Nghị luận về nhận vật ông Hai trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân

DÀN Ý

Thân bài:

_Luận điểm 1: tình yêu làng 

+ Luận cứ 1: niềm tự hào, kiêu hãnh của ông Hai về làng của mình

- Dù đã rời làng nhưng ông vẫn: 

+ Nghĩ về làng của mình, nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em 

+ Lo lắng, nhớ đến làng: “Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá ”

+ Luận cứ 2: tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu đi theo giặc:

- Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi.

- Lúc đầu ông không tin nên hỏi lại.

- Ông quá xấu hổ nên đã chép miệng, đánh trống lảng: "Hà, nắng gớm, về nào…" rồi cúi mặt mà đi.

Nghị luận về nhận vật ông Hai trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân

- Khi về nhà, ông nằm vật ra gường. Tối hôm đó thì trằn trọc không ngủ được. 

- Ông nhìn dám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng việt gian rồi khóc.

- Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.

- Lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ và ko chứachấp việt gian.

+ Luận cứ 3: tâm trạng ông Hai sau khi nghe tin làng được cải chính

- Mặt ông hai vui tươi, rạng rỡ hẳn lên.

- Về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin.

- Ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình.

_Luận điểm 2: tình yêu nước :

- Tình yêu làng là cơ sở cho tình yêu nước. 

- “Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!” khi nghe các tin dân ta đánh Tây từ phòng thông tin.

- Ông và con ông đều ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh (cuộc đối thoại giữa 2 cha con gần cuối bài – đoạn chữ nhỏ).

BÀI LÀM THAM KHẢO

Hình ảnh người nông dân với bản chất truyền thống cùng những chuyển biến mới trong tình cảm của họ vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh động và độc đáo ở một con người, nhân vật ông Hai. Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” ám ảnh người đọc vì sự bình dị và tấm lòng yêu quê hương, đất nước.

Ông Hai là người nông dân rời làng đi tản cư, nhưng trong lòng ông vẫn đau đáu nhớ thương về quê hương. Ông Hai có một tình yêu làng quê thật mãnh liệt. Mỗi khi nói đến cái làng Chợ Dầu quê ông nổi tiếng khắp vùng Kinh Bắc, ông đều kể bằng giọng say mê náo nức lạ thường. Nào là làng mình nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh; nào là đường làng toàn lát đá xanh, trời mưa đi từ đầu làng đến cuối làng không hề lấm gót, ngày mùa phơi thóc phơi rơm thì tốt thượng hạng… Yêu mến, hãnh diện về làng mình, nên ông Hai mắc tật hay khoe. Theo ông thì cái gì của làng Chợ Dầu quê ông cũng hơn hẳn thiên hạ.

Ông Hai được Kim Lân xây dựng bằng thứ ngôn ngữ bình dị, gần gũi và chân chất nhất. Ông Hai hiện lên trên trang viết của Kim Lân là người yêu quê hương, tự hào về quê hương. Dù rời làng đi tản cư nhưng ông Hai luôn mang theo tình yêu ấy đi kể với mọi người. Ông khoe với mọi người làng của ông đẹp lắm, giàu có lắm, đậm tình người lắm “làng mình nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh; nào là đường làng toàn lát đá xanh, trời mưa đi từ đầu làng đến cuối làng không hề lấm gót, ngày mùa phơi thóc phơi rơm thì tốt thượng hạng”.

Ông Hai luôn mang theo tình yêu ấy đi kể với mọi người

Qua lời kể của ông ta có thể thấy làng chính là ngôi nhà chung cho cộng đồng, họ mạc. Đời này qua đời khác, người nông dân gắn bó với cái làng như máu thịt, ruột rà. Nó là nhà cửa, đất đai, là tổ tiên, là hiện thân cho đất nước đối với họ..

Nơi mà ông luôn nhớ về là làng Chợ Dầu, kiên cường trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Tác giả đã tạo tình huống truyện đi tản cư của ông Hai để khắc họa diễn biến cũng như tính cách nhân vật qua từng giai đoạn. Ông buộc phải rời bỏ quê nhà đến một nơi khác để sinh sống, và ông vẫn luôn dõi theo từng bước đổi thay của làng Chợ Dầu.

Nhưng có lẽ diễn biến tâm trạng của ông được diễn tả chân thực và sâu sắc qua đoạn nghe tin làng chợ Dầu theo Tây. Khi mới nghe tin xấu đó, ông sững sờ, chưa tin "Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tường như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặng è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ [...] giọng lạc hẳn đi", "ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi" . Nhưng khi người ta kể rành rọt, không tin không được, ông xấu hổ lảng ra về.

Nghe họ chì chiết ông đau đớn cúi gầm mặt xuống mà đi. Những ngày này, ông “nằm vật ra, đau đớn, sợ người ta để ý, bàn tán về việc làng chợ Dầu theo giặc”. Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó "cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi". Ông giận những người ở lại làng, nhưng điểm mặt từng người thì lại không tin họ "đổ đốn" ra thế. Nhưng cái tâm lí "không có lửa làm sao có khói", lại bắt ông phải tin là họ đã phản nước hại dân. Nỗi niềm này của ông Hai được Kim Lân diễn tả rất thành công, chân thực và rõ nét nhất. Nghĩ đến việc quay trở về làng ông lại gạt ngay đi bởi “Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó làm Việt gian theo Tây cả rồi”. Và ông cũng khẳng định: “ về làng là phản bội kháng chiến, phản bội cụ Hồ”. Dù ông Hai luôn ước mong được trở về làng, nhưng lúc này ông lại khẳng định: “ Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.

Bao nỗi niềm của ông không biết giãi bày cùng ai đành trút cả vào những lời trò chuyện cùng đứa con thơ dại:

- Hức kia! Thầy hỏi con nhé, con là con của ai?

- Là con thầy mấy lị con u.

- Thế nhà con ở đâu?

- Nhà ta ở làng Chợ Dầu.

- Thế con có thích về làng Chợ Dầu không?

Thằng bé nép đẩu vào ngực bố trả lời khe khẽ:

- Có.

Ông Lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu lại hỏi:

- À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?

Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:

- Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!

Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:

- Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.

Sự căm phẫn, đau đớn ấy đã được đẩy lên cao “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”. Có lẽ đây là lần đầu tiên ông không kiềm chế được cảm xúc mà nói ra những lời nặng nề nhưng đầy đau đớn như vậy.

Tình yêu làng là cơ sở, là biểu hiện hùng hồn nhất của tình yêu nước trong ông Hai

Nhưng chỉ đến khi nhận được tin báo làng chợ Dầu vẫn kiên cường chống địch thì ông bỗng nhiên vui tươi và phấn khởi. Sự thay đổi tâm lý, tình cảm đột ngột như vậy đã chứng tỏ được tình yêu nước của ông mãnh liệt như thế nào. Ông lại bắt đầu khoe làng chợ Dầu đã phải tự đốt làng mình như thế nào. Ông như người vừa được hồi sinh. Một lần nữa, những thay đối cùa trạng thái tâm lí lại được khắc hoạ sinh động, tài tình: "Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ hấp háy...". Ông khoe khắp nơi: "Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn![...] Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả", "Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn.[... ] Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả!". Đáng lẽ ra ông phải buồn vì cái tin ấy chứ? Nhưng ông đang tràn ngập trong niềm vui vì thoát khỏi cái ách "người làng Việt gian". Ông vui mừng vì dân làng chợ Dầu dù có bị đốt làng nhưng vẫn kiên quyết giữ làng, không hề bán nước.

Niềm vui sướng của ông được thể hiện thật hồn nhiên, mãnh liệt và rất chân thật. Có lẽ không ai trên đời lại đi khoe, đi mừng việc nhà mình bị đốt như thế. Nhưng với ông Hai, điều đó đâu có là gì so với niềm vui khi thanh danh của làng được rửa. Vì sự mất mát ấy cũng là sự hồi sinh của một làng Chợ Dầu mà ông hằng yêu và xứng đáng với tình yêu ấy: làng Chợ Dầu kháng chiến. Tình yêu làng là cơ sở, là biểu hiện hùng hồn nhất của tình yêu nước trong ông Hai. Quả đúng như nhà văn I-li-a Ê-ren-bua đã từng nói: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê làm nên lòng yêu tổ quốc. ” Nếu so với lão Hạc của Nam Cao hay chị Dậu của Ngô Tất Tố trước Cách mạng tháng Tám – những người nông dân cả cuộc đời đầu tắt mặt tối trong ruộng vườn thì nhân vật ông Hai đã có nhận thức rõ ràng về cách mạng, về kháng chiến. Ông đã nhận ra rằng: Đất nước còn thì làng còn, đất nước mất thì làng cũng mất. Đây không chỉ là sự thay đổi trong suy nghĩ người nông dân, mà còn là suy nghĩ của mỗi người dân Việt Nam thời điểm đó. Họ sẵn sàng hy sinh những cái riêng, những cái nhỏ vì sự nghiệp chung, vì cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Họ không hề quên đi cội nguồn của mình mà gìn giữ nơi ấy ở trong tim, biến thành động lực chiến đấu để giải phóng đất nước, giải phóng quê hương.

Qua nhân vật ông Hai, người đọc thấm thía tình yêu làng, yêu nước rất mộc mạc, chân thành mà vô cùng sâu nặng, cao quý trong những người nông dân lao động bình thường. Nhà văn cũng vô cùng thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, khi thì miêu tả cử chỉ hành động, khi thì độc thoại nội tâm, độc thoại, đối thoại để lột tả tính cách nhân vật. Ngôn ngữ kể chuyện rất linh hoạt, tự nhiên, lúc dềnh dàng, lúc đột ngột tùy theo diễn biến. Bên cạnh đó, tác giả vốn am hiểu cuộc sống nông thôn nên ngôn ngữ của ông Hai là khẩu ngữ, rất bình dị và gần gũi, đậm chất nông dân.

Leave a Reply