Nghị luận văn học: Lập dàn ý cho bài: Phân tích khổ 2 và 3 của bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ"

Ý chính trong bài:

- Khổ 2:

+ Không gian được mở rộng ra, đó là khung cảnh trời mây sông nước buổi đêm tối

+ Mặc cảm chia lìa đã hiện lên trong từng câu chữ.

+ Cảnh vật chất chứa đầy tâm trạng.Tất cả hiện lên như một sự ngang trái,trớ trêu.Gios và mấy vốn không thể tách rời,thế mà sự chia lìa đã chia lìa những thức vốn không thể chia lìa.=> Cách ngắt nhịp 3-4, nghệ thuật tiểu đối.==>Nhận mạnh sự chia rẽ.

+ Dòng sông như bất động,không muốn chảy,như đánh mất cả sự sống của mình."Buồn thiu" là cách nhân hóa con sông thành một sinh thể có tâm trạng vừa gợi hình vừa gợi cảm.

+ "Hoa bắp lay " :sự lay động rất nhẹ.=>sự níu giữ vu vơ ,một lưu luyến vô vọng của kẻ bị chia lìa.Động từ lay tự nó đứng một mình không vui không buồn nhưng đặt trong câu thơ này lại tạo một nỗi buồn hiu hắt.

Dòng sông như bất động

+ Thuyền ai :đại từ phiếm chỉ "ai"tạo nên tính bất định cho chủ thể "thuyền:-->xa vời ,diệu vợi mông lung.

+ Thủ pháp huyền ảo hóa

"Bến sông trăng " : ánh trăng tràn ngập khung cảnh dòng sông-->Đẹp,gợi cảm ,lãng mạn.

"Thuyền chở trăng " :bóng trăng soi dưới mặt nước,cạnh bóng thuyền

==>Không gian tràn ngập ánh trăng,hư thực huyền aỏ thơ mộng.

+ Thủ pháp ẩn dụ:

Trăng: hình ảnh quen thuộc,ám ảnh trong thơ Hàn Mặc Tử,là biểu tượng của tình yêu,của hạnh phúc.

Thuyền chở trăng :thuyền chở hi vọng ,chở sự sống,chở hạnh phúc.

==>Khung cảnh thiên nhiên xứ Huế thơ mộng,mang sắc thái ảm đạm,hiu hắt,rời rạc,càng về sau càng hư ảo,mang nặng dự cảm chia lìa.

===>Nhà thơ ao ước trăng về với mình như một niềm tin cậy,một khao khát .Chữ "kịp"thể hiện tính bi kịch về thân phận con người,đó là sự ám ảnh về thời gian,ám ảnh sự chia lìa.

- Khổ 3:

+ Tâm trí nhà thơ hoàn toàn chìm vão cõi mộng. Tác giả đang hướng về thế giới thắm sắc ở bên ngoài,hình ảnh về khách đường xa là hình ảnh đậm nét nhất,rực rỡ nhất và gây tuyệt vọng nhất.

+ Nhìn không ra là cách nói để cực tả sắc trắng.Trắng một cách kì lạ,bất ngờ chứ không phải là sự thừa nhận về nhìn không ra.Trong thơ của Hàn Mặc Tử ta vẫn thường gặp lối nói ấn tượng như vậy:

"Chết rồi xiêm áo trắng như tinh"

hay "Chị ấy năm nay còn gánh thóc

Dọc bờ sông trắng nắng chang chang."

+ "ở đây sương khói mờ nhân ảnh"nhà thơ trở về với thực tại của bản thân.NHà thơ đã tưởng tượng ra cuộc gặp gỡ giữa anh và em,anh gặp em nhưng không nhận ra,còn em lại ngỡ anh là một khách đường xa?Cuối cùng ,tất cả đều đỗ lỗi cho sương khói.

==>Ý thơ thể hiện nỗi trống vắng,cô đơn trong một tâm hồn tha thiết yêu thương con người và cuộc đời.ở đây,sự tồn tại của nhà thơ sao quá đỗi mong manh,không biết mình có được đón nhận tình người đậm đà của cuộc đời không ? Người đọc càng thuwong cảm cho một con người tài hoa bạc mệnh.Từng say đắm với một mối tình đơn phương,nhưng suốt đời phải sống trong cô đơn lạnh lẽo.

Và dù cái đề ko yêu cầu thì cũng phải có thêm phần đánh giá nghệ thuật:

- Hình ảnh thơ độc đáo,gợi hình gợi cảm.

- Ngôn ngữ trong sáng,tinh tế mà đa nghĩa.

- Ẩn dụ, câu hỏi tu từ,điệp từ,nhân hóa được sử dụng triệt để.

Leave a Reply