Nghị luận về câu nói của Bác Hồ: Có tài mà không có đức thì là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm gì cũng khó

Hồ Chí Minh là biểu trưng cho một trình độ đạo đức mới trong văn hoá Việt Nam. Trong tư tưởng đạo đức của mình, Hồ Chí Minh đã phát triển các giá trị đạo đức dân tộc, tiếp biến tinh hoa đạo đức nhân loại, xác lập nhiều chuẩn mực đạo đức mới trong văn hoá Việt Nam, xác lập nhiều chuẩn mực đạo đức mới trong văn hoá Việt Nam. Chính điều đó đã làm nên sắc thái mới cho các giá trị đạo đức của thời đại mang tên Người – thời đại Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà Người ít quan tâm hay xem nhẹ yếu tố tài. Ngược lại, theo Người giữa đức với tài, hồng với chuyên phải gắn bó chặt chẽ nhau, bổ trợ nhau mới làm nên sự hoàn thiện trong nhân cách của con người. Luận điểm nổi tiếng mà Người đã nêu ra rằng: “Có tài mà không có đức là người vô dụng; có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.

Có đức mà không có tài thì làm gì cũng khó

Trong suốt cuộc đời hoạt động, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề đạo đức, nhất là đạo đức cách mạng. Những thành quả mà Người để lại trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn xứng đáng để giới nghiên cứu khẳng định Hồ Chí Minh là “một nhà đạo đức học lớn”[1], và “tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một biểu trưng cho trình độ đạo đức mới trong văn hoá Việt Nam”[2]. Tuy nhiên, coi trọng đức không có nghĩa là Hồ Chí Minh xem nhẹ tài mà theo Người giữa chúng không thể có mặt này mà thiếu mặt kia, đức và tài phải tương hỗ cùng nhau, thống nhất hữu cơ với nhau mới giúp cho con người, nhất là người cán bộ, đảng viên hoàn thành nhiệm vụ cách mạng cũng như hoàn thiện nhân cách bản thân. Nói cách khác, đức và tài là hai phẩm chất không thể thiếu của một người cán bộ, đảng viên tốt. Ở đó, đức là nền tảng của tài, định hướng cho tài năng phát triển và phát triển đúng hướng – tức phục vụ nhân dân và cách mạng. Ngược lại, tài là thành tố góp phần tạo nên đức, phát huy tác dụng của đức, hoàn thiện đức.

“Đức là gốc” là quan điểm cổ xưa có từ trong chủ thuyết “đức trị” của Nho giáo. Ở Hồ Chí Minh cũng có quan điểm tương đồng như thế nhưng lại là một sự khác biệt căn bản, vì cái “gốc” của đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức mới – đạo đức cách mạng mang bản chất chủ nghĩa cộng sản, có kế thừa, phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa đạo đức nhân loại; còn cái gốc của đạo đức Nho giáo phong kiến là những giáo điều, những mệnh đề cực đoan trói buộc con người vào một chế độ đẳng cấp hà khắc, phản dân chủ.

Theo Hồ Chí Minh, nhiệm vụ cách mạng là vô cùng “to tát”, nặng nề và gian khổ nhưng người cách mạng sẽ hoàn thành sự nghiệp cách mạng một cách vẻ vang nếu xây rèn được nền tảng đạo đức. Người nói: “Cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây cũng phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đức, không có căn bản thì tự mình đã hủ hoá, xấu xa thì còn làm nổi việc gì”[3]. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Nhưng quần chúng chỉ quý mến và đi theo cách mạng khi người dẫn dắt họ có tư cách đạo đức chứ không phải yêu mến và theo vì người đó “viết lên trán hai chữ công sản”[4]. Cách mạng thành hay bại là do cán bộ tốt hay kém, cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay không. Bởi vì, đạo đức là một trong những nhân tố thể hiện bản lĩnh cách mạng của người cán bộ – nhân tố góp phần làm nên thành công của cách mạng. Bản lĩnh của người “có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè lùi bước…”, không mềm lòng, nản chí xuôi tay. Lịch sử của Đảng cũng như dân tộc ta đã chứng minh các tấm gương anh hùng liệt sỹ như Trần Phú, Nguyễn Văn Trỗi, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai… là những cán bộ có đạo đức cách mạng, vì lý tưởng, lợi ích của cách mạng, của dân tộc mà đã không lùi bước trước mọi gian nguy, mọi kẻ thù hung ác để rồi sẵn sàng gạt qua lợi ích riêng tư, hy sinh cả bản thân để bảo vệ Đảng và cách mạng. Ở hoàn cảnh ngược lại với người cán bộ có đạo đức cách mạng cũng vậy, “khi gặp thuận lợi và thành công vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn”, không say sưa, kiêu ngạo, tự cao tự đại, công thần, xa rời quần chúng nhân dân. Khi thành công, nếu không có đạo đức cách mạng, cán bộ dễ lên mặt, dạy đời và ưa thích người khác tâng bốc mình, nịnh nọt mình, hay khoe khoang, vênh váo cho rằng ai cũng kém cỏi không giỏi bằng mình nên không thèm học hỏi quần chúng, không muốn người khác phê bình … Cán bộ khi đã mắc bệnh đó thì dù trước đó có thành công cũng bị quần chúng xa lánh, chán bỏ, và đương nhiên dù có tài giỏi mấy cũng không thể tổ chức, lãnh đạo nhân dân. Mất đạo đức thì dù thành công có to lớn đến rồi cũng sẽ đi đến chỗ suy vong, “công cốc”.

Đức là gốc vì nó có ý nghĩa quyết định thái độ, lập trường tư tưởng chính trị của người cán bộ, đảng viên và quyết định mục tiêu, lý tưởng mà họ phấn đấu. Đức là gốc còn vì trong đức đã có tài, bởi khi người cán bộ cách mạng có đức sẽ thường xuyên đòi hỏi với chính bản thân việc học tập, nâng cao trình độ, tài năng để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Bản chất của đạo đức cách mạng đã tiềm ẩn một nội lực khiến cho con người phải vươn lên không ngừng để thực hiện những hoài bão của mình. Không có ý chí, sự quyết tâm, lòng dũng cảm, thái độ cần mẫn học tập thì không thể gọi là người có đạo đức. Không hề có đạo đức dành cho những kẻ lười nhác. Phải có đức mới đi đến cái trí. Có cái trí mới đi đến tài năng. Nói cách khác, đức là tiền đề, động lực, là mảnh đất màu mỡ để ươm mầm và phát triển tài năng. Chân lý hiển nhiên đó đã được chứng minh một cách sống động bằng chính cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. Cái đức sâu thẳm và bao la ở Hồ Chí Minh là lòng yêu nước, thương dân. Chính lòng yêu nước là nội động lực thôi thúc Người ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân và sẵn sàng chịu đựng mọi gian lao khổ ải nhằm giành bằng được độc lập cho dân tộc, thống nhất cho Tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho đồng bào mình. Sau này, Người bộc bạch: “Lúc đầu, chính chủ nghĩa yêu nước, chứ không phải là chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi đi theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ 5 Hơn thế nữa, thực tiễn cuộc sống đã chứng minh rằng tài năng của con người có được không phải là bẩm sinh hay thiên phú mà phần nhiều là do sự cần mẫn, nhọc nhằn trong học tập, rèn luyện và tranh đấu mà có được. Ý chí và sự khổ luyện đó chính là những phẩm chất đạo đức cơ bản để gầy dựng nn tài năng cũng như giữ gìn và phát triển nó. Có thể nói, đức có rộng thì tài mới cao, tài mà hèn là do đức mọn. Điều đó giống như gốc (đức) có bền và sâu thì cây mới có nhiều điều kiện phát triển nhanh để đơm hoa kết trái (tài)Đức là một phạm trù có biểu hiện vô cùng rộng lớn trong đời sống xã hội. Làm nên tài không chỉ có ý chí, lòng dũng cảm… mà còn có lòng tự trọng. Khi lượng sức mình đã cố mà không vươn lên được thì họ sẵn sàng nhường bước, học tập và ủng hộ người tài đức hơn mình để gánh vác việc dân việc nước. Đó cũng có nghĩa là cái tài của việc phát hiện và trọng dụng nhân tài. Chỉ có vậy nhân tài trong xã hội mới không bị thui chột, lãng phí mà ngược lại được được sinh sôi nảy nở như hoa giữa mùa xuân!

Có tài mà không có đức thì là người vô dụng

Ngược lại, có đức mà không có tài cũng thành vô dụng. Cách mạng không thể thành công được chỉ với cái tâm trong sáng, với lòng nhiệt thành mà nó phải được kết hợp và chỉ dẫn bởi cái tài, bởi năng lực thông tuệ. Về điều này, Lênin- một lãnh tụ thiên tài của Cách mạng vô sản tháng Mười Nga đã nêu lên một công thức rất khái quát là: sự nhiệt tình + ngu *** = phá hoại. Trên thực tế, có cán bộ cách mạng có tâm trong sáng, lương thiện nhưng không có tài, có tri thức và năng lực tương xứng với đòi hỏi của cách mạng rốt cục vẫn bị người khác chi phối, lái theo họ, thành cái bóng của họ.

Tài năng được phát huy cao độ nhất chính là đem lại lợi ích cho dân, cho nước – đó cũng chính là đức lớn nhất. Bất tài, không có khả năng đem lại lợi ích cho con người, nhất là những người lao động chân chính, người lao khổ; không cống hiến được gì cho xã hội thì không thể coi là người có đạo đức theo đúng nghĩa của nó. Nhưng cốt yếu của vấn đề là cái tài đó phải được sử dụng vì đức, phục vụ cho đức nếu không nó trở nên mất phương hướng, thành vô dụng và thậm chí là gây nguy hại cho con người và sự tiến bộ xã hội. Chính vì vậy, ở Hồ Chí Minh, đức và tài đều được Người đề cao, quý trọng nhưng quan trọng và cần thiết là chúng phải gắn chặt với nhau, hỗ trợ nhau. Trong Bài nói chuyện tại Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ hai, ngày 7/5/1958, Hồ Chí Minh đã dặn dò đối thanh niên sinh viên rằng: “… thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho loài người”[6]. Một năm sau đó, năm 1959 trong Bài nói tại lớp học chính trị của giáo viên của Bác Hồ có đoạn: “Chính trị là đức, chuyên môn là tài. Có tài mà không có đức là hỏng. Có đức mà chỉ i, tờ (tức không có chuyên môn, có tài – NVH) thì dạy thế nào? Đức phải có trước tài”[7]. Hồ Chí Minh còn lưu ý đức và tài phải tương hỗ nhau, thống nhất nhau, nhưng đạo đức được đòi hỏi trước tiên, đức là gốc. Người còn nhấn mạnh: “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hoá, chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức”[8]. Có thể nói, theo Hồ Chí Minh bất luận ở ngành nghề nào, trong hoàn cảnh thế nào dù là những con người bình thường cũng phải luôn trau dồi cả đức lẫn tài và sẽ càng cần thiết hơn đối với người cán bộ, đảng viên, những người gánh vác trọng trách đối với đất nước, với nhân dân

Leave a Reply