Nghị luận văn học: Phân tích bài Thu điếu tác giả Nguyễn Khuyến

Mùa thu là đề tài vô tân của thơ ca .Có nhiều nhà thơ mượn mùa thu dể nói lên cảm xúc của mình. Xuất sắc nhất có nhà thơ Nguyễn Khuyến. Ông được mệnh danh là nhà thơ lành cảnh quê hương Việt Nam của mùa thu Việt Nam. Bởi ông nổi tiếng với ba bài thơ: Thu điếu, thu ẩm, thu vịnh. Tiêu biểu nhất là bài thơ “ Thu điếu”.

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

Tựa gối buông cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Đây là bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đương luật, có bốn phần : đê, thực, luận, kết đầy đủ như những bài thơ đường luật khác nhưng bài thơ này không thể phân tích theo cấu trúc đó. Vì nếu phân tích như vậy sẽ làm cho bài thơ này khô cứng. Chúng ta sẽ không thấy được tâm trạng của tác giả trước cảnh vật, tâm tư của tác giả trước cuộc đời, sẽ không thấy được cảnh đẹp mùa thu của làng quê Việt Nam, sẽ không thấy được đặc sắc của miền quê Bắc bộ...mà nhà thơ đã gửi gắm trong đó. Vì vậy chỉ có thể thưởng thức bài thơ theo mạch cảm xúc, không gian thời gian , cảm xúc, đường nét...

Trước hết chúng ta tìm hiểu cảnh thu của quê hương làng cảnh VN qua cái nhìn của Nguyễn Khuyến. Tác giả cảm nhận cảnh thu với nhiều điểm nhìn khác nhau . Cảnh thu được đón nhận từ gần đến xa, rồi từ xa đến gần: từ chiếc thuyền câu, mặt ao, bầu trời; rồi từ bầu trời trở về ngõ trúc rồi trở lại ao thu quay lại thuyền câu. Với cách nhìn ấy không gian mùa thu, cảnh sắc màu thu được mở ra nhiều hướng thật sinh động

Cũng chính nhờ điểm nhìn đó mà bức tranh mùa thu trở nên thơ mộng với màu sắc đường nét.. thông thường tính nổi bật của mùa thu là chiếc lá vàng. Tuy nhiên trong bài thơ chỉ toàn một điệu xanh: màu xanh trong của nước, màu xanh biếc của sóng, màu xanh ngắt của da trời, màu xanh rợp của ngõ trúc, màu xanh mới thấy nổi bật một màu vàng của chiếc lá rơi , làm cảnh mùa thu trở nên sinh dộng

Cũng chính nhờ điểm nhìn đó mà bức tranh mùa thu trở nên thơ mộng với màu sắc đường nét.. thông thường tính nổi bật của mùa thu là chiếc lá vàng. Tuy nhiên trong bài thơ chỉ toàn một điệu xanh: màu xanh trong của nước, màu xanh biếc của sóng, màu xanh ngắt của da trời, màu xanh rợp của ngõ trúc, màu xanh mới thấy nổi bật một màu vàng của chiếc lá rơi , làm cảnh mùa thu trở nên sinh động một cảnh độc đáo, mãi hến sau này người đọc lại thưởng thức được một “tiếng thu” của Lưu Trọng Lư:” Lá thu rơi xao xạc” cũng hay, cũng đặc sắc nhưng chiếc lá vàng của Nguyễn Khuyến đã làm cho mùa thu Bắc Bộ, mùa thu Việt Nam trở nên có hồn thơ hơn. Còn nói về đườn nét, chuyển động thì lại hết sức nhẹ nhàng , sâu lắng...mang cái thanh bình yên ả của làng quê khi đất trời bước vào thu. Sáng thì “ hơi gợn tí” còn chiếc lá vàng chỉ “khẽ đưa vèo”. Trên trời những tầng mây “ lơ lững” không muốn trôi, dưới ao những con cá khẽ đớp động chân bèo. Đặc trưng của gió thu : gió heo may thổi nhè nhẹ. Cũng từ đó ta nhận ra đi câu chỉ là cái cớ thực chất là đi du noạn, đi ngấm cảnh để thả hồn mình vào thiên nhiên...

Không gian của mùa thu là một đặc điểm không kém phần quan trọng. Không gian mùa thu trong bài: tĩnh lặng, vắng người, vắng tiếng.

“Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”

Mùa thu là đề tài vô tân của thơ ca

Câu thơ cũng đã cho thấy một cảnh mùa thu với những chuyển động đều, rất nhẹ, rất khẽ sóng” hơi gợn tí”, mây thì “lơ lững” lá chỉ “ khẽ đưa”. Trong một bầu không khí yên lặng đó thì ở dưới có vài con cá đớp động dưới chân bèo. Càng làm tăng thêm sự yên lặng đến nổi nghe cả tiếng cá ăn mồi. Tác giả đã dùng nghệ thuật lấy “động” để tả “ tĩnh”nghĩa là nói cảnh không có âm thanh thì không đúng, mà có đó là tiếng cá đớp. Những âm thanh này không làm cho cảnh vật thêm sôi động lên mà ngược lại càng vắng lặng yên ắng. Ta liền tưởng đến bài thơ “ Qua đèo ngang” của Bà Huyện Thanh Quan. Trong một cảnh đèo ngang vắng vẻ thưa người với những tiếng chim rừng, chim đa đa, chim quốc. Những âm thanh ấy không làm cảnh vật thiên nhiên nhộn nhịp mà còn làm ngược lại làm cảnh đèo ngang thêm buồn, hiu quạnh, thưa người. Đó cũng là một cách mà các nhà thơ nổi tiếng thường hay lấy “động” tả “tĩnh”.

Thực ra mặc dù bài thơ nói về việc tác giả đi câu cá nhưng mục đích của tác giả chỉ mượn việc đi câu cá để đi ngắm cảnh thiên nhiên đi đây đi đó. Tác giả đi ngắm cảnh mùa thu để vơi đi nổi buồn, để không phải lo lắng về những uẩn khúc của sự đời. Nghĩa là qua bức tranh thu ta thấy được tình cảm và tâm trạng của nhà thơ. Đằng sau bức tranh ấy (dả dược cảm nhân tinh tế bằng những nét vẽ đặc trưng nhất), ta hiểu dược tình cảm của nhà thơ tình yêu thiên nhiên, đất nước sự gắn bó thiết tha thiết tha với những gì bình dị ở quê hương. Bài thơ nói đến chiện câu cá, nhưng thực ra tâm hồn nhà thơ dang tĩnh lặng để đón nhận cảnh thu, để chìm đắm trong suy tư về thời thế, về đất nước.. Bởi vì có tĩnh lặng nên mới cảm nhân được độ rơi khe khẽ của lá, đặc biệt là âm thanh rất nhỏ của tiếng cá đớp mồi dưới chân bèo. Trong không gian tĩnh lặng của mùa thu cũng nói lên được nỗi buồn cô quạnh, uẩn khúc thầm kín trong tâm hồn của một con người cáo quan về quê ỏ ấn nhung trong lòng vẫn đầy nỗi ưu tư.

Leave a Reply