Nghị luận: "Giá trị... chân lí". Từ câu nói trên em suy nghĩ gì về những thành công và thất bại trong hành trình tìm kiếm những giá trị cao đẹp của đời sống con người

Đề bài:

Nghị luận: "Giá trị của con người không ở chân lí người đó sở hữu hoặc cho rằng mình sở hữu, mà ở nỗi gian khó chân thành người đó nhận lãnh trong khi đi tìm chân lí". Từ câu nói trên em suy nghĩ gì về những thành công và thất bại trong hành trình tìm kiếm những giá trị cao đẹp của đời sống con người

Bài làm:

Dàn ý:

Thể loại: chứng minh, bình luận xen phát biểu cảm nghĩ.

Phạm vi dẫn chứng: Thực tế và văn học.

Yêu cầu lời văn: Súc tích, ngắn gọn. Câu dài vừa phải và sáng tỏ. Không dùng các từ mang sác thái biểu cảm quá cao , không dùng lối văn nói (dễ cuốn người đọc theo dòng suy nghĩ, không để lại ấn tượng)

Mở bài:

- Nêu khái quát nội dung của câu nói cần chứng minh. (Thứ quan trọng trong cuộc đời không phải là kết quả, mà là quá trình)

Đưa ra dẫn chứng: Tóm ý của Andrew Matthews – “Being Happy” “Thực ra điều quan trọng không phải là đạt được mục tiêu mà là chúng ta đã thu lượm được gì và khai thông trí tuệ như thế nào trên suốt đoạn đường”

[tài liệu tham khảo]

Quy luật lệch hướng quay của trái đất

Buckminster Fuller là ông tổ của định luật lệch góc quay dần dần của quả đất, đây là một định luật về sự phát triển dần dần, một phần của quá trình phát triển nguyên tắc định ra mục tiêu.

Giá trị của con người không ở chân lí người đó sở hữu

Qui luật này cho thấy chúng ta thu lượm nhiều điều để bổ sung vào mục tiêu thực tế. Thực ra điều quan trọng không phải là đạt được mục tiêu mà là chúng ta đã thu lượm được gì và khai thông trí tuệ như thế nào trên suốt đoạn đường ấy.

- Dẫn câu nói cần chứng minh của Lét – xinh.

Thân bài:

A. Thao tác phân tích

- Hiểu khái niệm chân lý trong câu nói của Lét xinh thế nào?

1. sự thật.

2. thành công

3. mục tiêu

4. kinh nghiệm

5. ....

Hiểu theo ý nào thì phải đưa dẫn chứng thực tế của mình vào để làm mạnh thêm ý. (cái này tùy người nên không thể post dàn ý chung cho tất cả)

- Giá trị của con người là khái niệm có tính tương đối, ở đây Létxinh muốn ám chỉ giá trị của con người nhìn trên góc độ nào? (cái nhìn của người đó về giá trị bản thân mình hay giá trị đánh giá bởi người khác? Nếu đi sâu hơn và có đủ lý luận thực tiễn có thể đánh giá: Giá trị của con người ở đây được xét trên những phương diện nào?)

- Ý nghĩa của câu nói: Không phải người đạt được nhiều thành tích mới là con người có giá trị, giá trị phụ thuộc vào những gì người ta bỏ ra, không phải những gì người ta đạt được.

B. Thao tác đánh giá:

- Câu nói của Létxinh được đưa ra dựa vào thực tế nào?

1. Nêu qua cuộc đời và quan niệm sống của Létxinh để làm sáng lên câu nói, chứng tỏ nó được đưa ra một cách hoàn toàn phù hợp với kinh nghiệm sống của ông.

2. Dựa vào kinh nghiêm của bản thân., anh chị có cho rằng câu nói trên là đúng đắn? Tại sao?

- Để bài viết thêm phần sâu sắc, có thể đưa thêm thao tác so sánh (Quan niệm của Létxinh có tương đồng với quan niệm của ai khác mà anh chị đã từng đọc/ biết?)

- (Phần quan trọng và cũng chiềm nhiều điểm nhất trong bài văn) Anh/ chị liệu có đồng ý với quan niệm này và liệu có áp dụng nó vào cuộc sống? – hay Anh chị đã rút ra được gì từ câu nói này?

(dẫn chứng bản thân – phù hợp với mạch văn. Dùng tự sự và biểu cảm chủ yếu nhưng vẫn cần đảm bảo sự ngắn gọn phù hợp với độ dài của bài - Đoạn này khoảng 28 dòng nếu bài viết khoảng hơn 4 mặt)

Kết bài:

- Đoạn đầu tiên tóm hết những ý lớn đã viết ở phần thân bài trong khoảng 6 - 7 câu.

- Anh chị đã thay đổi trong nhận thức như thế nào sau khi hiểu thấu đáo về câu nói này (khoảng 6 - 7 câu nữa)

Leave a Reply