Nghị luận: Ngày nay, tuổi trẻ học đường đang dần quên đi truyền thống "tôn sư trọng đạo". Đó là hiện tượng học sinh gặp thầy cô mà không chào hỏi. Suy nghĩ và hành động của anh, chị về hiện tượng đó

“Tôn sư trọng đạo” là một nét đẹp văn hoá của người Việt đã tồn tại từ ngàn xưa cho đến tận ngày nay. Nét đẹp ấy được thế hệ này nối tiếp thế hệ khác tiếp tục xây dựng và phát huy bằng nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là vào dịp chúc tết các thầy, các cô nhân ngày Nhà giáo Viêt Nam 20 -11.

Nhà giáo Viêt Nam 20 -11

Tình cảm thiêng liêng dành cho những người thầy luôn tồn tại trong mỗi chúng ta nhưng ngày Nhà giáo Việt Nam chính là dịp quan trọng nhất để thể hiện và bày tỏ lòng mình. Chính vì thế mà vào những ngày này từ phụ huynh cho đến học sinh và cả những người đã qua cái thời cắp sách hàng chục năm trời lại tất bật chuẩn bị những bó hoa tươi thắm, những món quà nhỏ nhưng đầy ý nghĩa để dành tặng các thầy các cô- những người đã dìu dắt chúng ta vượt qua bao chông gai, thử thách để vươn lên giữa dòng đời.

Ngoài những bó hoa tươi, những món quà nhỏ, những tấm bưu thiếp xinh xắn còn rất nhiều cách để chúng ta bày tỏ lòng mình như sáng tác thơ, truyện hay gửi những bức thư dạt dào cảm xúc đến những người thầy , ngươi cô ở xa không thể vể thăm...

Nhưng có lẽ có một cách biểu hiện tuy không mới mẻ, độc đáo nhưng lại ẩn chứa đầy ý nghĩa và chỉ những ai có cái tâm hướng về những người thầy thực sự thì mới thể hiện thành công. Đó là những vở kịch mang tính nhân văn sâu sắc do chính các em tự sáng tác và biểu diễn trong các chương trình văn nghệ nhân ngày Nhà giáo.

Tôn sư trọng đạo

Tôi đã đựơc xem một tiết mục văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tuy giản đơn nhưng nó đã khiến cho những người thầy người cô phải thổn thức, còn các bạn học sinh thì như được thức tỉnh để tự dặn mình rằng: phải luôn quý trọng công lao những người thầy- những người đã hy sinh thầm lặng cả cuộc đời mình cho chúng ta được thành người. Đó là vở kịch “Không bao giờ muộn” do các bạn học sinh tại Trung tâm Đào tạo nghề tự sáng tác kịch bản và biểu diễn để tặng các thầy cô giáo nhân ngày nhà Giáo việt nam 20-11. Vở kịch tuy ngắn và giản đơn nhưng lại ẩn chứa đằng sau đó cả một ý nghĩa nhân văn sâu sắc khi người giáo viên quyết định ra đi để cho cậu học trò ngổ ngáo có thêm một cơ hội làm người. Đây chính là cao trào của vở kịch, là chi tiết khiến cho con tim những người giáo viên phải thổn thức khi xem. (Nội dung vở kịch: có một cậu học trò ngổ ngáo, ham chơi, không chịu học hành, nhiều lần giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở nhưng cậu vẫn không thay đổi, cuối cùng hiệu trưởng quyết định đuổi học cậu và người giáo viên hàng ngày vẫn nghiêm khắc, lạnh lùng với cậu đã xin thầy hiệu trưởng cho phép mình ra đi để Tuấn-tên cậu học trò được ở lại và có thêm cơ hội sửa mình. Chính sự ra đi của người giáo viên đã thức tỉnh Tuấn, những giọt nước mắt hối hận nhưng “Không bao giờ muộn” đã chảy dài trên má cậu...)

“Chỉ có những học sinh thực sự yêu quý và tôn trọng thầy cô giáo của mình mới có được những suy nghĩ sâu sắc như thế, mới dựng ra được những tình huống khiến người xem phải rơi lệ và mới diễn thành công đến thế”

Leave a Reply