dịch), thời điểm đó không thể nói là “nhật mộ” (chạng vạng tối) được. Cứ cho là nhà thơ ở chơi đó từ lúc trời còn sớm cho tới lúc chạng vạng tối, thế thì quê hương ông ở đâu, ở hướng nào, chẳng lẽ ông không thấy, không biết mà còn đặt câu hỏi: “Trời tối rồi, đâu là quê hương mình?”. Lại cứ cho là vì tiếp ý trên, gợi ý dưới mà đặt câu hỏi thì vẫn cứ là lạc lõng so với khí thế toàn bài. Sáu câu trên nói về người xưa cưỡi hạc vàng tiêu dao tự tại, tùy ý tung hoành, khí thế siêu nhiên, bay bổng, hai câu cuối đột ngột chuyển sang lời lẽ tầm thường, biết rõ ràng còn đặt câu hỏi, khiến người đọc không khỏi ngỡ ngàng.

về mặt dùng từ, thơ xưa nay thường không hay nói thẳng tình cảm bằng những chữ hỉ, nộ, ai, lạc, bi, sầu.. Thơ sở dĩ diệu kì cũng vì khác với văn xuôi ở chỗ đó. Thơ biểu đạt tình cảm sao cho tuy chẳng nói trắng ra mà bạn đọc vẫn cảm nhận được rõ ràng. Lẽ nào nỗi niềm nhớ quê chỉ được diễn tả bằng một chữ “sầu”.

Ngoài ra, trong thơ Đường có không ít thơ nhớ quê, song thông thường gợi niềm nhớ quê phần nhiều là trong những đêm trăng sáng, đêm mưa rả rích, nhạn bay về tổ... Còn nhân điếu cổ mà chạnh niềm nhớ quê thì thật hiếm hoi. Hơn nữa, cảnh trong bài “Hoàng Hạc lâu” là “tình xuyên lịch lịch”, “phương thảo thê thê” (mặt sông quang quẽ, rõ mồn một, cỏ thơm mơn mởn xanh tươi) càng không dễ gợi nỗi sầu nhớ quê.

Một cách hiểu mới về bài thơ nổi tiếng Hoàng Hạc lâu

Trên đây là những nghi vấn xung quanh tình cảm hoài hương trong bài thơ “Lầu Hoàng Hạc” nổi tiếng của ông Lưu Nguyên Phong. Tiếp theo đó, ông nêu ra cách hiểu của mình. Theo ông, “hương” không hoàn toàn chỉ mang nghĩa quê hương mà còn có nghĩa là nơi trở về của sinh mệnh con người. Cách hiểu này có căn cứ. Đào Uyên Minh trong “Quý khứ lai từ” có câu: “Phú quý phi ngô nguyện, Đế hương bất khả kỉ” (Phú quý chẳng phải nguyện ước của ta, mà đế hương cũng không thể trông đợi). Đế hương chỉ nơi ở của thần tiên, bên ngoài thế giới hiện thực; đối phú quý với đế hương nhằm biểu đạt một tâm trạng, không còn nghĩa chỉ một cái gì có thật trong thế giới hiện thực nữa. Hương cố hương ỏ đây đều chỉ một thế giới khác, cùng song song tồn tại nhưng độc lập với thế giới hiện thực mà theo tác giả, đó mới chính là địa điểm cuối cùng để con người trở về, còn cuộc đời này, thế giới này chỉ là quê hương tạm trú.

Còn nhật mộ ngầm chỉ đoạn chót của cuộc đời. Chữ này là chữ có sẵn. Trong “Biển trần tình”, Lí Mật trước đó đã dùng từ nhật bạc tây sơn (mặt trời sát núi đằng tầy) để nói về bà ngoại ông đã vãn chiều xế bóng, hơi thở thoi thóp, chẳng sống được mấy nỗi. Đương nhiên, nhật mộ cũng có thể là cảnh thực lúc đó, nghĩa là Thôi Hiệu lên lầu Hoàng Hạc chơi từ lúc trời còn sớm cho tới lúc chiều muộn, chạng vạng tối. Nhà thơ kết hợp cảnh trước mắt với mốì sầu lớn của đời người lúc hoàng hôn thì lại càng tài tình hơn nữa. Cảm khái với nỗi buồn lớn như thế không là chuyện lạ đối với các nhà thơ đời Đường, bởi thời đó đang là lúc sính bàn về triết lí nhân sinh của Phật và Đạo.

Ông Lưu Nguyên Phong cho rằng, nếu lí giải bài thơ theo hướng trên thì cũng giải đáp được những nghi vấn trong bài. Mạch cảm hứng và tình cảm của nhà thơ khi lên lầu Hoàng Hạc sẽ là: nhân lên lầu nghĩ tới vị tiên ngày xưa trong truyền thuyết cưỡi hạc tiêu dao tự tại, để lại dấu vết là ngôi lầu trơ trọi. Nhà thơ không thể theo tiên ngao du, cũng không thể trở thành tiên để vượt lên trên những phiền não

Trên Tạp chí Thưởng thức tác phẩm nổi tiếng, số 1-1994. sống, chết, họa, phúc của đời người. Thế giới hiện thực tuy rất đẹp song rốt cuộc mình chỉ là khách tạm trú, nào biết khi chung cuộc mình sẽ đi về đâu: đành thốt lên một tiếng sầu, nỗi sầu lớn của con người có từ lúc mới sinh ra.

Lí giải như thế thì tình cảm của bài thơ mới liền mạch, từ đầu chí cuối, hô ứng sít sao làm nên giá trị bất hủ muôn thuở... Cách hiểu mới này là một trong rất nhiều cố gắng tìm tòi của giới phê bình thơ Trung Quốc trong mấy năm gần đây.

Leave a Reply