Nghị luận: "Ở nhà nhất mẹ nhì con, ra đường lắm kẻ còn giỏi hơn ta" Anh (chị) hiểu như thế nào về câu nói trên và rút ra bài học gì cho mình

Kho tàng tục ngữ kết tinh văn hóa Việt Nam, trí tuệ Việt Nam qua hàng ngàn năm lịch sử. Có biết bao lời khuyên đẹp, bài học hay chứa đựng trong tục ngữ của dân tộc ta.

Câu tục ngữ sau đây là một lời khuyên đẹp cần nhớ:

“Ở nhà nhất mẹ nhì con,

Ra đường còn lắm kẻ giỏi hơn ta”

Câu tục ngữ được cấu tạo bằng thơ lục bát nên rất dễ nhớ và biểu cảm. Mỗi câu nói về một không gian sống của mẹ con. “ờ nhà” là trong gia đình, không gian hạn hẹp các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau trong tình mẹ – con, cha – con, anh chi – em. Trong mái ấm gia đình (gia đình nào cũng vậy) đều “nhất mẹ nhì con’-, thói thường rất dễ dãi và chủ quan nên mới có hiện tượng: “Con hát mẹ khen hay”. hoặc là “Mẹ hát con khen hay” Rất dễ chủ quan, tự mãn tự cho cha-con mình, mẹ – con mình, anh chị-em mình là nhất thiên hạ, hơn người, hơn đời. Đó là tâm lí chung của mọi gia đình mà ta thường thấy. Câu “ở nhà nhất mẹ nhì con” là một lời nhắc nhở khuyên mọi người đừng chủ quan, đừng hợm hĩnh, đừng tự cho mình là tài giỏi nhất, khôn ngoan nhất trước đồng loại.

Ở nhà nhất mẹ nhì con

Câu thứ hai: “Ra đường lắm kẻ còn giỏi hơn ta”. Cần hiểu “hơn ra” là hơn mẹ – con ta, hơn gia đình ta. “Ra đường” là bước vào đời. bước vào xã hội, sống và làm án, hoạt động giữa môi trường rộng lớn của cộng đồng. “Giòn” nghĩa là tài giỏi, sắc sáo, xinh đẹp. Chữ “giòn” thường đi liền với: đen giòn, tươi giòn, xinh giòn, đẹp giòn…. “Còn lắm kẻ giòn hơn ta” là cách nói so sánh, khẳng định. trong xã hội. giữa cộng đồng có lắm người tài giỏi hơn mẹ – con ta, cha – con ta, anh chị – em ta.

Câu “Ra đường còn lắm kẻ giòn hơn ta” khuyên mọi người khi bước vào đời phải khiêm tốn, học cái hay. cái giỏi của thiên hạ.

Tóm lại, câu tục ngữ: “Ớ nhà nhất mẹ nhì con; Ra đường còn lắm kẻ giòn hơn ta” là một lời khuyên đẹp, một bài học hay. nhằm nhắc nhở mọi người đừng chủ quan, tự mãn mà phải biết khiêm tốn, chân thành học hỏi thiên hạ.

Tự mãn, tự kiêu là tính xấu. là sự khiếm khuyết của tâm hồn. của cách sống và thái độ sống. Kẻ tự mãn, tự kiêu luôn luôn hơn mình, tự cho mình là tài giỏi nhất, khôn ngoan nhất, lúc nào cũng vênh váo tự đắc cho mình là “nhất thế giới ”, “nhất thiên hạ”. Tự mãn, tự kiêu là tự lấy xích sắt buộc vào chân mình, lấy phên che mắt mình, không chịu học hỏi ai vì tự cho mình là tài giỏi nhất, là vô địch.

Tự kiêu, tự mãn là tự sát. Một quốc gia mà “bế quan tỏa cảng”, quan hệ quốc tế bị đóng khung, mọi thông tin bị bưng bít,… tất sẽ bị lạc hậu, văn hóa, kinh tế kém phát triển.

Các câu tục ngữ như: “Gà cồ ăn quẩn cối xay “, “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, truyện cười ngụ ngôn “Ếch nằm đáy giếng” chứa đựng biết bao lời khuyên đẹp, bài học hay nhắc nhở mọi nguời phải biết khiêm tốn học hỏi, khi được chú quan, tự kiêu, tự mãn.

Bước vào đời, bước vào cuộc sống rộng lớn của xã hội, nếu ta khiêm tốn và có ý thức tự học, cầu tiến bộ, ta sẽ nhận thấy “còn lắm kẻ giòn hơn ta”, xứng đáng là “thầy của ta” cả về mặt trí tuệ lẫn tâm hồn đó ta học tập.

Ra đường còn lắm kẻ giỏi hơn ta

Muốn tiến bộ, muốn trớ nên tài giỏi, ta phải khiêm tốn học hỏi, học cái hay cái tốt đẹp của thiên hạ. Nhiều người đi du lịch không chỉ để tận hưởng cuộc sống tươi đẹp mà còn để mở rộng tầm mắt, để học hói cái hay, cái văn minh của xứ người.Có không ít học sinh, sinh viên nỗ lực học giỏi, tìm được học bổng để đi du học sang các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ, Nga, Tàu, Nhật, chính vì họ có khát vọng vươn lên chiếm lĩnh thành tựu khoa học kĩ thuật ờ xứ người. Chính vì cảm hiểu “Ra đường còn lắm kẻ giòn hơn ta” nên nhiều nam, nữ thanh niên nước ta đã bền bỉ luyện tài đúc chí, trở thành những con chim giang cánh rộng bay tới mọi chân trời xa, mọi miền đất mơ ước để học hỏi cái hay cái giòi cua thiên hạ.

Câu tục ngữ: “ơ nhà nhất mẹ nhì con/Ra đường còn lắm kẻ giòn hơn ta nhắc nhở mọi người biết vượt ra không gian chật hẹp ngôi nhà mình, lũy tre làng mình… để thấy xã hội rộng lớn, đất nước rộng lớn làm trường học, để rèn luyện và bồi dưỡng chí khí, tài nãng,đóng góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp và hiện đại.

Câu tục ngữ trên đây đã trở thành lời khích lệ chí hướng học hỏi, học hành cho mọi chúng ta. Bài học ấy lúc nào cũng thiết thực và mới mẻ. Và cũng cần ghi nhớ thêm câu tục ngữ này nữa:

“Đi cho biết đó biết đây,

Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.”fv

Leave a Reply