Ngữ văn 9: Em hãy thuyết minh về con trâu

Nhắc đến năm kỷ sửu người ta nghĩ ngay đến con vật to khỏe nhưng hiền lành chăm chỉ. Trên những cánh đồng người ta bắt gặp hình ảnh con trâu cần mẫn kéo cày . Giúp xới tơi những thửa đất cho người nông dân gieo trồng dễ dàng hơn. Có thể nói trâu là 1 người bạn chuyên giúp đỡ nông dân trong nhưng công việc nặng nhọc. Ngoài những việc cày bừa chau có thể là một công cụ phương tiện vì vậy có thể nói trâu là công cụ ko thể thiếu của những nhà nông gia.

con trâu cũng được coi là một vị thần trong 12 con giáp

Không chỉ có thế con trâu cũng được coi là một vị thần trong 12 con giáp (Linh thú) con trâu đứng thứ 2 còn gọi là Kỷ Sửu .Trâu bắt nguồn từ trâu rừng, vì sau nhiều thế kỉ con người và loài vật đều được thuần hóa và trở thành một loài trâu hiền lành (trâu đầm lầy), Lông trâu có màu xám đen, thân hình vạm vỡ.Với đôi sừng nhọn, uống cong như hình một lưỡi liềm người ta sử dụng đôi sừng đó làm đồ trang sức (hay đồ mĩ nghệ), Trâu là loài gia súc chỉ có một hàm răng (1 đời trâu bao gồm có 8 răng cửa). Trâu cái thường nặng trung bình từ 350 - 400 kg còn trâu đực thì có thể nặng từ 400- 450 kg va 2 lực mà trâu có lực kéo trên ruộng từ 70 - 75kg. Một đời trâu cái có thể cho ra 5 - 6 nghé, nghé sơ sinh có trong lượng từ 22 - 25kg.

Trong những cánh đồng của các gia nông, trâu chăm chỉ cày bừa theo lệnh của các gia nông, việc cày bừa của trâu đễ cho đất được tươi xốp hơn và để cho cây trồng mau phát triển hơn, trâu đực trung bình cày bừa từ 3 - 4 sào còn trâu cái có thể cày bừa từ 2 - 3 sào, không những vậy trâu còn được coi là một tài sản quý của của nhà nộng, một công cụ không thể thiếu . Trong những thời đại trước trâu còn dùng để kéo xe, chở hàng,và có thể kéo tải trọng từ 400 - 500kg . Trâu chung cấp cho ta rất nhiều sản lượng về lương thực và sữa.Ngoài ra, có 1 vị trí to lớn trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam . Hình ảnh contrâu đi trước cái cày đi sau đã trở thành hình ảnh gần gũi bao đời nay . Hình ảnh con trâu ung dung gặm cỏ non, xanh mát và trên trời là những cánh diều bay cao giữa không trung đã in sâu trong tâm trí người Việt Nam. Chăn trâu thả diều là 1 trong những trò chơi của trẻ em nông thôn, 1 thú vui đầy lý thú. Trên lưng trâu còn có bao nhiêu là trò như đọc sách, thổi sáo ..Những đứa trẻ đó lớn dần lên, mỗi người mỗi khác nhưng sẽ không bao giờ quên được những ngày thơ ấu

ngoài ra trâu con gắn liền với những lễ hội truyền thống như chọi trâu đâm trâu . Lẽ hội chọi trâu ở Hải phòng là nổi tiếng nhất. Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hoá với nhiều di tích lịch sử và danh thắng mang đặc trưng của miền biển. Trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn - một lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ hội nói chung là một sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của một cộng đồng trong quá khứ. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại hơn 10 năm nay và được Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội quốc gia, bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hoá, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người.

Nhắc đến năm kỷ sửu người ta nghĩ ngay đến con vật to khỏe nhưng hiền lành chăm chỉ

Chưa rõ lai lịch, nhưng từ lâu lắm rồi người Đồ Sơn đã lưu truyền câu ca dao cổ:

"Dù ai buôn đâu, bán đâu

Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về

Dù ai bận rộn trăm bề

Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu"

Cũng có nhiều ý kiến về nguồn gốc ra đời của lễ hội chọi trâu đưa ra những căn cứ giải thích khác nhau, nhưng ở Đồ Sơn vẫn có câu thành ngữ "Trống mọi làng cùng đánh, thánh mọi làng cùng thờ" để lập luận Hội chọi trâu ra đời cùng với việc trở thành hoàng làng.

Tìm hiểu nguồn gốc ấy để thấy rằng lễ hội chọi trâu có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống người Đồ Sơn từ xưa tới nay. Ngoài nhu cầu vui chơi, tìm hiểu, qua lễ hội người ta tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho "nhân khang, vật thịnh".

Chọi trâu không chỉ đơn thuần "hai con trâu chọi" mà nó đã trở thành tục lệ, tín ngưỡng độc đáo ở vùng biển Đồ Sơn. Người dân đặt vào lễ hội niềm tin và hy vọng bởi những cặp trâu chọi sẽ quyết định thắng thua, thành bại cho phe giáp ngày trước, phường xã ngày nay. Người Đồ Sơn gắn lễ hội chọi trâu với việc thờ cúng thành hoàng làng với mong muốn những chuyến đi biển thuận buồm xuôi gió, cho nên ngày Hội càng trở nên thiêng liêng, trang trọng. Vào Hội, mọi người được dịp hoà mình vào cộng đồng để tình cảm kết nối bền chặt, gắn bó hơn. Vì thế mà tinh thần đoàn kết, ý thực cộng đồng cũng được duy trì, khẳng định.

Người vùng biển đã gửi gắm tinh thần và ý chí của mình vào những "kháp đấu" giữa các "ông trâu". Mỗi "ông trâu" trên xới đấu thắng thua ra sao sẽ chứng tỏ tài năng của các ông chủ trâu, của phường xã mình. Như vậy các "kháp đấu" giữa những ông trâu đã trở thành nghệ thuật, có tính biểu tượng sinh động, thể hiện bản sắc văn hoá. Như vậy chọi trâu đã nói hộ tích cách của người dân vùng biển, nó đã được định hình từ lâu với nội dung phong phú gồm nhiều yếu tố văn hoá dân gian, lành mạnh kết tinh của cả một vùng văn hoá ven biển mà Đồ Sơn là trung tâm. Đây là một lễ hội độc đáo của người dân Đồ Sơn, nó gắn liền việc thờ cúng thuỷ thần với nghi lễ chọi và hiến sinh trâu, có cả sự giao thoa giữa những yếu tố văn hoá nông nghiệp đồng bằng với văn hoá cư dân ven biển.

Loài vật gắn liền tuổi thơ học trò và âu yếm với những kỉ niệm của những đứa trẻ ngồi chơi đùa thổi sáo trên lưng trâu và còn nhiều những kí ức hơn thế nữa. Hình ảnh con trâu ngày đêm cày, bừa trên những nông thôn đã gắn bó với lâm gia và có thể nói trâu là một người bạn mà người nông dân không thể thiếu trong cuộc sống, và trong cuộc sống của các người nông thôn trâu và người nông gia được coi là một người bạn mãi... mãi.

Leave a Reply