Ngữ văn 9: Ý nghĩa các hình tuợng người "trên mây" mà "trong sóng" trong bài Mây và sóng của R. Ta-go

Lời kể gồm hai phần có kết cấu tương đồng gần như tuyệt đối ở đây. Nhưng không vì thế mà giá trị của bài thơ bị giảm đi chút nào, mà trái lại, chính cái đó đã tạo nên sự nhịp nhàng, cân đối cho bài thơ, tạo nên cảm xúc thơ ngày càng dâng trào say sưa, mãnh liệt.

Mây và sóng

Hình tượng người trong sóng đã tô đậm,khắc rõ nét thêm cho hình tượng người trên mây

- Những người sống ''trên mây'': trước hết ta cảm nhận được ở đây một thế giới lung linh,rực rỡ sắc màu,kì ảo và rất hấp dẫn.Cho nên,những lời mời gọi của mây có một sức hút nhất định với em,nhất là khi em mới chỉ là một đứa tre còn non nớt,còn rất hồn nhiên,thơ dại và ham mê những điều lạ lẫm,thú vị.Đó chính là biểu tượng cho những cám dỗ trong cuộc sống.Trước những cái mới mẻ,đầy lôi cuốn như vậy,chúng ta sẽ rất dễ dàng bị kéo vào làn khói hư vô ấy mà còn có thể không tìm ra lối thoát nếu không có một lập trường vững vàng,một ý chí kiên định

- Hình tượng người ''trong sóng''

Càng ngày, sức thu hút càng mạnh. Nếu không gian cuộc chơi của những người trên mây là trên cao những tầng may thì với những người trong sóng là biển cả,là những con sóng vỗ nhịp nhàng khẽ hát,nâng mình hòa với đại dương bao la bất tận.Hình ảnh này lại có sức hấp dẫn hơn,cũng như trong cuộc sống,sẽ có muôn vàn cám dỗ,có thể ta đã vượt qua được cám dỗ này,nhưng sang cái khác lại vẫn bị hút vào...

Tóm lại, hình tượng người ''trên mây và ''trong sóng'' đều mang nghĩa biểu tượng sâu săc đó là những cám dỗ khó cưỡng lại,và nó đầy rẫy trong cuộc sống...

Leave a Reply