Nghị luận xã hội - Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích. (Trích đề thi đại học môn Văn khối D năm 2011)

ĐÁP ÁN

1. Giải thích ý kiến (0,5 điểm)

- Người nổi tiếng được khâm phục, được nhiều người biết đến về tài năng và sự thành công ở một lĩnh vực nào đó; người có ích là người đem lại lợi ích, giá trị tốt đẹp cho xã hội bằng những việc làm cụ thể của mình.

- Về thực chất, ý kiến này khẳng định giá trị đích thực của mỗi cá nhân thông qua những đóng góp của họ đối với gia đình và xã hội.

2. Luận bàn ý kiến (2,0 điểm)

- Ý kiến nêu trong đề cần được lật đi lật lại, xem xét từ nhiều phía, thấy được mốì quan hệ giữa hai mệnh đề (đừng cố gắng thành người nối tiếng và trước hết hãy là một người có ích), để luận bàn (theo hướng khẳng định hay bác bỏ) cho thoả đáng, thuyết phục. Dưới đây là một số ý cơ bản:

- Khát vọng trở thành người nối tiếng là chính đáng nhưng không phải ai cũng có năng lực, tố chất và điều kiện để đạt được. (0,5 điểm).

- Nếu cố gắng bằng mọi cách chỉ để nối tiếng, con người dễ trở nên mù quáng, ảo tưởng về bản thân, thậm chí gây tác hại cho xã hội. (0,5 điểm).

- Mỗi cá nhân, bằng những suy nghĩ, việc làm bình thường, hoàn toàn có thể khẳng định được giá trị của bản thân, đóng góp cho cộng đồng, trở thành người có ích mà vẫn có cơ hội nổi tiếng; tuy nhiên, có ích là điều kiện để nổi tiếng, vì thế mà trước khi thành người nổi tiếng thì hãy là người có ích. (0,5 điểm).

- Những người chi bằng lòng, an phận với những gì mình đã có, thiếu ý chí và khát vọng thì cuộc sống sẽ mất dần ý nghĩa và sẽ không còn hi vọng trở thành người nổi tiếng. (0,5 điểm).

Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích

3. Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)

- Cần xác định rõ mục đích sống, ý thức được điều quan trọng trong cuộc đời là sự khẳng định giá trị của bản thân bằng những đóng góp tích cực cho xã hội.

- Không ngừng nuôi dưỡng khát vọng vươn lên trong cuộc sống.

BÀI LÀM

Khi một con người sinh ra, người đó chỉ là một đứa bé bình thường, khi họ trưởng thành có thể họ sẽ nổi tiếng, cũng có thể họ chỉ là chiếc bóng lặng lẽ và khi mất đi liệu họ có còn chút gì để người khác nhớ đến?

Thời gian cứ thế trôi đi, đời người thì càng rút ngắn lại. Đứng trước quỹ thời gian vô tận đó con người thật nhỏ bé, con người chỉ tồn tại cùng thời gian được bằng cách tự khẳng định giá trị đích thực của mình. "Hãy sống thật với chính mình đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích."

Bạn đang theo đuổi mục đích gì cho mình? Trở thành một người nổi tiếng chăng? Nhưng bạn có thực sự hiểu được nổi tiếng là gì không? Người nổi tiếng là những người được người khác khâm phục, được nhiều người biết đến về tài năng và sự thành công ở mỗi lĩnh vực nào đó. Còn người có ích là người đem lại lợi ích, giá trị tót đẹp cho xã hội bằng những việc làm cụ thể của mình. Chung quy lại, ý kiến trèn nhằm khẳng định giá trị đích thực của mỗi cá nhân thông qua những đóng góp của họ đối với gia đình và xã hội.

Con người luôn có những mơ ước, hi vọng và ai cũng mong mình trở thành người nổi tiếng. Đó là một khát vọng chính đáng nhưng không phải ai cũng có đủ năng lực, tố chất và điều kiện để đạt được. Trở thành người nối tiếng không phải là chuyện nói ngày một ngày hai là có thể làm được. Trước hết, bản thân người ấy phải có một tố chất, năng lực đặc biệt nổi trội hơn người khác thì mới có cơ hội được công chúng biết đến nhờ tài năng của họ, hoặc nhờ những tố chất ấy mà người đó mới làm nên những điều lớn lao được mọi người biết đến. Mỗi thiên tài được phát hiện chả phải do họ có một tài năng thiên bẩm về một lĩnh vực nào đó sao? Do đó điều kiện thứ nhất hoàn toàn thuộc về chủ quan. Thiên tài thì vô cùng hiếm hoi, liệu bạn có là một trong số những thiên tài đó không? Nhưng con đường đi đến sự nổi tiếng như một vườn hoa hồng ngát hương và đầy gai nhọn. Nếu có tài nhưng không có điều kiện để rèn luyện phát huy thì cũng chẳng làm gì.

người có ích

Điều kiện ở đây bao gồm nhiều yếu tố khách quan cấu thành: về khả năng tài chính, về môi trường rèn luyện. Chang hạn. một ca sĩ nối tiếng không chỉ nhờ hát hay mà còn phải tốn nhiều chi phí đầu tư khác đế công chúng biết đến. Một nghệ sĩ dương cầm dù có năng khiếu nhưng phải khố’ luyện mười mấy năm mới có được chút danh tiếng. Đến thiên tài mà chỉ có một phần trăm là năng khiếu còn chín mươi chín phần tràm còn lại là sự cố gắng mới có thể nổi tiếng; còn bạn, bạn có đủ nhẫn nại không?

Vần biết rằng trở thành người nổi tiếng là một điều khó tưởng nhưng nhiều người như “con thiêu thân” lao vào lửa tìm kiếm danh vọng, sự nồi tiếng bằng mọi cách dù phải trả giá đắt. Mơ ước lấn át cả lí trí, họ không còn đủ tỉnh táo để nhận thức về thực chất bản thân. Họ chìm đắm trong mơ tưởng, làm nô lệ cho chính ảo tường của bản thân. Vì thế, những người ấy trở nên mù quáng, bất chấp tất cả để nổi tiếng. Họ dễ sinh ra đố kị với những người nổi tiếng, dễ thất vọng về bản thân do sự tự tin thái quá mà có những hành động quá khích gây nguy hại cho bản thân và xã hội. Mơ tưởng là quyền của mỗi người nhưng mơ tưởng ấy không thực tế thì đủ hại cả cuộc đời họ. Bởi vậy, sự nối tiếng hào nhoáng, lộng lẫy bao nhiêu thì mặt trái của nó càng tăm tối, đáng sợ bấy nhiêu.

Tuy nhiên nếu không nổi tiếng, đối với nhiều người cũng chả hề gì bởi họ không mong được nổi tiếng. Họ chỉ muốn đem chút sức lực bé nhỏ công hiến cho xã hội để xã hội tốt đẹp hơn. Đó chỉ là những việc làm bình thường như: bảo vệ môi trường, tiếp sức mùa thi, tham gia công tác tình nguyện giúp đỡ trẻ em nghèo... nhưng ý nghĩa việc làm ấy mới thật giá trị. Cuộc sống thường nhật cứ trôi qua cùng họ, họ không hổ thẹn với cuộc sống ấy, bởi họ đã làm được nhiều việc có ích cho đời. Những đóng góp thầm lặng ấy tuy không đủ được nổi tiếng nhưng hoàn toàn có thể khẳng định được giá trị của họ đối với cộng đồng. Đấy mới là điều thật sự đáng quý ở họ. Và biết đâu thần may mắn sẽ mỉm cười với họ, sẽ có dịp nào đó họ được nổi tiếng. Vì thế, trở thành người có ích vẫn có thể có cơ hội nổi tiếng. Nhưng cũng xin nhớ cho rằng, có ích chỉ là điều kiện để nổi tiếng, vì vậy nếu bạn muốn thành người nổi tiếng thì trước hết hãy là người có ích. “Đừng sống theo ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể” điều đó làm bạn có ích cho cuộc sống.

Tuy nhiên, xã hội còn có những người chỉ bằng lòng, an phận với những gì họ đã có. Cuộc sống đó thật vô vị, buồn tẻ; nó làm con người ta thêm tụt hậu, không có tham vọng cầu tiến. Đối với họ “cái tôi cá nhân” là hàng đầu. Vì bằng lòng, an phận với cuộc sống nên họ thiếu đi ý chí và khát vọng sống tốt, sống đẹp. Mất ý chí khát vọng xem như con người đã lâm vào bước đường cùng, họ chỉ là cái bóng lu mờ của cuộc sống. Cứ sống lặng lẽ như vậy, cuộc sống đối với họ chỉ là duy trì sự tồn tại của bản thân trên cõi đời. Họ sẽ không còn được biết đến niềm vui của cuộc sông khi làm được những việc có ích, thế nên họ không tìm thấy ý nghĩa thực sự để tồn tại. Y nghĩa cuộc sống trong suy nghĩ của họ chỉ là một mảnh đất bạc màu. Hi vọng trở thành người nổi tiếng cứ mãi vơi dần và đến một lúc nào đó nó cũng sẽ rời bỏ họ. Chính họ đã tự vùi dập đi niềm tin cuộc sống.

Đã có nhiều người lỡ bước trên dòng đời vì họ chạy theo ham muốn ảo tưởng. Đã có người mỉm cười lúc mất đi vì họ đã sống thật xứng đáng với bản thân. Cũng đều được tạo hóa ban tặng cho cuộc sổng, vậy tại sao giữa họ lại có sự khác nhau như vậy? Vì mục đích sống mà họ theo đuổi trong cuộc đời khác nhau nên mới có sự khác biệt ấy. Bởi vậy, chúng ta - những thế hệ trẻ cần phải xác định rõ mục đích sông của bản thân cho tương lai. Hơn nữa cần nhận thức được điều quan trọng trong cuộc đời của chúng ta là phải khẳng định giá trị của bản thân bằng những đóng góp tích cực cho xã hội. Sẽ có ý nghĩa biết bao khi xã hội có những người công dân trẻ sống có ích, biết cổng hiến cho cộng đồng.

Một cái cây sẽ chẳng thể lớn lên khi nó mới chỉ được gieo mầm trên mảnh đất. Nó còn cần phải được tưới nước, bón phân, chăm sóc thì mới phát triển tươi tốt. Con người cũng vậy, phải không ngừng nuôi dưỡng khát vọng vươn lên trong cuộc sống. Chỉ khi ấy họ mới có thể khẳng định được chỗ đứng trong xã hội, tự tạo cơ hội nổi tiêhg cho chính họ. Khát vọng vươn lên trong cuộc sống làm nên những ngã rẽ cho cuộc đời chúng ta, nó hướng chúng ta đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích. Một bài học định hướng cho cuộc sống thật ý nghĩa. Nổi tiếng rồi cũng sẽ lụi tàn nhưng những việc làm có ích sẽ mãi được biết đến. Giá trị đích thực của mỗi con người không nằm ở sự nổi tiếng mà ở những việc làm của bản thân họ cho xã hội. Cuộc đời của con người thì hữu hạn trong cái vô hạn của thời gian, hãy để lại chút gì trên quãng đời ấy để “Khi bạn sinh ra, bạn khóc còn mọi người xung quanh cười (...) khi bạn qua đời, mọi người khóc còn bạn, bạn cười”. (Bailey).

Leave a Reply