Nghị luận xã hội: Bàn về vấn đề bệnh vô cảm trong xã hội

I. Mở bài:

Giới thiệu về bệnh vô cảm

Trong cuộc sống xã hội ngày nay, con người luôn chạy theo những vật chất xa hoa mà bỏ quên nhân cách của mình. Có những người chỉ biết sống cho bản than mà không quan tâm đến cảm xúc, hành động của người khác. Cuộc sống xã hội hiện nay là vậy, chả ai quan tâm đến ai. Những điều đó được gọi chung và bệnh “ vô cảm”. chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu bệnh “ vô cảm” của con người để hiểu rõ hơn về nó.

bệnh vô cảm

II. Thân bài:

Phân tích bên vô cảm trong xã hội hiện nay

1. Giải thích thế nào là vô cảm

- Vô cảm: là sự không có cảm xúc, hay nói đúng hơn là một trạng thái tinh thần, mà khi ở trong đó, con người ko có một tý cảm xúc hay tình cảm mang tính nhân bản nào đối với những sự vật, sự việc diễn ra xung quanh họ, trước mắt họ, miễn là ko đụng chạm trực tiếp đến lợi ích cá nhân của họ là được.

- Bệnh vô cảm: là căn bệnh lien quan đến tâm hồn của con người. những con người này có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng, cho sự an toàn của bản thân mình là trên hết. ngoài ra họ còn thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình.

2. Thực trạng của bệnh vô cảm

- Căn bệnh này xuất hiện nhiều ở rất nhiều học sinh, thanh niên: những con người này sống ích kỉ, ham chơi, chỉ biết đòi hỏi, hưởng thụ không có trách nhiệm với gia đình, xã hội.

- Thậm chí có học sinh tìm đến cái chết chỉ vì cha mẹ không đáp ứng các yêu cầu cá nhân của mình...

- Biểu hiện:

+ không sẵn sang giúp người nghèo khổ, đói khát hơn mình

+ không giúp đỡ người tàn tật khi đi trên đường

Biện pháp giải quyết bệnh vô cảm

3. Nguyên nhân của bệnh vô cảm

- Do xã hội phát triển nhiều loại hình vui chơi giải trí

- Thị trường phát triển, thực dụng

- Do phụ huynh nuông chiều con cái...

- Do ảnh hưởng của khoa học công nghệ đến con người

- Do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đến đạo đức truyền thống

- Lối sống thực dụng của nền công nghiệp hiện đại.

- Sự ích kỉ trong long người, sợ vạ lây, mất thời gian.

- Thiếu tình yêu thương trái tim.

4. Hậu quả của bệnh vô cảm

- Ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, phát triển của xã hội

- Vô cảm nguy hiểm với cả chính người bệnh lẫn vả người xung quanh

- Bệnh vô cảm nếu không được giáo dục, không được ngăn chặn sẽ là tác nhân làm “lệch chuẩn” hay “loạn chuẩn” đạo đức

5. Biện pháp giải quyết bệnh vô cảm

- Cải cách giáo dục một cách đúng đắn và hiệu quả

- Sống yêu thương, quan tâm và vị tha cho nhau

- Mở lòng với những người xung quanh.

III. Kết bài

khẳng định lại về vấn đề bệnh vô cảm

Leave a Reply