Nghị luận văn học: Phân tích khổ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận

Ý chính trong bài:

"Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều xa

Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà"

*Phân tích thiên nhiên tạo vật qua tâm hồn Huy Cận: buồn nhưng cũng có khi bộc lộ một vẻ đẹp kì vĩ, nên thơ "Lớp lớp mây cao đùn núi bạc". Mây trắng hết lớp này đến lớp khác như nhg~ búp bông trắng khỏng lồ cứ liên tiếp nở ra, ánh trời chiều chiếu vào trông như những quả núi dát bạc mọc nên giữa nền trời cao xanh.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

- Chữ "đùn" rất tạo hình và gợi cảm

- Hình ảnh cánh chim bay liệng tuy có gợi ra 1 chút ấm cúng cho cảnh vật nhưng vẫn không vơi đi được nỗi buồn của thi nhân. Bởi cánh chim chiều trông thơ Huy Cận có nét đặc sắc riêng của nó.

+ Cánh chim trong thơ Huy Cận xuất hiện giữa "lớp lớp mây cao đùn núi bạc" , đúng là cánh chim chiều trong "thơ mới"

+ Nó nhỏ nhoi, é bỏng, cô đơn và mông lung hơn trc cảnh sông nc mây trời bao la.

+ Nghệ thuật đối lập hình ảnh cánh chim nhỏ bé vs vũ trụ bao la ~~> không gian như bát ngát và do đó cũng xa vắng buồn bã hơn.

*Tâm tư của thi nhân:

- "Lòng quê dợn dợn vời con nước ": từ láy "dợn dợn" rất gợi cảm; "vời" là xa, "con nước" là thuỷ triều đang lên. "dợn dợn vời con nước" vừa là hình ảnh vừa là tâm trạng. Nó vừa tả sóng lan ra, vừa gợi cảm giác buồn cô đơn như đang trải ra vô tận.

- Câu cuối: Nỗi buồn của nhà thơ trong chiều sâu thăm thẳm của nó cũng có nguyên nhân rất cụ thể, đó là nỗi buồn của ng` xa quê chạnh lòng nhớ tới quê hương, xứ xở.

~> Niềm thg nhớ quê hg của Huy Cận mãnh liệt, sâu sắc, cao độ, trở thành 1 tình cảm thường trực: sông càng vời rộng, nỗi buồn nhớ quê hg càng da diết, cháy bỏng

-> 2 câu cuối khép vừa khép lại bức tranh phong cảnh vừa mở ra 1 nỗi lòng.

Leave a Reply