Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người mà chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh / chị về ý kiến trên

ĐÁP ÁN

1. Giải thích ý kiến

- Nghề nghiệp là cách nói khái quát về ngành nghề, công việc của mỗi người trong xã hội; cao quý là có giá trị lớn về mặt tinh thần, rất đáng trân trọng.

- Ý kiến nhằm khẳng định: mọi ngành nghề trong xã hội đều quan trọng; giá trị cao quý của nghề nghiệp là do con người làm nên chứ không phải do bản thân nghề nghiệp đó.

2. Bàn luận ý kiến:

Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người:

+ Bản thân nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người; sự cao quý ấy phải do tự thân con người làm nên trong quá trình thực hiện nghề nghiệp của mình.

+ Trong xã hội, không có nghề tầm thường; bất cứ nghề nào mang lại lợi ích cho con người và cộng đồng đều đáng được trân trọng, tôn vinh.

Chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp:

+ Thước đo giá trị nghề nghiệp là hiệu quả và phẩm chất đạo đức của người lao dộng trong công việc.

+ Sự cao quý của nghề nghiệp là do con người biết đem hết tài năng, sức lực và phẩm chất đạo đức của mình để làm nên các giá trị vật chất hoặc tinh thần, giúp cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Phê phán một số quan niệm lệch lạc trong xã hội hiện nay khi cho rằng có nghề cao quý, có nghề tầm thường và chạy theo những ngành nghề chỉ đem lại lợi ích trước mắt cho các nhân.

3. Bài học nhận thức và hành động

- Cần phải biết chọn nghề phù hợp với năng lực và trình độ của bản thân.

- Cần nuôi dưỡng niềm say mê, tình cảm yêu nghề đế có thể tận tâm và công hiến dược nhiều nhất cho xã hội.

BÀI LÀM

Để tồn tại và phát triển trong cuộc sống này, mỗi người cần phải có một nghề nghiệp riêng cho mình. Nghề nghiệp không phải là yếu tố duy nhât trong cuộc sống của mỗi người nhưng đó là yếu tố quan trọng nhất đế quyết định cuộc sống chúng ta. Vậy nên việc chọn nghề luôn là một vấn đề nóng được mọi người, đặc biệt là giới trẻ quan tâm. Tuy nhiên, để chọn được một nghề phù hợp với mỗi người thì là chuyện không dễ. Việc chọn lầm nghề có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng không chỉ cho bản thân mỗi người mà còn ảnh hưởng đến toàn xã hội. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người mà chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp”.

giá trị cao quý của nghề nghiệp là do con người làm nên chứ không phải do bản thân nghề nghiệp đó

Thế nào là nghề nghiệp? Nghề nghiệp là một khái niệm chung để chỉ về các ngành nghề, công việc của mỗi người trong xã hội. Vậy thế nào là cao quý? Cao quý là có giá trị lớn về mặt tinh thần, rất đáng trân trọng. Cùng với sự đi lên của xã hội, ngày càng xuất hiện thêm nhiều ngành nghề mới. Tuy nhiên, có cũ mới có mới. Mỗi ngành nghề đều góp phần làm cho xã hội phát triển. Không có nghề nào có bản chất là sang trọng, cao quý hay đê hèn, thấp kém. Mọi ngành nghề trong xã hội dều quan trọng. Diều đáng nói là những con người đang thực hiện những nghề ấy, họ lao động như thế nào, họ cống hiến ra sao cho xã hội thông qua cái tên nghề nghiệp? Giá trị của nghề nghiệp là do con người làm nên chứ không phải do bản thân nghề nghiệp đó.

Khi chúng ta có mặt trên đời này nghĩa là mọi người đều bình đẳng với nhau về quyền sống. Điều quyết định giá trị và nhân cách con người nằm ở cách sống, cách làm việc, cách cư xử chứ không phụ thuộc vào nghề nghiệp chúng ta đang theo đuổi. Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người. Bạn chỉ nghĩ đơn giản rằng: bạn làm một nghề “hot”, một nghề được xã hội quý trọng và quan tâm thì bạn cao quý, mọi người kính trọng bạn? Một vị giám đố'c dựa vào quyền lực, thế lực mà cái tên nghề tạo ra dế nhận hối lộ và rút bớt công quỹ. Khi bị phát hiện, vị giám đốc ấy vẫn phải bị đưa ra xét xử, vẫn phải chịu hình phạt công bằng như bao công dần khác. Khi đó, sự cao quý cho con người do nghề nghiệp tạo ra ở đâu? . Nghề nghiệp chỉ là phương tiện, là cách thức để con người thực hiện những ước mơ, những mục tiêu trong cuộc sống. Sự cao quý ở mỗi người phải do tự thân con người làm nên trong quá trình thực hiện nghề nghiệp của mình. Sự cao quý ấy còn nằm ở những mục tiêu cao dẹp, những hành động thiết thực, những thành quả mà mỗi người đạt được cho bản thân và dóng góp cho xã hội.

Nghề nghiệp nảy sinh từ nhu cầu của xã hội. Có những ngành nghề thu hút được rất nhiều nhân tài, tạo ra những giá trị to lớn cho xã hội, là những ngành đi đầu trong thời kì phát triển hội nhập. Những người đang theo đuổi những ngành này cần phái sử dụng chất xám nhiều trong quá trình lao động. Bên cạnh đó, cũng có những ngành nghề mà người làm phải sử dụng nhiều đến sức khoẻ. Họ lao động chân tay cực nhọc, không tạo ra giá trị gì lớn lao cho xã hội. Những giá trị mà họ tạo ra rất nhỏ bé nhưng họ vẫn đóng góp. Nghề nghiệp nào cũng đáng được trân trọng, tôn vinh. Chỉ cần đó là nghề chân chính và mang lại lợi ích cho xã hội.

Con người là chú thể của công việc và sáng tạo nên nghề nghiệp. Chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp. Nghề nghiệp chỉ là cái tên gọi cho công việc mỗi người làm. Khi công việc đó không có ích thì cái tên ấy cũng chẳng có ý nghĩa gì. Hiệu quả và phẩm chất đạo đức của người lao động trong công việc chính là thước đo giá trị nghề nghiệp. Cô lao công hàng đêm âm thầm làm công việc của mình với ước muốn giữ cho môi trường xanh - sạch - đẹp. Cô làm công việc này với bao tâm huyết, nỗ lực của mình. Sự cao quý của nghề nghiệp chính là do những người lao dộng như cô làm nên.

Nghề nghiệp

Trái lại, cũng có không ít những kẻ mang trên mình cái mác của những nghề được xã hội ngưỡng mộ, tôn vinh nhưng lại làm những chuyện xấu xa, gây thiệt hại cho xã hội. Đó phải chăng là con sâu làm rầu nồi canh? Họ đã phá huỷ, bôi nhọ những hình ảnh tốt đẹp của nghề nghiệp mình. Sự cao quý của nghề nghiệp là do con người biết đem tài năng, sức lực và phẩm chất đạo đức của mình để làm nên các giá trị vật chất hoặc tinh thần, giúp cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Hiện nay có không ít những quan niệm lệch lạc trong vấn đề này. Có những người chạy theo xu hướng kinh tế một cách mù quáng. Họ không biết mình muốn gì, mình hợp với nghề nào. Họ chỉ chọn những công việc mang đến lợi ích trước mắt cho cá nhân họ. Vì chính bản thân họ không vượt qua được sự hào nhoáng, danh lợi mà cái nghề đó mang đến. Họ tự hào về điều đó. Tự hào là tốt nhưng chỉ tốt khi chúng ta biết lấy niềm tự hào đó làm động lực đề làm việc tốt hơn, tạo ra nhiều giá trị cho xã hội. Nhưng điều đáng nói ở đây, có một số người bất chấp mọi cách đế có được công việc mình muốn. Vậy thì còn đâu sự cao quý cho nghề nghiệp? Làm việc chỉ vì lợi ích bản thân thì sẽ không có đam mề và nhiệt huyết. Vì vậy, họ sẽ không thề công hiến hết mình cho công việc và không thế tao ra lơi ích cho xã hội.

Chọn nghề nghiệp là một bước ngoặc quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Cần phải nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp. Chọn nghề phải phù hợp với năng lực và niềm dam mê của bản thân. Vì chỉ có như vậy cá nhân mỗi người mới có động lực để phấn đấu, có mục tiêu đề vươn lên, cống hiến nhiều nhất có thể cho xã hội. Và mỗi chúng ta, hãy luôn tự nhủ với bản thân rằng: “Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người mà chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp”.

Leave a Reply