Một trong những đặc điểm nổi bật của thơ Tố Hữu là giọng thơ tâm tình ngọt ngào và tính dân tộc đậm đà. Hãy chứng minh điều đó qua đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

* Giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết:

Bài thơ “Việt Bắc” nói chung và trích đoạn được học nói riêng được viết theo lối đối đáp giao duyên nam nữ, gần với ca dao - dân ca. Đó là giọng thơ tha thiết, mặn nồng của người đi, kẻ ở (mình - ta; ta - mình)

Âm hưởng trữ tình sâu nặng từ khúc hát dạo đầu đến những lời nhắn gửi, giãi bày, nỗi nhớ da diết trong toàn đoạn thơ.

Tính dân tộc đậm đà trong đoạn trích Việt Bắc

* Tính dân tộc đậm đà:

- Ở phương diện nội dung:

+ Bức tranh chân thực, đậm đà bản sắc dân tộc về thiên nhiên và con người Việt Bắc được tái hiện trong tình cảm thiết tha, gắn bó sâu sắc của tác giả.

+ Tác phẩm đề cập đến truyền thống ân nghĩa thủy chung.

- Ở phương diện nghệ thuật:

+ Thể thơ lục bát được tác giả sử dụng nhuần nhuyễn với những câu thơ lúc hùng tráng, lúc tha thiết, sâu lắng, nhẹ nhàng.

+ Kết cấu: Kết cấu tới gần với lối đối đáp giao duyên của nam nữ trong ca dao - dân ca.

+ Hình ảnh: Nhiều hình ảnh mang đậm tính dân tộc (núi, nguồn...), hình ảnh mang tính giai cấp được sử dụng một cách tự nhiên và sáng tạo.

+ Ngôn ngữ: Cặp đại từ nhân xưng “ta” - “mình” và cấu trúc lời hỏi, lời đáp đối ứng được sử dụng xuyên suốt trong toàn bài thơ gần với hình thức ca dao về tình cảm lứa đôi.

+ Nhạc điệu: Nhiều từ ngữ được lặp lại nhiều lần (nhớ, ta, miình...) tạo âm điệu nhịp nhàng, tha thiết, ngọt ngào, sâu lắng nhưng không đơn điệu (lúc hùng tráng, lúc trang nghiêm).

+ Chất liệu văn học và văn hóa dân gian được vận dụng phong phú, đa dạng, đặc biệt là ca dao trữ tình.

Đánh giá: Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một thi phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp. Thành công đó, một phần chính là ở giọng thơ tâm tình ngọt ngào và tính dân tộc đậm đà. Với những đặc điểm trên, Tố Hữu đã thực sự lôi cuốn người đọc đến tác phẩm này và đã làm cho tác phẩm có sức sống lâu bền trong lòng nhân dân.

Leave a Reply