Nghị luận văn học: Tình yêu con người, tình yêu cuộc sống qua 2 bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử và "Tràng Giang" của Huy Cận

Ý chính trong bài:

I. Tình yêu con người và cuộc sống qua bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" là:

- thể hiện khá rõ qua 4 câu đầu:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên

Vườn ai mướt qua xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền

- Câu đầu: vừa như 1 lời trách móc, 1 lời mời của 1 cô gái xứ Huế vừa như 1 hoài niệm của nhân vật trữ tình khi nhớ về những kỉ niệm, quãng thời gian sống ở xứ Huế. Nỗi nhớ nhung muốn 1 lần về thăm Huế nhưng đành bất lực vì bệnh tật => tình yêu xứ Huế, nói rộng ra là tình yêu cuộc sống tha thiết dù đang lâm trọng bệnh.

Tình yêu con người và cuộc sống

+ 3 câu sau: tình yêu thiên nhiên, con người được thể hiện qua cái nhìn đầy mới mẻ, khoẻ khoắn của tác giả qua tia nắng ban mai đầy tinh khôi chiếu qua hàng cau, qua màu xanh như ngọc đầy sức sống, trẻ trung và rạo rực, qua hình ảnh con ngươi thấp thoáng ẩn hiện sau lá trúc.

- 2 câu cuối của khổ 2:

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó?

Có chở trăng về kịp tối nay?

+ 1 bức tranh dòng sông đầy trăng thật đẹp và huyền ảo nhưng lại gây ám ảnh, day dứt trong lòng người đọc bởi câu hỏi cuối: "Có chở trăng về kịp tối nay?". Từ "kịp" như thể hiện nỗi ám ảnh của tác giả về bước đi của thời gian. Mạng sống của nhà thơ được đếm khắc khoải từng ngày từng giờ, thời gian cứ trôi qua vô tình. Những con người ham sống, yêu cuộc sống thiết tha đều là những con người luôn sợ bước đi lạnh lùng của thời gian.

- Câu cuối bài: Ai biết tình ai có đậm đà?" vừa là 1 niềm hoài nghi vừa bao hàm cả 1 niềm tin sâu kín, 1 sự hoài nghi của 1 cõi lòng yêu đời thiết tha, yêu sống.

II/ Tình yêu con người và tình yêu cuộc sống trong bài thơ Tràng Giang:

- Thoạt nhìn cả bài thơ như mang 1 tâm trạng buồn bã, u sầu trước cái mênh mông vô tận cua vũ trụ, cảm giác cô đơn, bé nhỏ của cái tôi lạc loài. Nhưng đó chỉ là bề nổi, ẩn đằng sau đó là cả 1 niềm yêu sống, yêu con người thiết tha. Điều đó được thể hiện qua mấy câu thơ sau:

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều​

Tình yêu con người và tình yêu cuộc sống trong bài thơ Tràng Giang

+ Quá chán trước cái yên tĩnh không cùng của cảnh sông nước trước mắt, nhà thơ lắng tai gnhe, hy vọng nghe thấy 1 chút gì đó từ âm thanh của cuộc sống, tín hiệu của hoạt động con người nhưng vọng lại chỉ là tiếng làng xa đã vãn chợ chiều - âm thanh thê lương, tan tác, buồn bã và hiu quạnh. Nhưng tác giả vẫn không nguôi tìm kiếm:

Mênh mông không một chuyến đò ngang

Không cầu gợi chút niềm thân mật​

+ Một lần nữa, nhà thơ cố tìm lai mối gia cảm giữa người với người qua việc tìm kiếm hình ảnh "chuyến đò" , "cây cầu" và gửi gắm qua cụm từ "niềm thân mật" - tình cảm thân tình, nồng ấm giữa người với người. Cuối cùng là tình yêu quê hương đất nước, mở rộng ra là tình yêu cuộc sống thể hiện rõ ở 4 khổ thơ cuối:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều xa

Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.​

- Ở cả 2 bài thơ đều chất chứa tình yêu cuộc sống và con người nhưng vẫn có sự khác nhau:

+ một bên là tình yêu khắc khoải, vô vọng của 1 con người mà sự sống đnag đứng bên bờ của vực thẳm.

+ một bên là tình yêu tha thiết của cái "tôi" bơ vơ, cô đơn giữa xã hội lạnh lùng, bóp nát bao ước mơ, hoài bão của con người.

Leave a Reply