Nghị luận: Nêu suy nghĩ về việc học và chơi

1. Học và chơi là gì?

- Học:

Hiểu theo nghĩa hẹp là hoạt động thu nhận, tìm tòi kiến thức, luyện tập kĩ năng dưới sự hướng dẫn của giáo viên hoặc thông qua sự tự nghiên cứu của bản thân từ sách vở.
Hiểu theo nghĩa rộng: là hoạt động củng cố, luyện tập những tri thức kĩ năng cũ và khám phá, tìm tòi, thể nghiệm những tri thức, kĩ năng mới.

- Chơi: Là hoạt động giải trí hoặc nghỉ ngơi.

2. Mối quan hệ giữa học và chơi:

- Học và chơi là hai hoạt động không thể thiếu, cùng tồn tại trong cuộc sống của con người.

Học và chơi

- Sở dĩ đặt vấn đề về học và chơi bởi trước nay có một số quan niệm, xu hướng hơi cực đoan về mối quan hệ giữa hai hoạt động này.

Có người cho rằng muốn học tốt thì không được chơi. Quan niệm này dẫn đến cách quản lí của một số bậc cha mẹ: ngăn cấm không cho con tham gia các hoạt động vui chơi mà chỉ ép con chú tâm vào học hành. Từ đó, trẻ không được phát triển đầy đủ về mặt thể chất, tâm lí. Thậm chí, tách trẻ khỏi hoạt động vui chơi còn có thể dẫn tới những khuyết tật về tâm lí (thiếu hòa đồng, thiếu khả năng chủ động và bạo danh, mắc bệnh trầm cảm do những áp lực học tập,...).

Có một xu hướng khác: học sinh đang tuổi hiếu động, thường dễ sa vào những trò chơi đầy đam mê mà bỏ bê học hành, dẫn tới kết quả học tập không tốt, mất kiến thức cơ bản. Từ đó trẻ ngày càng trượt dốc và chán nản. Có một thực trạng đáng lo ngại là không ít học sinh đang nghiện internet, game dẫn tới sức học giảm sút rõ rệt.

=> Thiếu hay dành mối quan tâm thái quá cho hoạt động học hay hoạt động vui chơi đều khiến học sinh phát triển không cân bằng.

- Học và chơi phải hài hòa để đảm bảo sự phát triển lành mạnh, tự nhiên cả về mặt thể chất và mặt tinh thần.

Vui chơi giúp cho đầu óc sảng khoái để hoạt động trí óc và phát triển thể lực.

Học giúp phát triển tư duy, tích lũy tri thức để hoàn thiện nhân cách và đóng góp cho xã hội.

3. Liên hệ

Là một học sinh lớp 12, em đã kết hợp giữa học và chơi như thế nào để giữ cân bằng cho chính mình?

 

Leave a Reply