Nghị luận văn học: Cảm nhận của em về bài "Thương vợ" của Trần Tú Xương

Khái quát tác giả:

- Trần Tế Xương, một người tài năng và tâm huyết nhưng lận đận về quan trường.

- Sáng tác trên 100 bài, chủ yếu là thơ Nôm. Nhiều thể thơ (thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, lục bát) và một số bài văn tế, phú, câu đối

=> Trữ tình, trào phúng.

Nội dung bài thơ

Bài Thương vợ:

- Đề tài: về bà Tú – người phụ nữ chịu nhiều gian truân và vất vả trong cuộc đời thực

Một trong những bài thơ hay và cảm động nhất

- Thương vợ: là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú

Công việc mưu sinh của bà Tú.

- “Quanh năm buôn bán ở mom sông”

+ Thời gian: Quanh năm : suốt cả năm, hết năm này sang năm khác, không kể mưa nắng

+ Không gian: ở mom sông: chỗ chênh vênh, dễ sụp dễ té, nguy hiểm

+ Công việc: buôn bán

=> Câu thơ vừa giới thiệu bà Tú vừa gợi lên sự gian nan, vất vả.

- “Nuôi đủ năm con với một chồng”

+ Nuôi con (năm con): chuyện bình thường

+ Nuôi chồng (một chồng): khác thường

=> Cái gánh nặng mà bà phải mang

+ “Nuôi đủ": đủ cả về số lượng và chất lượng

=> Nuôi được đàn con đông đúc đã là khó

=> Đủ cho một đức lang quân như ông Tú quả là vất vả: Bởi không chi lo cho ông ăn no, uống say, mặc ấm mà còn phải diện đẹp, phải tiêu pha, phải đầy đủ những thú phong lưu của nhà nho...

=> Liệu có thể nào nuôi đủ nếu không có nghề buôn thúng bán bưng quanh năm dãi dầu với mon sông, bến chợ? Để nuôi đủ được ngần ấy con, thêm đức ông chồng nữa thì bà Tú phải bươn chãi.

=> Bà Tú đảm đang, tháo vát và chu toàn

- Cách nói khôi hài:

+ Chồng là thứ con cần phải nuôi

+ Chồng xếp sau con: tự hạ mình

=> So sánh 5 con = 1 chồng: gánh nặng lại càng nặng hơn

=> thể hiện lòng tri ân, thương quý vợ.

Cụ thể hơn về cuộc sống tần tảo, xuôi ngược của bà Tú.

- "lặn lội thân cò khi quãng vắng”

+ “Lặn lội”: từ ghép + pháp đảo từ à nhấn mạnh nỗi gian truân, vất vả

=>Sử dụng câu đảo từ

+ “thân cò”: hình ảnh ẩn dụ à chỉ thân phận của bà Tú

+ “khi quãng vắng”: bao hàm cả không gian và thời gian (có khi ở nơi heo hút vắng vẻ chứa đầy bất trắc, hiểm nguy)

=> Câu thơ sáng tạo từ ca dao nhằm cụ thể hơn về thân phận của bà Tú: một mình đơn chiếc, tần tảo ngược xuôi.

- “Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

+ “Eo sèo”: âm thanh kì kèo, kêu ca, cáu gắt, phàn nàn giữa chợ.

+ “buổi đò đông”: chỉ nơi đông đúc người à diễn tả cảnh bà Tú chen chúc vất vả để buôn bán

- Hai câu thực đối nhau về từ ngữ:

+ lặn lội >< eo sèo

+ khi quãng vắng >< buổi đò đông

=> Hiệu quả: làm nổi bật sự vất vả, gian truân – đã vất vả vì đơn chiếc lại bươn chãi trong cảnh chen chúc chốn đông người.

Người phụ nữ chịu nhiều gian truân và vất vả trong cuộc đời thực

- Giọng thơ:

+ tràn đầy thương cảm

+ pha chút ái ngại.

Đức tính chịu đựng hi sinh vì chồng con.

- “Một duyên hai nợ âu đành phận”

+ “duyên” (1): hạnh phúc thì ít

+ “nợ”: con lẫn chồng: lo toan, bộn bề thì nhiều.

=> Tú Xương coi mình là cái nợ mà bà Tú phải mang.

+ “âu đành phận”: chấp nhận số phận, không phàn nàn, lặng lẽ hi sinh.

- “Năm nắng mười mưa dám quản công”

+ “nắng mưa”: ẩn dụ chỉ sự vất vả

+ “năm, mười”: số đếm, như nhân lên gấp bội sự nhọc nhằn

+ “dám quản công”: không nề hà, kể công

=> Bằng các thành ngữ sáng tạo, phép đối chỉnh, nhà thơ thể hiện trọng vẹn đức tính cam chịu hi sinh vì chồng con của bà Tú. Đó là truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.

- Âm điệu hai câu thơ:

+ vừa là lời Tú Xương trách mình

+ vừa là lời than cho tình cảnh người vợ hiền sống cam chịu vì chồng vì con.

=> Ở ngoài xã hội, bà Tú là người phụ nữ tảo tần, bươn chãi dù mưa hay nắng, lúc lặng lẽ âm thầm đơn chiếc, lúc lúc chen chúc chốn đông người thì chịu bao nhiêu tiếng chì chiết để chu toàn cho cuộc sống gia đình.

=> Trở về gia đình, bà Tú là người vợ nhu hoà, hiếu thuận, không phàn nàn cáu gắt với chồng con.

Lời tâm sự của nhà thơ.

- Thương vợ mà bật ra thành hành động qua ngôn ngữ trực tiếp:

+ chửi thói đời: thói quen đáng trách được mặc nhiên công nhận à tập tục bất công của nho giáo: không cho ông được thương vợ thiết thực, không cùng vợ lặn lội, eo sèo

+ Vậy nên ông tự trách: “Có chồng hờ hững cũng như không”

- Đằng sau tiếng chửi xã hội, chửi mình là những giọt nước mắt của nỗi đau, của tâm tràn phẫn uất, của bi kịch.

+ Bi kịch của Tú Xương: từng nuôi mộng “bia đá bảng vàng” “cho sang mặt vợ”

+ Bi kịch của xã hội: chữ Hán đến thời mạt vận, thi cử lộn tùng phèo

+ Rốt cục: Tú Xương trở thành kẻ vô tích sự, ăn bám vợ à tê tái, đớn đau.

Leave a Reply