Nghị luận xã hội - Trong AIDS, "im lặng" là chết

DÀN BÀI

1. Mở bài

- Giải thích ý nghĩa về cái chết.

- Liên hệ một câu chuyện gần đây về AIDS, khẳng định vấn đề nóng bỏng nhất hiện nay là sự “phát triển” của AIDS trên toàn cầu.

2. Thân bài

- AIDS là gì?: Nó là căn bệnh thế kỉ. (ý phụ)

- Vì sao trong AIDS im lặng là chết? (ý chính)

+ Thái độ “im lặng” trong AIDS đáng lên tiếng, nó dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng: sự thờ ơ làm cho nạn nhân nhiễm AIDS ngày càng mặc cảm, xa lánh xã hội, hoặc không quan tâm đến việc tuyên truyền rộng rãi về hiểm hoạ AIDS để mọi người phòng chông, tạo những suy nghĩ lệch lạc về căn bệnh thế kỉ này.

+ Một số biểu hiện của sự im lặng

- Hầu hết mọi người đều không hiểu rõ mốì nguy hại của AIDS, vì các phương tiện truyền thông ngại tuyên truyền về nguy cơ nhiễm AIDS và bản thân người nhiêm nó cũng ngại khi đôì diện với cuộc sống bên ngoài.

- Trong 5323 áp phích tuyên truyền và 445 bài phát biểu tại Hội nghị Quốc tế lần thứ 15 về AIDS của Mĩ không có dòng nào nhắc đến tình trạng nhiễm AIDS của người Mĩ gốc Phi

+ Cần tạo không khí xã hội hoà đồng trong xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho người nhiễm bệnh dễ dàng tìm được sự đồng cảm. Quan tâm đến việc phòng chông nhiều hơn.

Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS

3. Kết bài:

Khẳng định thái độ im lặng trong AIDS là sai. Nêu cao nghĩa vụ của toàn nhân loại trong việc phòng chống cân bệnh thế kỉ này.

BÀI LÀM

Sống trước hết là tồn tại “nhưng con người còn có ra gì nếu toả những phần tinh tuý và giá trị đời mình vào việc ăn ngủ. Chỉ là một con vật không hồn”. Vậy sống là tồn tại có ý thức. Ý thức thể hiện ở suy nghĩ và hành động. Ngược lại, chết có nghĩa là không tồn tại, không có ý thức, vô tri như cỏ, đá. Lựa chọn giữa sống - chết, chính là cuộc đấu tranh giữa nhận thức, lí trí và hành động trên bình diện tâm hồn. Một lần nữa, vấn đề ấy lại được đặt ra trong câu nói: “Trong AIDS im lặng là chết”.

Đề cập một cách trực diện vấn đề, ý kiến “Trong AIDS im lặng là chết” đưa đến một nhận thức về cách sống tích cực trong vô vàn con đường sống: cần tránh thái độ “im lặng” trong AIDS là thái độ sống đúng đắn nhất trong cuộc chiến đấu chống căn bệnh thê kỉ, bảo vệ sự sống. AIDS là một căn bệnh thế kỉ. Theo đánh giá của tổng thư kí LHQ Cô-phi An-nan, thảm hoạ AIDS không chỉ là vấn đề sức khỏe mà còn ánh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nhân loại. Việt Nam, cứ 15 phút là có một người nhiễm AIDS, nếu không hành động thì mọi việc sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Có thêm một người nhiễm nó thì cuộc đời có thêm một khoảng đen tối, vì cái ác, tệ nạn cứ mãi tồn tại. Tốc độ hoành hành của dịch bệnh đã gia tăng chóng mặt kể từ khi phát hiện ca đầu tiên vào năm 1981. Căn bệnh cũng đe doạ đến trẻ em và phụ nữ khi có đến hơn một nửa số người nhiễm bệnh tuổi trưởng thành là phụ nữ, còn trẻ em mồ côi nhiễm AIDS ngày càng tăng. Trẻ em cũng khó điều trị nếu thiếu thuốc riêng thích hợp.

Trong AIDS, im lặng là chết

Việc lên tiếng phòng chống AIDS là một vấn đề cấp bách nhất hiện nay, là một phong trào cần được tuyên truyền rộng rãi. Thái độ “im lặng” trong AIDS là đáng phè phán và cần được khấc phục, bởi nó dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Trước hết, sự thờ ơ của xã hội làm cho nạn nhân nhiễm bệnh ngày càng mặc cảm, xa lánh xã hội. Hai là, việc ít tuyên truyền rộng rãi về hiểm hoạ AIDS khiên cho nhiều người có suy nghĩ lệch lạc về căn bệnh thế kỉ này thật vô cùng đáng lên tiếng. Vì hầu hết mọi người điều không hiểu rõ mối nguy hại của căn bệnh nguy hiểm này, đồng thời các phương tiện truyền thông ngại khi nói đến nó và bản thân người nhiễm nó cũng không muốn đối diện với cuộc sống bên ngoài.

Trong các áp phích tuyên truyền và phát biểu tại Hội nghị Quốc tế lần thứ 15 về AIDS của Mĩ không có dòng nào nhắc đến tình trạng nhiễm AIDS của người Mĩ gốc Phi. Dây là một quan điếm sai lầm về sự phân biệt tầng lớp chủng tộc của giới lãnh đạo Mĩ, gây những ảnh hưởng đến cuộc chiến chống AIDS.

Lối sống “im lặng” không hoàn toàn vì lí do không nhận thức được mà chính là sự thờ ơ của xã hội. Có gì hơn đâu ngoài một lớp vỏ, một thể xác mang hình hài một con người nhưng vô tri vô giác. Liệu có xứng đáng là một con người giữa cuộc đời này chăng? Thái độ sống như thế là hoàn toàn sai lầm, hoàn toàn đáng lên án. cần tạo ra một không khí hoà đồng, tránh sự kì thị, phân biệt trong xã hội đối với những người bị nhiễm căn bệnh quái ác này.

Ngoài ra, nguyên nhân của sự “im lặng” trong AIDS chính là do nỗi sợ hãi của người bệnh. Với họ, căn bệnh này là một thứ vô cùng ghê tởm, họ xa lánh xã hội. Thật đáng thương cho họ! Chính cái sợ vô hình đó, con người đành chịu đựng những nỗi khổ, ngày càng dấn thân vào con đường chết mà không thử một lần ngẩng lên chống lại, tiêu diệt chúng đi. Họ không đủ tự tin đế sống trong xã hội và ngày càng dấn thân vào cái ác, cái xâu, sự đau khố cứ mãi tồn tại. Hành động tuyên truyền về căn bệnh nguy hiểm ngay chính từ lúc này là một nhu cầu bức thiết của xã hội. Nó là thứ vũ khí giúp người ta sống.

Dối với cộng đồng xã hội, cần tạo bầu không khí cởi mở cho những bệnh nhân AIDS tâm sự và trao đổi cũng như để mọi người có kiến thức phòng chông nó. Tổ chức lao động quốc tế kêu gọi mọi người nên tự nguyện thử HIV/AIDS và coi nó là hoạt động thường kì. Nếu trên 90% người nhiễm bệnh không được phát hiện và điều trị thì việc phòng chông đã thất bại, một hiện trạng thường xảy ra ở các nước phát triển. Hội nghị ở THÁI LAN cũng đề cập đến vấn dề này và khuyến khích xét nghiệm HIV thường kì, áp dụng với các bệnh nhân đến khám ở các bệnh viện hoặc các trung tâm y tế.

Đây là một đoạn trích trong “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1/1212003” của Tổng thư kí Liên hợp quốc có những điều đáng lưu tâm. Cô-phi An-nan khang định “Dè dặt, từ chối đối mặt với sự thật không mấy dễ chịu này, hoặc vội vàng phán xét đồng loại của mình, chúng ta sẽ không dạt được tiến độ hoàn thành các mục tiêu đề ra, thậm chi chúng ta còn bị chậm hơn nữa, nếu sự kì thị và phân biệt đối xử vẫn diễn ra dối với những người bị HIV/AIDS.”

Và ông lên tiếng kêu gọi “Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng nghĩa là đồng nghĩa với cái chết”. Hơn lúc nào hết ta hiểu rõ mức độ nguy hại của việc “im lặng”.

Cái khó là có thê nói ra được những gì mà người khác hiểu, chất chứa nhưng không dám thừa nhận. Câu tuyên truyền “Trong AIDS im lặng là chết” thật có ý nghĩa. Nó không chỉ phù hợp với một phút giây mà là của thời gian của mãi mãi: “Sống là phải đấu tranh, cải tạo thế giới, tiêu diệt cái ác, cái xấu, sự bất công” (Shakespeare).

Leave a Reply