Nghị luận xã hội - Bàn về bản sắc văn hoá Việt Nam

DÀN Ý

1. Mở bài

- Nêu khái quát lịch sử hình thành văn hoá của nhân loại:

+ Dó là những giá trị của đời sống tồn tại và phát triển theo thời gian.

- Nêu khái quát sự hình thành bản sắc văn hoá của mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam.

+ Do thời điểm ra đời và điều kiện phát triển khác nhau nên tạo thành bản sắc riêng của mỗi quốc gia.

2. Thân bài

Định nghĩa về "văn hoá", khái niệm về "bản sắc văn hoá":

+ Văn hoá là những giá trị vật chất, giá trị tinh thần do con người sáng tạo trong quá trình lịch sử.

+ Bản sắc văn hoá là những màu sắc, tính chất văn hoá riêng tạo thành đặc điểm chính của một nền văn hoá.

Quá trình hình thành văn hoá Việt Nam:

+ Bắt đầu cách đây bốn nghìn năm khi người Việt cổ biết sống theo gia đình, biết chăn nuôi, trồng trọt và chế tạo đồ gia dụng.

+ Biết làm đồ trang sức, chăm lo cho đời sống vật chất, tinh thần.

+ Xuất hiện những vùng miền văn hoá lớn như Óc Eo, Đông Sơn, Sa Huỳnh...

- Nét riêng trong văn hoá người Việt Nam -> bản sắc văn hoá dân tộc Việt:

+ Được hình thành do Việt Nam có đa dân tộc sinh sống dẫn đến có sự kết hợp nhiều nét đặc thù văn hoá của nhiều dân tộc khác nhau.

+ Việt Nam có nền văn minh lúa nước từ lâu đời.

+ Việt Nam có ngôn ngữ riêng: chữ Nôm, chữ Quốc ngữ.

+ Có nền văn hoá dân gian và văn hoá thành văn rất phong phú và đa dạng.

+ Có sự phân hoá, khác biệt đôi chút về phong tục, tập quán trong cùng mỗi một dân tộc ở mỗi vùng miền khác nhau.

- Sự hoà nhập văn hoá Việt Nam trong thời đại kinh tế thị trường:

+ Hoà nhập với nền văn hoá của thế giới là điều tất yếu.

+ Tích cực quảng bá hình ảnh Việt Nam với nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.

+ Đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hoá các dân tộc trên thế giới.

+ Tuy nhiên, dù hoà nhập như thế nào cũng không thể đánh mất đi bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.

Bàn về bản sắc văn hoá Việt Nam

3. Kết bài:

Khẳng định lại sự đa dạng và phong phú, đặc sắc của bản sắc văn hoá Việt Nam.

Đề ra phương pháp bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc:

+ Bảo vệ các di sản, di tích văn hoá vật thể và phi vật thể.

+ Tiếp tục tiếp thu văn hoá, nhân loại và phát triển nền văn hoá bản địa.

BÀI LÀM

Từ khi loài người xuất hiện đến nay, nhân loại đã chứng kiến và trải qua nhiều bước thăng trầm của lịch sử. Khi thời gian qua đi, những giá trị không bền vững của đời sống sẽ bị tàn lụi và mất dần. Những thứ còn trụ vững, còn tồn tại song song cùng cơn bão thời gian sẽ tích tụ và lớn dần, đầy dần, hình thành nên những giá trị được gọi là văn hoá. Tuy có những điểm tương đồng, giao thoa nhất định nào đó, nhưng mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có một nền văn hoá khác nhau, tuỳ thuộc vào quá trình hình thành và điều kiện phát triển lịch sử mỗi nước. Những cái khác biệt góp phần hình thành bản sắc văn hoá của mỗi quốc gia; mỗi quốc gia, dân tộc là một bán thế riêng trong cái tống thể của thế giới. Chính vì thế, Việt Nam cũng có bán sắc văn hoá của mình.

Văn hoá có thế được định nghĩa nôm na rằng đó là cái tổng thế nói chung của những giá trị vật chất, giá trị tinh thần do con người sáng tạo trong quá trình lịch sử. Bản sắc văn hoá chính là những màu sắc, tính chất văn: hoá riêng tạo thành đặc điểm chính của nền văn hoá đó. Văn hoá Việt Nam đã bắt đầu được hình thành cách đây khoảng bốn nghìn năm, khi người Việt cổ biết đầu biết sống theo gia đình, biết chăn nuôi, trồng trọt; chế tạo đồ gia dụng, trang sức và chăm lo cho đời sống vật chất tinh thần. Hơn thế, họ còn tạo ra những vùng miền văn hoá lớn mang đậm dâ'u ấn người Việt, tiêu biểu như văn hoá Óc Eo, văn hoá Đông Sơn, văn hoá Sa Huỳnh...mà chính nhờ vào đó mà có một Việt Nam ngày hôm nay. Việt Nam có nền văn hoá đa dạng và phong phú như hiện nay chính là nhờ sự kế thừa và phát huy các nền văn hoá tốt đẹp trước kia. Văn hoá Việt Nam có nhiều nét tương đồng với văn hoá các nước láng giềng và các nước trong khu vực châu Á bởi lẽ đều bắt nguồn từ cái nôi văn hoá phương Đông, nơi mà nhà nước phong kiến ra đời muộn và cũng kết thúc muộn hơn so với phương Tây. Tuy nhiên cũng như bất cứ một quốc gia nào, đất nước Việt Nam cũng có một nét đặc thù làm nên một nền văn hoá Việt đậm đà bán sắc dân tộc. Nét đặc thù ấy được hình thành từ nhiều mặt, nhiều khía cạnh. Nước ta là một nước da dân tộc, gồm 54 dân tộc anh em sinh sống, do đó chúng ta có một nền văn hoá đa dạng bởi sự kết hợp từ nhiều nét đặc thù của nhiều dân tộc khác nhau. Mỗi một dần tộc sinh sống ở mỗi vùng đất riêng nên phong tục, tập quán cũng vì thế mà có những điểm khác biệt. Chẳng hạn như vùng núi phía Bắc là nơi tập trung nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, đông đảo hơn cả là dân tộc Thái và H'Mông... Hai dân tộc này có tục cưới xin khác nhau rõ rệt: người Thái cho con gái tự do yêu đương, tự do kén chồng; trong khi đó người H'Mông lại có tục bắt vợ, người con gái không có quyền lựa chọn người bạn đời của mình. Người dân tộc thiểu số thường ờ trong những ngôi nhà sàn do họ tự cất đế đề phòng thú dữ và phù hợp với một số’ tập tục, vì'thế văn hoá nhà sàn dã trở thành văn hoá đặc trung của họ. Quan niệm về thế giới của dân tộc thiếu số thường là vạn vật hữu linh nên trong văn hoá của họ thường nhuốm màu tâm linh, mang đậm tính chất "tự túc, tự cấp", có tính cộng đồng cao, gắn liền với quan niệm thần bí, các nghi thức cúng bái, lễ hội. Ngược lại, dân tộc Kinh từ lâu đã sống trong những ngôi nhà tranh, vách đất, nền trệt mà sau này là nhà lợp ngói, tường xây. Và dưới những mái nhà ấy là khoáng không gian vãn hoá bảo lưu các nếp sống, tâm lí cộng đồng được sàng lọc qua bao thế hệ. Các tập tục của cộng đồng và dân tộc lần lượt diễn ra trong gia đình theo một chu kì sống của mỗi cá nhân, thê ứng xử với gia đình, gia tộc, xóm làng và xã hội. Tuy cũng có một số thay đổi theo thời gian cho phù hợp với hoàn cành xã hội mới, vùng đất mới như đơn giản hoá một số lễ thức, lễ nghi, nhưng cơ bán vẫn giữ được nhiều nét đặc thù vốn có của người Việt cổ. Nước ta có nền văn minh lúa nước xuất hiện từ rất sớm. Từ xa xưa, người Việt đã biết làm đất, trồng lúa, xây đắp đê điều ngăn lũ, tận dụng được nguồn phù sa màu mỡ để cung cấp cho đất. Từ đó hình thành nhiều tín ngưỡng, phong tục như cúng thần lúa, mừng vụ mùa... cũng góp phần làm giàu thêm cho văn hoá dân tộc. Ngôn ngữ của người Việt Nam cũng là một bằng chứng chứng minh cho sự đa dạng của vãn hoá Việt. Việt Nam bắt đầu có chữ viết riêng của mình vào khoảng nửa đầu thế kỉ X, đó là chữ Nôm, một loại chữ tượng hình được sáng tạo và phát triển dựa trên chữ Hán của người Trung Hoa. Chữ Nôm dễ hiểu và dễ dùng hơn chữ Hán. Sau này Việt Nam có chữ quốc ngữ theo hệ chữ Latinh. Tiếng Việt rất giàu và đẹp. Người ta thường nói: "Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam". Chính sự phức tạp ấy làm nên nét riêng của tiếng Việt, giúp tiếng Việt là một ngôn ngữ độc lập của riêng Việt Nam mà không một quốc gia nào có được.

Sự đa dạng trong nền văn hoá của người Việt

Người Việt Nam cũng luôn tự hào khi có một kho tàng văn hoá dân gian và văn hoá thành văn rất phong phú, đồ sộ. Văn hoá dân gian bao gồm văn học dân gian, văn nghệ dân gian, các phong tục như cưới xin, ma chay... được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác qua hình thức truyền miệng, vì thế có nhiều dị bản và có nhiều sự thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của lich sử. Những dị bản ấy cũng góp phần vào sự đa dạng của văn hoá Việt Nam. Văn hoá thành văn xuất hiện từ khi có chữ viết, nhằm đáp ứng nhu cầu lưu giữ những thành tựu văn hoá dân gian và nhu cầu sáng tạo văn hoá mang tính cá nhân. Văn hoá thành văn là kho tàng văn hoá quý báu vì nó giúp lưu trữ tất cả những gì là gốc gác, là cội nguồn của văn hoá Việt ngày nay.

Sự đa dạng trong nền văn hoá của người Việt chúng ta còn xuất phát ở chỗ cũng là một dân tộc, dù cùng là dân tộc thiểu số hay dân tộc Kinh, nhưng có sự phân hoá về phong tục, tập quán, lễ hội, tín ngưỡng do sự phân hoá về địa lí. Mỗi miền, mỗi vùng đều có đặc điềm riêng về thồ’ canh, thổ cư nên sẽ dẫn đến trong quá trình lao động và sản xuất, sinh sống phát sinh nhiều điếm khác biệt. Ví dụ như cùng là người Kinh nhưng người miền Bắc lại có cách sống, cách làm việc cũng như tính cách con người khác với người miền Trung, miền Nam. Đất Bắc là nơi có lịch sử nghìn năm văn hiến, kinh đô các triều đại phong kiến đa phần được xây dựng ở đây nên các tĩnh, thành phố ở Bắc bộ nói chung cũng như Hà Nội mà xưa là kinh thành Thăng Long nói riêng được xem là cái nôi văn hoá của Việt Nam. Bằng chứng là nhiều di sản văn hoá vật thể, phi vật thể, nhiều khu di tích, đền, chùa, các lễ hội, tín ngưỡng dân gian vẫn còn tồn tại và phát triển cho đến ngày nay như làng quan họ Bắc Ninh, lễ hội đền Hùng hay lễ hội chùa Hương, chùa Thầy... Còn ở miền Nam, do bị ảnh hưởng bởi sự đô hộ, xâm lược của giặc Tàu lẫn giặc Tây nên văn hoá ở đây có sự tiếp thu và phát huy các thành tựu văn hoá tiến bộ của Trung Hoa và phương Tây, bên cạnh đó văn hoá truyền thống vẫn được gìn giữ và phát triển. Ở đây có sự sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số như Chăm, Khơ-me, Hoa... tạo thành vùng văn hoá đa màu sắc. Tất cả những điều ấy tạo nên bề dày của nền văn hoá Việt. Ngoài ra các hình thức sinh hoạt thường ngày của mỗi gia đình Việt như cách xưng hô, cách nấu nướng, chế biến các món ăn của mỗi vùng đất cũng góp phần tạo nên nét đặc thù của văn hoá Việt Nam. Trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển, Việt Nam phải hoà nhập cùng thế giới.

Chúng ta cần phải giao lưu văn hoá với bạn bè láng giềng, khu vực, giúp bạn bè quốc tế hiểu biết thêm về văn hoá Việt Nam, quảng bá hình ảnh một Việt Nam với nghìn năm văn hiến, với một nền văn hoá đa dạng và phong phú không thua kém bất cứ một quốc gia nào. Đồng thời, cũng tích cực tìm hiểu và tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nước bạn để làm giàu văn hoá của nước mình. Tuy nhiên, hoà nhập chứ không phải là hoà tan, hoà nhập không có nghĩa là vứt bỏ tất cả những gì thuộc về giá trị truyền thống mà chạy theo những hời hợt, tầm thường, đánh mất cả bản sắc văn hoá dân tộc. Điều đó sẽ làm cho Việt Nam trở thành một nước không nguồn cội, gốc tích, không phải là một Việt Nam riêng với đầy đủ những đặc điểm theo đúng nghĩa của nó. Sẽ không còn là Việt Nam của thời đại mà con cháu đà và đang tự hào, bạn bè thế giới đã và đang ngưỡng mộ. Nếu vứt bỏ quá khứ, vứt bỏ truyền thống thì người Việt Nam đã tự vứt bỏ, tự đào thải chính mình.

Tóm lại, Việt Nam có một nền văn hoá đậm đà bản sắc và đáng tự hào. Vì thế, việc giữ gìn và phát triển văn hoá dân tộc là việc đáng được quan tâm, chú ý và là một việc không hề đơn giản. Có lẽ việc giữ gìn ấy nên bắt đầu từ sự tự ý thức của mỗi cá nhân trong đời sống hằng ngày. Mỗi cá nhân phải có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ các di sản, di tích văn hoá do ông cha ta khổ công gây dựng. Việc bảo vệ ấy không chỉ góp phần bảo vệ chung cho cả cộng đồng mà còn chính là tự bảo vệ cho bản thân mỗi người. Tiếp tục tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại cũng là hành động góp phần giữ gìn và phát triển nền văn hoá bản địa.

Leave a Reply