Nghị luận xã hội - Suy nghĩ của anh / chị về lòng ham muốn

YÊU CẦU

1. Nội dung:

Cần nêu được các ý sau:

- Định nghĩa về lòng ham muốn.

- Sự nảy sinh lòng ham muốn tự nhiên

- Đáp ứng nhu cầu xã hội và nhu cầu tự thân.

- Lòng ham muốn gắn liền với những cái tốt và cái xấu.

- Lòng ham muốn phải đi đôi với hành động.

- Xã hội hiện nay với lòng ham muốn.

2. Nghệ thuật viết

- Nắm được phương pháp về bài bình luận, vận dụng tốt các thao tác nghị luận. Trình bày ý kiến rõ ràng, thuyết phục.

- Không mắc lỗi diễn đạt.

BÀI LÀM

Nhà Phật dã dạy: “Càng ham muốn, con người càng phải chịu nhiều nỗi khổ”. Nhưng trên thực tế, có biết bao nhiêu người ham muốn và hầu như ai ai cũng có lòng ham muốn. Phải chăng con người ta ưa nỗi khổ, thích khổ? Không. Đúng ra là con người ta sôìig trên và trong nỗi khố mới sinh ra lòng ham muốn vậy.

Không có ai là không có một ham muốn

Khó có một định nghĩa nào rõ ràng về lòng ham muốn. Người thì nói lòng ham muốn là khi con người mong muốn đạt được cái gì đó, có được một cái gì đó và nhất định cái đó phải thuộc về mình. Nhưng đâu ngờ, có nhiều người muốn gì được nấy, nhưng có người suốt cả đời chẳng đạt được một cái gì cả. Liệu họ có phải là người thất bại hoàn toàn không? Và rằng những ai muốn gì được nấy là người không còn ham muốn?

Không biết từ bao giờ con người ta dã có lòng ham muốn. Có lẽ từ thuớ cha sinh mẹ dẻ cho tới lúc mất đi, con người ta luôn luôn tràn đầy những ham muốn. Lúc bé thơ thì ham muốn dược chơi đùa, được ăn ngủ. Lớn lên một chút, người ta khao khát có được một tình yêu thương và một gia đình hạnh phúc. Khi trưởng thành, con người ta nảy sinh ý nghĩ khẳng định mình bằng danh vọng và sự nghiệp. Lúc về lại với cái “nhàn” của cổ nhân hay gọi, người ta mong Iĩiuóh có được những khoảnh khắc bình yên trong đời. Mỗi tuổi, mỗi mơ ước, mỗi ham muốn, mỗi hi vọng. Con người ta sống được âu là nhờ vào lòng ham muốn.

Lòng ham muốn nảy sinh như một sự đáp ứng lại môi trường xã hội và làm thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Thấy người khác có chiếc xe đạp mới toanh thì tự nhiên ta cảm thấy thích và mong muốn có một chiếc xe như thế. Thấy người khác có nhà đẹp thì ta thấy lâng lâng và thèm muốn được có nó. Thấy người khác có danh vọng cao quý, ta đâm ra thích thú và ham muốn đạt được. Rõ ràng, cái gì càng thiếu thì người ta càng muốn, cái gì chưa có là người ta ham, và cái gì đã có rồi thì lại ước sở hữu cái khác nữa. Vì thế cho nên đối với con người mà nói vẫn chưa có khái niệm nào là dành cho sự đầy dủ cá. Chỉ đơn giản là sống đế ham muốn, để nắm trong tay cái gọi là của mình.

Lòng ham muốn gắn liền với nhiều hiện tượng tâm lí khác nhau. Vì ham muốn, con người ta có thế nảy sinh nhiều thói xấu và cũng có khi là nhiều đức tính tốt. Xấu có thể là đố kị, ganh ghét, tốt có thế là chịu khó, kiên nhẫn. Người ta có thể nảy sinh thói xấu khi muốn mà không đạt được. Lúc đó, họ cảm thấy mình là một kẻ thất bại hoàn toàn. Họ nghĩ rằng thượng đế bất công hay cuộc đời họ thật là ngang trái. Ví như Chu Du ngày xưa, luôn ham muốn rằng mình là “thiên hạ đệ nhất nhân”. Ông ta luôn tìm cách chứng tò bằng kế sách hãm hại Gia Cát Lượng, nhưng lần nào ông ta cũng bị thất bại. Khi nhận ra tài trí của mình không sánh bằng Gia Cát Lượng, Chu Đu đã đau khố ngửa mặt lên trời mà than ràng: “Trời đã sinh Du, sao còn sinh Lượng’'. Câu chuyện trên đây đã chứng tỏ: vì ham muốn mà dó kị, quá đố kị mà không thế không ham muốn, con người ta sẽ chẳng đạt được giá trị gì đích thực trong đời cả.

Còn dức tính tốt? Có thể điều đó chỉ có ở những người biết điều. Ham muốn, mong ước một điều gì đó, còn gì hơn là chờ đợi thời cơ. Khi thời cơ đến con người ta sẽ tận dụng mà trố tài hết mình. Có thể điều mà ta mong muốn chưa thề đạt được ngay, nhưng một người thông minh sẽ không bao giờ nóng nảy và vội vàng, họ sẽ tiếp tục chờ đợi và tu luyện. Thế nào, không ít thì nhiều, lòng hạm muốn cùng được đáp ứng, cùng dược thỏa mãn.

Lòng ham muốn phái đi liền với hành động. Biết ham muốn, con người ta phải biết làm việc đổ mong đạt dược thành quả. Ham muốn mà không hành động thì cái điều ta ham muốn sẽ mãi mãi chi nằm trong ý nghĩ và sẽ mãi là viễn vông. Vấn đề cần nắm bắt ớ dây là hành động đang diễn ra nó có ảnh hướng như thế nào đến mọi người xung quanh và xã hội sẽ nhìn bạn với con mắt như thế nào.Có thế là rất ngưỡng mộ nhưng củng có thế là một sự coi khinh thấy rõ. Chỉ ham muốn, con người ta cả đời chẳng đạt được gì và chẳng giành lại cho mình được cái gì cả. Như vậy lòng ham muốn cũng tuân theo quy luật nhân quả của cuộc đời.

lòng ham muốn

Hiện nay, nói đến lòng ham muốn, chúng ta hoặc là chán ngấy, hoặc là phát khiếp lên bởi một số người. Có lẽ là họ thích sự kì lạ, dị nhân, bất bình thường hơn là bình thường. Ngày càng nhiều người tỏ ra ham muốn với những bộ đồ thời thượng, lô lăng, hay những đấu tóc đầy “gai góc”. Nó cho đó là hợp thời, là sành diệu. Nhưng có biết đâu, họ đang làm cho người khác cảm thấy thương hại, thây một thoáng buồn cho một lớp người non trè.Chỉ biết ham muốn và thực hiện nó, không cần thấy cha mẹ khổ sờ ra sao, không cần thấy mọi người suy nghĩ như thê nào. Thoả mãn được bản thân mình và tiếp tục đưa ra một mớ những cái gọi là tiêu chuẩn, bắt mình nhất định phải như thế này, giống người này, giống người nọ. Nhưng trên thực tế thì đâu phái ai cũng muốn là được dâu. Biết nói mà không biết làm, biết sĩ mà không chịu khó. Rốt cuộc cả đời cũng chỉ là một mớ tơ nhện rối rắm mà không có đường gỡ. Đế rồi hằng đêm ta phải khóc thương ai oán cho phận mình đen bạc, tủi khổ. Không được tự biến mình thành con rối như thê, ít ra con rôi nó còn có hàng khối người xem, người mua. Còn ta thì sao? Một con rôi chỉ biêt “múa tay múa chân” mà hoàn toàn không có đến một chút chất lượng. Chúng ta phải tự biến mình thành một. con người thực có ý nghĩa bằng cách phải ham muốn và thực hiện ham muốn ấy một cách đúng đắn.

Không có ai là không có một ham muốn, không ít thì nhiều, không một thì hai. Vì ta là con người, nên phải có nhiều ham muốn, càng nhiều ham muốn càng tốt. Chúng xui ta đến một bến bờ xa hơn, đến với một thế giới rộng mở hơn. Với ước muốn, con người ta càng ngày càng hoàn thiện mình hơn, càng ngày càng tốt hơn. Có thể ước muốn của ta ngày một ngày hai không được thành sự thật. Xin đừng vội bi quan! Chính sự bi quan sẽ chôn vùi biết bao nhiêu ham muốn của ta, biến thế giới sống muốn màu trước mắt ta thành một địa ngục tăm tối. Tốt hơn ta hãy nên biến nó thành một thiên đường. Hãy nhớ rằng thiên đường hay địa ngục là do bạn, ở con người bạn, bàn tay và trái tim của bạn.

Thế giới sống bao la, rộng mở, con người ta có biết bao nhiêu ham muốn. Có thể nó là một ham muốn kì vĩ, lớn lao nhưng cũng có thể chỉ là những ham muốn giản dị, bình thường. Đù sao đi nữa, ta hãy dùng nghị lực đế đáy nó đến bến bờ của hiện thực. Như thế giấc mơ sẽ không là giấc mơ, ham muốn sẽ không đơn thuần là ham muốn nữa!

Leave a Reply