Nghị luận văn học: Phân tích giá trị nhân đạo trong văn học trung đại

Ý chính trong bài:

- Văn học trung đại thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Bởi lẽ: tác phẩm mang nội dung nhân đạo xuất hiện nhiều, xuất hiện liên tiếp vs nhiều tác phẩm có giá trị lớn như "Truyện Kiều", "Chinh phụ ngâm", "Cung oán ngâm khúc", thơ Hồ Xuân Hương,...

- Văn học giai đoạn này vẫn tiếp tục nội dung nhan đạo đã có trong văn học các giai đoạn trước. Đó là niềm thương cảm trc cuộc sống đau khổ của nhân dân: "Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy, Mất ổ bầy chim dáo dác bay" (Chạy giặc). Đó là sự đề cao truyền thống đạo lí nhân nghĩa, thương yêu con người, cuuws giúp con người: "Tôi xin ra sức anh hào, Cứu người ra khỏi lao đao buổi này" (Truyện Lục Vân Tiên),...

Tác phẩm mang nội dung nhân đạo

- Cảm hứng nhân đạo trong giai đoạn này có những biểu hiện mới so với giai đoạn trước. Đó là sự đề cao quyền sống của con người, nhất là con người trần thế. Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói của khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc: "Tài tử văn nhân ai đó tá, Thân này đâu đã chịu già tom" (Tự tình-bài 1); "Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con " (tự tình-bài 2). Ý thức về cá nhân đậm nét hơn trong nhiều sáng tác văn học. "Bài cac ngát ngưởng" của Nguyễn Công Trứ thể hiện nhu càu đc tự do, hơn nữa là nhu cầu đc tự do bộc lộ bản lĩnh cá nhân, sở thik cá nhân. "Ngất ngưởng" ở Nguyễn Công trứ thực chất là phong cách sống tôn trọng cá tính ko ép mình một cách thái quá hoặc giả tạo trong khuôn khổ của chủ nghĩa "Khắc kỉ phục lễ", "ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ là sống trung thực vs chính mình.

Leave a Reply