Nghị luận văn học - Bút pháp chấm phá trong cấu tứ thơ đường

Nói đến thơ Đường, người ta thường hay nhắc tới bút pháp “vẽ mây nẩy trăng”, “vẽ rồng điểm mắt”, “chấm phá”... trong miêu tả, rồi từ đó mà chỉ ra cái “thi trung hữu họa” (trong thơ có họa), xem đó là một nét quyến rũ độc đáo của mảng thơ này. Nhưng có lẽ chát họa của thơ Đường không chỉ thể hiện trên những tiểu tiết bề mặt có thể quan sát được như vậy. Giống như một bức họa đẹp, không chỉ ở các họa tiết sinh động mà còn ở bố cục sao cho phù hợp và độc đáo. Thơ Đường cũng vậy. Bút pháp chấm phá của nó thể hiện sâu hơn ngay trong cách cấu tứ của một bài thơ. ở đây, nó là những kết cấu theo kiểu “đứt - nối”, tạo những khoảng trống tương đốì, những bước “hẫng” đầy dụng ý trong dòng vận động liên tục của mạch thơ. Lấy ví dụ một bài thơ tứ tuyệt của Lý Bạch: Tặng Uông Luân. Bài này có ba câu đầu như sau:

Sắp đi, Lý Bạch rời thuyền

Trên bờ chân giậm, nghe liền tiếng ca

Nước đầm nghìn thước Đào Hoa...

(Tản Dà dịch)

thơ đường

Hai câu trên, ý tứ khá rõ. Nó tả lại cuộc tiễn đưa lưu luyến giữa nhà thơ Lý Bạch và bạn, một bất ngờ thú vị và cảm động của nhà thơ khi sắp dứt áo ra đi lại được thấy bạn nặng tình ra tận nơi đưa tiễn. Nhưng câu thứ ba dường như ngoặt sang một hướng miêu tả khác, một đối tượng khác (Đầm Đào Hoa) và có vẻ không liên quan gì đến chủ đề tình bạn mà tác giả đã nêu lên từ đầu. Rõ ràng ở đây, mạch thơ có sự đứt đoạn đáng kể, gây bất ngờ cho độc giả. Trong thơ Đường, những bước “hẫng” bất ngờ này không phải là hiếm. Một ví dụ khác là bài thơ Thu hứng của Đỗ Phủ. Bài này nói lên tâm trạng của Đỗ Phủ khi mùa thu đến. Bốn câu đầu miêu tả cảnh sắc mùa thu ở vùng Vu Sơn, Vu Giáp nơi nhà thơ đang ở. Câu thứ năm và thứ sáu nói lên nỗi lòng thương nhớ quê hương, tâm sự của nhà thơ trước cảnh thu buồn nơi đất khách. Nếu đúng theo bố cục Đề - Thực - Luận - Kết điển hình của một bài hát cú thì câu kết của bài này phải tóm lại ý của toàn bài, về cảnh về tình và nâng cao nó lên thành một tư tưởng chủ đạo kết tinh cả bài thơ. Thế nhưng câu kết của bài này dường như lại khác. Xin chép ra đây cả bài thơ (bản dịch nghĩa):

1. Hạt móc trắng làm cho rừng câu phong tiêu điều

Núi Vu, kẽm Vu hơi thu hiu hắt

3. Trong lòng sông, sóng nhảy tận lưng trời

Trên cửa ải, mây đùn tiếp với mặt đất

5. Khóm cúc nở hoa, từ độ ấy đã hai lần làm rơi nước mắt

Nỗi lòng quê cũ, buộc mãi với con thuyền quạnh hiu

7. Lo áo rét, chỗ nào dao thước cũng rộn ràng

Thành Bạch để cao vút, tiếng nệm vải về chiểu nghe càng mau.

Đọc đến câu thơ thứ năm, thứ sáu, độc giả như thấy nhà thơ đã hé mở cánh cửa lòng mình, trực tiếp thổ lộ nỗi niềm tâm sự. Nhưng đến câu kết, với sự chuyển hướng đột ngột sang tả cảnh và nhà nhà nô nức may áo rét, cánh cửa tâm tình ấy dường như khép lại, để độc giả lại bên ngoài cùng với những khung cảnh đời thường tưởng như chẳng liên quan gì với nhà thơ. Bài thơ kết thúc thật bất ngờ.

Tính “đứt - nối” đã trở thành một thủ pháp cấu tứ khá đặc trưng của thơ Đường. Nói như vậy không có nghĩa là các nền thơ khác không vận dụng thủ pháp này. Bởi vì thơ luôn đòi hỏi những khám phá mới mẻ, do đó bất kì thủ pháp tạo ấn tượng, gây bất ngờ nào cũng được tìm tòi và vận dụng triệt để. Nhưng riêng với thơ Đường, tính “đứt - nối” trong cấu tứ có những điểm riêng đáng kể.

Trước nhất, thơ Đường là một dạng thơ nổi tiếng bởi sự điềm đạm, thâm trầm của nó. Một nhà nghiên cứu nước ngoài đã nhật xét: “Khắp thế giới không đâu thấy được một thứ thơ nào so sánh được với thứ thơ đó về cách diễn tả thanh nhã tế nhị, về những tình cảm dịu dàng điều độ, về sự bình dị và cô đọng của một câu ngắn thôi mà bao trùm được tư tưởng được cân nhắc kĩ lưỡng...” (Will Durant - Lịch sử văn minh Trung Quốc). Với đặc trưng ấy, thơ Đường tìm đến với bút pháp ước lệ, thậm chí gần như công thức hóa trong miêu tả và biểu hiện. Từ số câu chữ, cách gieo vần thanh điệu cho đến bố cục toàn bài, hệ thống từ vựng... đều theo khuôn mẫu quy ước sẵn. Thế thì yếu tố tạo bất ngờ của một bài thơ Đường nằm ở đâu? Nó nằm ở tứ thơ. Tứ lạ thì thơ hay. Nhưng có tứ lạ mà không biết cách thể hiện cho hết cái lạ của nó thì cũng chưa thành thơ hay được. Cách “lạ hóa” trong cấu tứ ấy thể hiện thơ Đường bằng những khoảng “đứt - nối” của mạch thơ. “Đứt” nghĩa là dừng không miêu tả, chuyển sang ý mới mà không liên hệ với cái cũ. “Nối” nghĩa là qua cái ngừng ngắt, không nói đến ấy, lại thấy mối liên hệ bền chắc bên trong của tứ thơ và bước nhảy vọt chuyển hẳn sang cấp độ mới cao hơn, sâu hơn về hình tượng ý tưởng thơ

Trở lại bài thơ trên của Lý Bạch, ta thấy kết cấu “đứt” đã khá rõ. Vậy điểm nối ở đâu? Bài Tặng Uông Luân (Lý Bạch) lấy câu kết làm thắt nút, nối toàn bài vào một dòng trữ tình:

Nước đầm nghìn thước Đào Hoa

Uông Luàn tỉnh bác tiễn ta sâu nhiều,

Sự can thiệp của hình ảnh đầm Đào Hoa ở đây chợt trở lên có lí khi nó trở thành đối tượng để so sánh với độ nông sâu của tình bạn. Và bước chuyển đột ngột ở câu 3 trở thành đệm tạo tình huống hết sức tế nhị cho sự bày tỏ ở câu 4. Nếu như Lý Bạch từ chỗ ca ngợi sự ân cần đưa tiễn của Uông Luân rồi nói ngay lời cảm tạ: “Tình bác tiên ta thật là sâu nặng” thì có vẻ giống một lời đáp lễ phải phép hơn là bày tỏ niềm tri kỉ, giống một lời bình hơn là cảm nhận mối thâm tình. Hình ảnh đầm Đào Hoa ở đây xuất hiện như một sự lắng đọng cần thiết trong tâm tưởng. Từ đây Nhà thơ không nói đến cái nhìn thấy được của tình bạn nữa mà chuyển sang nói đến cái không thấy được - chính cái đó mới thực sự là cốt lõi thâm tình. Giả sử đảo ý hai câu thơ cuối thành “Tình Uông Luân tiễn biệt ta còn sâu hơn độ sâu ngàn thước của đầm Đào Hoa” thì bài thơ có lẽ chẳng còn gì. vẫn là sự so sánh ấy nhưng dường như hồn thơ đã mất đi rồi. Tại sao lại như vậy? Đưa ý “Tình Uông Luân tiễn ta rất sâu nặng” lên trước bề ngoài có vẻ tạo được sự liền mạch hơn với hai câu trên. Nhưng sự liền mạch này lại khiến bài thơ trơn tuột đi, thiếu hẳn cái lắng đọng dồn nén để tạo chiều sâu tầng bậc cho mỗi ý thơ. Tình ý trung tâm của bài thơ lộ ngay từ câu 3 dễ khiến sự so sánh ở câu 4 trở nên phù phiếm. Người đọc chưa cần đọc hết bài thơ đã rõ nhà thơ muốn nói gì rồi nên tâm thế háo hức chờ đón câu cuối cũng mất luôn.

Một bài thơ khác cũng rất nổi tiếng đời Đường Phong kiều dạ hạc (Đêm đậu thuyền ở bến Phong Kiều) - Trương Kế:

Trăng tà chiếc quạ kêu sương

Lửa chài, cây bến sầu vương giấc hồ

Thuyền ai đậu hến Cô Tô

Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San

(Tản Đà dịch)

Bài thơ này câu thơ thứ ba cũng là một dạng kết cấu “đứt”. Hai câu đầu đi đúng hướng của đề tài: tả cảnh đêm trên bến Phong Kiều. Câu thứ ba đúng theo nguyên bản là “Cô Tô thành ngoại Hàn San tự" (Chùa Hàn San ở ngoài thành Cô Tô). Chùa Hàn San đó, ở khá xa nơi thuyền khách đậu mắt thường không nhìn thấy được, thì có liên quan gì tới cảnh sắc bến Phong Kiều? Bản dịch về nhạc điệu và hình ảnh khá đạt, trau chuốt song không nêu bật được cái chuyển bất ngờ ở ý câu ba như trong nguyên bản. Đúng ra, câu ba bốn phải dịch là: “Chùa Hàn San ngoại thành Cô Tô nửa đêm tiếng chuông vọng tới thuyền khách”. Kết cấu “đứt - nối” này ở đây mang đầy ý nghĩa, đến nỗi nó trở thành cốt lõi cho một giai thoại về bài thơ. Chuyên rằng nhà thơ vịnh cảnh Phong Kiều, đến hết hai câu đầu thì không sao kết lại được nữa. Trằn trọc đến nửa đêm, chợt nghe tiếng chuông chùa Hàn San xa xa vọng đến, như một gợi ý tuyệt hay, nhà thơ bèn chớp lấy tiếng chuông ấy làm ý kết lại bài thơ và nhờ đó mà cùng với bài thơ tên tuổi Trương Kế trở thành bất tử. Ta hãy cùng lần theo sự vận động của tứ thơ trong bài. Câu một miêu tả cảm giác mông lung, hư ảo của cảnh trở đêm (Trăng xế, quạ kêu, sương đầy trời). Câu thơ thứ hai tiếp nối cảm giác ấy bằng sự lồng ghép cái mộng của cảnh đất trời vào giấc mộng sầu của khách (Ngọn lửa đền chài, lùm cây phong trên bến( 11 trước giấc ngủ buồn). Nét hư ảo vốn có của cảnh đêm càng tăng trong cái nhìn cũng chập chờn mộng thực của khách. Mà giấc mộng của khách cũng là giấc nửa vời, không ngủ hẳn vì còn nhận thức, không buồn hẳn vì chỉ là buồn trong “giấc sầu” thôi. Câu thơ thứ ba là một cụm danh từ chỉ địa điểm, nó nói đấy mà như không bộc lộ gì về ý đồ của tác giả - do cấu trúc ngữ pháp đặc biệt chưa thành câu của nó (Chùa Hàn San ở ngoại thành Cô Tô). Chính vì thế mà nó kích thích tâm lí chờ đợi của độc giả và làm tăng sức hấp dẫn của bài thơ. Có thể nói, giống như trong một vở kịch, câu thơ này đóng vai trò “thắt nút” để câu bốn “cởi nút”. Bài thơ kết thúc bằng âm hưởng vang vọng của tiếng chuông chùa Hàn San, từ nơi xa, vọng đến thuyền khách, hai câu thơ đầu, chất hư ảo đã thấm đẫm trong cảnh và hồn người nhưng dường như mới chỉ là cảm nhận mà chưa gọi được thành tên. Do đó, cảnh và người còn có sự tách biệt thể hiện ở từ “đối” trong câu hai (“Giang Phong ngư hỏa đối sầu miên” - Lửa chài, cây bến trước giấc ngủ buồn). Cái gì sẽ là cầu nối đưa tới sự chiếm hữu trọn vẹn, sự hòa đồng tuyệt đối giữa người và cảnh để từ đó tiến tới phát hiện cái bản thể đơn nhất của vũ trụ? Tiếng chuông chùa đã đem tới sự đốn ngộ bất ngờ. Bản dịch câu bốn là “Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San” không dịch được từ “đáo”. “Đáo” nghĩa là đến. Không phải là khách nằm nghe tiếng chuông xa (như bản dịch cho thấy), mà là tiếng chuông ấy đến thuyền khách. Hiểu như vậy mới thấy hết cái hồn của câu thơ. Nếu nói khách nằm nghe tiếng chuông chùa như nghe tiếng quạ kêu đêm ở trên thì không thể thấy được cái chợt đến thật bất ngờ và minh triết của sự đốn ngộ. Tiếng chuông chùa trong đêm, xa vẳng tới như tiếng nói của hư vô. Mà đã là hư vô nên nó xóa nhòa ranh giới cách ngăn giữa chủ thể và khách thể, để giấc mộng của thiên nhiên vũ trụ trong đêm gần tàn hòa nhập với giấc mộng đời của khách trên sông. Với hình tượng tiếng chuông đêm, cảm nhận mơ hồ của khách về cảnh mộng ảo bến Phong Kiều vụt trở thành một giấc ngộ mang đầy chất triết lí về tính không của vũ trụ. Phong Kiều dạ bạc nhờ thế mà vượt khỏi khuôn khổ của một bài thơ tả cảnh thông thường. Nhưng nói đến cái hay của bài thơ này không thể không nhắc tới câu thơ thứ ba. Mặc dù xét riêng về hình tượng, bản thân câu này chưa nói lên được điều gì đáng kể, nhưng chỗ ảo diệu của ngòi bút nhà thơ chính lại là ở đấy. Nhà thơ đi từ chỗ tả cảnh bến Phong Kiều ở hai câu đầu, chuyển sang câu ba chợt nhắc tới chùa Hàn San ở một địa điểm khác. Đó là một sự dãn cách hết sức cần thiết về không gian và liên tưởng, bởi hết hai câu đầu, cái hồn của cảnh bến Phong Kiều đã được nắm bắt đến mức không thể nói thừa hơn một chữ. Do đó, nó cần phải được dừng đúng chỗ và chuyển đúng hướng. Câu thơ thứ ba giống như một bước kiếm tìm để câu thứ tư bừng lên ánh sáng của sự khám phá. Bài thơ nhờ có kiểu kết cấu “đứt - nối” rất tài tình như vậy nên ngoài giá trị thẩm mĩ và những phát hiện, nó còn đem lại cho độc giả cảm xúc kì lạ khi đọc những dòng cuối. Đó là sự đan xen giữa nỗi sầu man mác về cảnh mộng ảo của vũ trụ và niềm sảng khoái, thanh thản khôn cùng khi đạt tói sự đốn ngộ bất ngờ sau bao nhiêu trăn trở.

Kết cấu “đứt - nối” trong thơ Đường rất đa dạng và phức tạp. Có những bài có “đứt” rồi lại “nối” ngay trong bài thơ. Ví dụ hai bài Tặng Uông Luân (Lý Bạch) và Phong Kiều dạ bạc (Trương Kế) vừa phân tích ở trên đều cũng có kết cấu “đứt” ở câu ba và “nối” ở câu bốn. Nhưng có những bài thơ Đường lại chỉ có “đứt” mà không có “nối”. Hay nói khác đi, chỗ “nối” này lại nằm từ phía độc giả. Bài Thu hứng số 1 này có câu kết đi chênh quỹ đạo suy đoán của độc giả và không giống lối kết phổ biến của thơ bát cú. Kết cấu “đứt” này lại nằm ở câu cuối cùng, do đó, không thể có điểm “nối” sau đó nữa. Nhưng như vậy, không phải là bài thơ thiếu tính hoàn chỉnh, bài thơ nhan đề Thu hứng nên một kết thúc thật sát phải là nói lên cảm hứng chung nhất về mùa thu. Hai câu kết của Đỗ Phủ không trực tiếp nói về cậm hứng ấy mà lại quay sang tả cảnh, tuy lạ theo cách nhìn thông tục song vẫn ít nhiều liên hệ với các câu trên do chỗ cảnh sắc mà nó miêu tả là một cảnh sinh hoạt điển hình lúc thu sang. Cho nên, tuy “đứt” song vẫn không đứt mạch hoàn toàn. Và chính chỗ đó là mối dây liên hệ để độc giả lần theo dòng mạch cảm hứng của nhà thơ. Bốn câu đầu, Đỗ Phủ dắt độc giả vào một thế giới thiên nhiên ảm đạm, bi thương lúc thu về với rừng phong tiêu điều vì sương lạnh, trời đất âm u, dòng sông cuồn cuộn sóng. Thôi Hiệu trong Hoàng Hạc lâu, chỉ nhìn khói sóng trên sông đã đủ nao lòng thốt lên “Yên ba giang thượng sử nhân sầu” (trên sông khói sóng cho buồn lòng ai). Cảnh thu trong Thu hứng còn buồn thương hơn biết bao nhiêu mà mới chỉ là phác thảo mở đầu. Đáng chú ý là Đỗ Phủ đã dùng nét đại bút lại hết sức tù tùng. Đủ cả cảnh sông núi đất trời, rừng cây tàn héo, khí núi hắt hiu, sóng như muốn vùng vẫy lên tận trời mà màn mây u ám buông xuống như khóa chặt những nẻo đường hi vọng. Cảnh càng hoành tráng thì tầm vóc của sự bế tắc càng lớn và nỗi buồn thương thêm thấm thía. Câu thơ năm và sáu thừa tiếp ý này, cộng thêm vào cái buồn của cảnh nỗi đau riêng của người tha phương:

Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ

Con thuyền buộc chặt mối tình nhà

(Nguyễn Công Trứ dịch thơ)

Trên bờ chân giậm, nghe liền tiếng ca

Sự bế tắc thoáng hiện ở những câu đầu đến đây trở nên hữu hình hơn, như sợi dây khít khao buộc chặt con thuyền hồi hương và thắt lòng khách xa quê. Nỗi buồn đau cũng cụ thể hơn và do đó mà sâu sắc hơn, xót xa hơn. Cảm xúc trữ tình của nhà thơ đã được bộc lộ đến cực điểm. Câu thơ như nhòa trong nước mắt. Thêm một câu kết trực tiếp bộc lộ tâm trạng buồn đau nữa là thừa và sẽ khiến bài thơ chìm trong bi lụy. Đỗ Phủ lại chuyển sang tả cảnh, nhưng cảnh ở đây không buồn như cảnh những câu trên, nó thậm chí lại còn nhộn nhịp nữa:

“Lo áo rét chỗ nào dao thước cũng rộn ràng,

Thành Bạch đế cao vút, tiếng nện vải về chiều nghe càng mau”

Mùa thu sang, mọi người nô nức may áo rét mới, giặt áo cũ. Tất cả dường như vô cảm với nỗi buồn thu tha phương của riêng Đỗ Phủ. Câu thơ đọc lên thoạt nghe rất vô tình song lại ẩn chứa hết bao tâm trạng.

Ở những câu thơ trên, cảnh buồn, tình riêng càng buồn, song đến đây, lại cộng thêm nôi chua xót và cảm giác lạc lõng của một nỗi niềm không biết bày tỏ cùng ai, không được ai chia sẻ, cảm thông. Nó là nỗi đau được dồn nén và được ý thức chứ không chỉ là cảm nhận như ở những câu đầu. Hơn thế, cảnh mà Đô Phủ miêu tả ở câu kết là cảnh sinh hoạt điển hình của mọi nhà lúc thu về. Với từ “xứ xứ” (nơi nơi) ở câu bảy và từ “cấp” (gấp) ở câu tám Đỗ Phủ đã lột tả được bước đi của thời gian và đem lại sắc thái mới cho cảm hứng mùa thu: Buồn thu mà không ngăn được thu về, dòng thời gian cứ trôi nhanh và cuộc sống cứ đi theo nhịp điệu của nó. Nên nhớ, Đỗ Phủ viết bài thơ này vào những năm cuối đời, mái đầu đã bạc, đường công danh thì như đã trắng tay, chỉ mong về lại quê hương mà phiêu dạt mãi ở Quỳ Châu, không sao về được. Câu kết bài Thu hứng lặng lẽ toát lên tất cả nỗi niềm chua xót tủi hận ấy của Đỗ Phủ đồng thời vân lột tả được sắc thái điển hình của cảnh và tình người lúc thu về. “Có được sức biểu hiện phong phú đến thế cũng một phần nhớ kết cấu “đứt - nối” độc đáo của bài thơ. Bởi nếu đưa câu kết này lên trên, gắn với bốn câu tả cảnh ở phần đầu thì sẽ tước đi toàn bộ giá trị biểu cảm của nó và phá hủy luôn lôgic phát triển của tứ thơ. Bài thơ “đứt” ở câu kết, “nối” cũng ở đấy, song chỗ “đứt” thì dễ thấy mà “nối” lại chìm sâu, độc giả phải tự công phu khám phá lấy, do đó mà nói rằng, những bài thơ như thế này, “nối” phải từ phía người đọc.

Với kết cấu “đứt - nối” theo dạng này, cả độc giả cũng tham gia các quá trình sáng tạo để phát hiện chỗ không miêu tả trong bài thơ, giống như xem tranh Tàu cần biết thưởng thức cái đẹp của những khoảng trống. Một truyện cười đời Minh đã chế nhạo người không biết xem tranh như sau: “Năm đời đầu Gia Tĩnh, thủ bị thái giám Cao Long ở Nam Kinh, có người biếu một bức danh họa, Cao khen:

Hay, hay lắm, nhưng có nhiều khoảng trống quá, thêm vào chỗ này cho ta cảnh “Tam anh chiến Lã Bố thì tuyệt vời”. (Trích: Truyện cười Trung Quốc, NXB Thanh Hóa, 1998, tr. 51). Không hiểu được giá trị khoảng trống trong hội họa Trung Quốc lập tức trở thành kẻ thô lậu, dốt nát đáng cười như vậy. Kết cấu “đứt - nối” trong thơ Đường cũng là nhằm tạo những khoảng trống đầy sức biểu hiện ấy. Có thể do yêu cầu ước lệ và tiết kiệm ngôn ngữ rất cao trong Đường thi mà dẫn tới sự hình thành khá phổ biến của kết cấu này. Nhưng cũng có thể đó là khúc xạ quan niệm thẩm mĩ độc đáo của người Trung Hoa thời đó. Nhà phê bình nổi tiếng Kim Thánh Thán từng quan niệm: "Văn chương hay nhất là mắt nhìn chỗ này, song không tả ngay, lại từ xa tả lại. Khi thong thả tả gần tới nơi rồi hãy dừng lại đó. Lại từ chỗ xa khác, lại thong thả tả lại, và khi sắp tới nơi rồi lại dừng lại đó... Cứ thay đổi vài ba lần như thế... Chứ không tả chỗ mắt mình nhìn nữa, để cho người đọc thoáng trông thấy chỗ đó ở ngoài văn chương”. (Mái Tây - Vương Thực Phủ, NXB Văn học, 1992, tr. 365).

Nhìn lại những bài thơ Đường có kết cấu “đứt - nối” như ở trên, thấy đều theo phép này, mà đó cũng là hình thức biểu hiện chung của phần lớn Đường thi.

Như vậy, khác với thơ ca hiện đại gây ấn tượng chủ yếu qua những yếu tố tương đối hữu thanh, hữu hình (Nhạc điệu, hình ảnh, từ ngữ...) thơ Đường cuốn hút sự chú ý của độc giả bằng cả những khoảng trông, những nốt lặng vô hình trong kết cấu và miêu tả. Đọc thơ Đường, do đó, không chỉ là đọc những mối quan hệ( n mà còn là đọc những khoảng trống, lăng nghe thanh âm của im lặng. Cho nên những người nghiện thưởng thơ Đường vẫn khuyên rằng đọc thơ hay phải thắp hương lên mà đọc và đọc xong mà không lấy một cốc lớn rót rượu tự thưởng cho mình là một lỗi lớn!- Nói như thế, vì người đọc khi hội được những khoảng trống trong thơ Đường cũng là đã khám phá thêm một chút gì về thế giới tâm linh của chính mình.

Kết cấu “đứt - nôi” đã góp phần đem lại cho thơ Đường sức hấp dẫn độc đáo ấy. Và nó cũng thể hiện một cách sâu sắc sự quấn quyện của thi và họa trong thi pháp thơ Đường.

Leave a Reply