Nghi luận về câu tục ngữ: Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau

* Mở bài:

- Giới thiệu câu tục ngữ, có ý nghĩa giáo dục những kinh nghiệm sống cách xử thế giữa cá nhân với cộng đồng xã hội.

* Thân bài:

- Giải thích và bình luận nghĩa đen:

+ Ăn cỗ đi trước: Khi có lễ hội, đám giổ thì chen chân đến trước hưởng thức ăn ngon;

Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau

+ Lội nước theo sau là đường đi dưới nước có những hố sâu gập ghềnh, rủi ro nguy hiểm, nên không muốn lên trước

-> Chỉ thích sung sướng.

- Nghĩa bóng: là câu tục ngữ khuyên mánh khóe trong cuộc sống nhưng qua đó lại:

+ Phê phán những kẻ sống vụ lợi, nhanh hơn người để nắm bắt thời cơ.

+ Phê phán những kẻ lười biếng hèn yếu, đùn đẩy nguy hiểm khó khăn cho đồng bào, hết sức mánh khóe.

- Liên hệ thực tế:

+ Hiện nay có nhiều người không làm chỉ muốn chơi, quan chức thì không nghĩ việc nước, không giúp đời sống nhân dân ổn định, giúp nước, nặng tư tưởng ngồi chờ, trái đạo lí dân tộc, chỉ thích sung sướng, không muốn làm.

- Những cũng có biết bao nhiêu người hi sinh cả tính mạng vì đất nước: Phan Đình Giót, Võ Thị Sáu,..

Kết luận:

Liên hệ bản thân, cần sống nhiệt huyết, lí tưởng trong sáng, đi đầu: sống có trách nhiệm với đất nước và cuộc đời. Học tập để làm hành trang vào đời. “ Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”.

Leave a Reply