Nghị luận: Sức mạnh của ý chí

Ngôi trường nhỏ trong làng được sưởi ấm bằng lò than kiểu xưa, bụng phình tròn vo. Một cậu bé có nhiệm vụ đến sớm, đốt lò sưởi ấm phòng học trước khi thầy giáo và các bạn vào lớp.

Một sáng nọ, khi mọi người tới trường, họ thấy trường bốc cháy. Họ kéo được cậu ra khỏi đám cháy. Họ kéo được cậu ra khỏi đám cháy trong trường hợp “thập tử nhất sinh”. Phần dưới cơ thể cậu bé bị bỏng nặng. Cậu được đưa đến một bệnh viện gần đó. Nằm trên giường, cậu bé bị phỏng kinh khiếp nửa tỉnh nửa mê, thoáng nghe bác sĩ nói chuyện với mẹ cậu. Bác sĩ nói với mẹ cậu rằng cậu sẽ chết - đó là điều tốt nhất - vì đám cháy đã huỷ hoại phần dưới cơ thể của cậu. Nhưng cậu bé không muốn chết. Cậu quyết phải sống và trước sự kinh ngạc của bác sĩ, cậu đã sống. Khi mối nguy hiểm tạm qua đi, cậu bé lại nghe bác sĩ nói phần dưới cơ thể cậu bị tổn hại đến mức lẽ ra chết thì hay hơn bởi vì cậu sẽ là kẻ vô dụng sống một cuộc đời tàn phế. Một lần nữa, cậu bé dũng cảm quyết định mình không là người tàn phế. Cậu sẽ đi lại được. Nhưng rủi thay, phần cơ thể từ thắt lưng trở xuống không thể vận động, hai chân tong teo và không có sức sống. Cuối cùng, cậu bé được về nhà. Hằng ngày, mẹ cậu xoa bóp đôi chân nhỏ, nhưng chúng không có cảm giác, không điều khiển được, không làm gì được, tuy nhiên, niềm tin là mình sẽ đi lại được thì vẫn mạnh mẽ như trước.

Sức mạnh của ý chí

Khi không nằm trên giường, cậu phải giam mình trên xe lăn. Một buổi sáng trời nắng ráo, mẹ cậu bé đẩy xe lăn ra sân để cậu được hít thở không khí trong lành. Hôm đó, thay vì ngồi yên, cậu phóng mình ra khỏi xe lăn, lết người ra bãi cỏ, hai chân kéo lê theo sau. Với cách di chuyển đó, cậu bé đến được hàng rào trắng bao quanh khu nhà. Bằng mọi nỗ lực, cậu đu mình đứng lên dựa hàng rào. Sau đó, từ cọc rào này sang rào khác, cậu lê mình đi dọc theo hàng rào, nhủ thầm mình sẽ đi được. Mỗi ngày cậu tập đi như vậy cho tới khi tạo thành một lối đi mòn nhẵn dọc theo hàng rào quanh nhà. Cậu không mong muốn gì hơn là đem lại sức sống cho đôi chân tong teo kia.

Cuối cùng, nhờ bàn tay của mẹ, nhờ ý chí sắt đá, cậu đã tự đứng dậy, rồi đi cà nhắc từng bước, rồi đi một mình rồi sau đó chạy. Cậu bắt đầu đi bộ đến trường, rồi bắt đầu chạy tới trường, rồi chạy để tận hường niềm vui sướng được chạy. Sau này, khi vào đại học, cậu đã tham gia vào đội điền kinh của nhà trường.

Người thanh niên trẻ, người mà không ai nghĩ rằng có thể sống nổi, không bao giờ bước đi được, không bao giờ chạy được - người thanh niên đầy ý chí đó chính là bác sĩ Glenn Cunningham, người chạy nhanh nhất thế giới trong cự ly một dặm.

Leave a Reply