Nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả, giải pháp của bạo lực học học đường hiện nay

Nếu như HIV là một trong những tệ nạn nhức nhói cho toàn xã hội thì bạo lực học đường lại là vấn đề làm đau đầu bao người đặc biệt là những người trong ngành giáo dục hiện nay.Bạo lực học đường không còn là chuyện nói xong để đấy nữa mà nó đã trở nên phổ biến ở hầu khắp các trường và luôn là chủ đề được bàn luận sôi nổi trong hầu hết các cuộc họp.Vậy thế nào là bạo lực học đường, bạo lực học đường sẽ để lại những hậu quả gì ?Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

bạo lực học học đường hiện nay

Có thể nói tình trạng bạo lực học đường đã trở nên khã phổ biến trong hầu hết các trường học trong cả nước.Và cụm từ bạo lực học đường đã dần trở trở thành một thuật ngữ để chỉ cho tình trạng đánh nhau gây lộn và thậm chí là sát hại lẫn nhau giữa học sinh với học sinh

Để trả lời cho câu hỏi vì sao tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng thì trước tiên ta cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các hành vi bạo lực trong giới trẻ hiện nay. Có vô vàn những lí do để lí giải cho điều này và một trong những lí do quan trọng nhất đó chính là yếu tố gia đình của học sinh, do không được quản lí chặt chẽ, không được quan tâm từ cha mẹ. Một cuộc khảo sát do khoa Xã hội học, trường ĐHKH XHNV (ĐHQG HN) thực hiện vào năm 2008 tại 2 trường THPT thuộc quận Đống Đa (Hà Nội) về tình trạng bạo lực nữ sinh đã cho thấy nhiều kết quả đáng lo ngại. Cụ thể, có đến 96, 7% số học sinh trong mẫu được hỏi cho rằng, ở trường các em có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau. Mức độ bạo lực trong nữ sinh là 44, 7% rất thường xuyên; 38% thường xuyên; và 17, 3% không thường xuyên.

Kết quả khảo sát cũng cho con số đáng lo khi có tới 64% các em nữ được hỏi thừa nhận là đã từng có hành vi đánh nhau với các bạn khác. Đáng chú ý, hầu hết những chuyện đánh nhau lần đầu tiên đều diễn ra trong khuôn viên trường học, và những lần đánh nhau tiếp theo thì đa số lại diễn ra ngoài trường học.

Việc nữ sinh đánh nhau có lẽ đã trở nên quen thuộc với nhiều học sinh. Chính vì vậy, khi được hỏi “quan niệm về hiện tượng đánh nhau giữa các học sinh nữ” thì có đến 45, 3% cho rằng, điều đó là “bình thường”; 30, 7% trả lời có thể chấp nhận được; và chỉ có 24% học sinh “không chấp nhận” hành vi bạo lực trong nữ sinh.

Trong số các nữ sinh đã từng có hành vi hành hung người khác, hầu hết đều biết bạo lực gây nên tổn thương về tinh thần và thể xác, làm mất đi thiện cảm của mọi người đối với con gái. Nhưng vẫn còn gần 1/4 cho rằng, hành vi bạo lực không gây ra hậu quả gì.

Khảo sát cho thấy, có những lý do rất đơn giản nhưng cũng là cớ gây ra xung đột, như không ưa thì đánh (24%); bị khiêu khích nên đánh (16%); đánh vì lí do tình cảm (13, 3%). Đáng lo ngại là, có những lý do không thể hình dung được, ví dụ: người khác nhờ đánh (20%) và chẳng có lý do gì cũng đánh (12%). Còn phải kể thêm một yếu tố thúc đẩy hành vi bạo lực học đường, đó là sự cổ vũ của bạn bè, trong đó có các nam sinh.

Với câu hỏi “Khi đánh nhau với học sinh khác, bạn thường dùng hình thức nào là chủ yếu?”, thì có tới 1/2 số em cho biết, thường “đánh tập thể”. Điều này cho thấy, bạo lực học đường không chỉ là chuyện của mỗi học sinh, mà có tính chất lây lan theo nhóm bạn, cũng có nghĩa rằng, đa số học sinh coi chuyện đánh nhau bình thường. Thậm chí, nhiều em còn đứng ngoài xem và cổ vũ đánh nhau, như là cổ vũ bóng đá.

Về phương tiện sử dụng khi đánh nhau, có 1/3 không sử dụng phương tiện nào, các em có thể túm tóc, cào cấu, xé áo, và lăng nhục ... Cách hành hung này tuy không gây nên những thương tích nghiêm trọng về thể chất, nhưng lại gây ra những tổn thương về tâm lý, tinh thần đối với nạn nhân.

Một điều đáng sợ nữa là, có những nữ sinh sử dụng hung khí trong khi hành hung bạn. Vật hành hung có thể là dép, guốc (28%); gậy gộc (8%), gạch đá (4%), thậm chí là dao lam, ống tuyp nước (0, 7%). Những phương tiện này, tùy mức độ mà có thể gây nên thương tích, thậm chí gây tàn phế hoặc cướp đi mạng sống của bạn học cùng trường.

Còn một phương tiện nữa, mang tính chất bạo lực về tinh thần, đó là sử dụng điện thoại di động để ghi hình vụ hành hung, sau đó đưa lên mạng Internet như là cách để làm nhục nạn nhân và thậm chí là để khoe thành tích của mình. Tuy khảo sát không đề cập đến vấn đề này, nhưng thông qua số lượng các video clip xuất hiện trên mạng, có thể thấy cách thức này ngày càng được sử dụng phổ biến.

Khảo sát này cũng đặc biệt quan tâm tới thái độ của cha mẹ khi con cái có hành vi bạo lực, bởi điều này có ảnh hưởng quan trọng tới diễn biến tâm lý và việc điều chỉnh hành vi của các em. Kết quả thật đáng buồn: Có 41, 7% các em nói rằng bị cha mẹ “mắng chửi và đánh”; 9, 4% cha mẹ “khuyên bảo nhẹ nhàng”; 6, 3% yêu cầu phải “xin lỗi bạn”; và có đến 42, 6% nói rằng “cha mẹ không quan tâm đến hành vi đánh nhau của con gái”.

Những con số này đáng gióng lên hồi chuông báo động về vai trò làm cha mẹ trong gia đình hiện nay. Chính sự thờ ơ, vô cảm và vô trách nhiệm của nhiều bậc làm cha làm mẹ đối với con cái, cộng thêm phương pháp giáo dục sai lầm sẽ là mảnh đất nuôi dưỡng hiện tượng bạo lực phát triển trong học sinh.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm những nguyên nhân sau

1. Tác giả bài viết đề cập đến sự thay đổi của mối quan hệ thầy-trò: từ mối quan hệ một chiều sang tương tác, dân chủ, người thầy không còn là trung tâm của hoạt động giáo dục mà học trò mới là trung tâm. Tác giả cho rằng sở dĩ có hiện tượng bạo lực là do nhiều GV không biết đến sự thay đổi ấy, vẫn hành xử theo kiểu thầy đồ ngày xưa. Nói như vậy cũng đúng, song chỉ đúng một phần rất nhỏ và như vậy là lỗi hoàn toàn thuộc về người thầy. Xin thưa với tác giả rằng, những GV vẫn đối xử với HS “theo kiểu thầy đồ như mấy chục năm về trước” chỉ là hiện tượng hết sức cá biệt, mà nếu “bạo lực” xuất phát từ quan niệm ấy cũng không hoàn toàn là xấu. Các thầy đồ ngày xưa coi việc đánh đòn là một biện pháp giáo dục, đánh trò để răn đe, bắt buộc trò phải chăm chỉ, nỗ lực, vào khuôn phép, và đã không ít học trò nên người được từ những trận roi của thầy.

Nếu tác giả là một người sâu sát với thực tiễn giáo dục sẽ thấy học trò bây giờ đã khác xưa nhiều lắm! Có nhiều em rất hư, đến mức nhiều người mới biết sẽ bị sốc. Nguyên nhân của hiện tượng này chúng tôi sẽ trao đổi trong một dịp khác. Đúng là mối quan hệ thầy trò “đã khác xưa”: học trò ngang nhiên coi thường thầy, ngỗ ngược, vô lễ, thậm chí đánh giết thầy ngay tại bục giảng! Phổ biến nhất là hiện tượng lười học, vi phạm kỉ cương nề nếp, “dân chủ quá trớn”, nói năng, cư xử thiếu văn hoá… Đây là một yếu tố khiến nhiều GV không kiềm chế được do cảm thấy bị xúc phạm nên đã có những hành vi bạo lực. Đành rằng làm như vậy là không đúng, song giả sử HS chăm ngoan thì không một GV nào lại sử dụng bạo lực.

bạo lực học đường là vấn đề làm đau đầu bao người

2. Yếu tố thứ hai là cơ chế quản lý, môi trường giáo dục. Đúng là thu nhập của GV còn thấp, đời sống còn khó khăn song vấn đề cơ bản là ở chỗ môi trường của không ít cơ sở giáo dục chưa thực sự thấm nhuần tính nhân văn mà bệnh thành tích, chỉ tiêu thi đua… là những ví dụ. Chính sách giáo dục của Đảng và nhà nước là nhân đạo, song mức độ “hiện thực hóa” ở các cơ sở lại rất khác nhau, tùy thuộc vào cái tài, đặc biệt là cái Tâm của nhà quản lý. Một khi nguyên lý “Tất cả vì HS thân yêu” đang là khẩu hiệu, một khi các biểu hiện thiếu nhân văn không được răn đe, xử lý kịp thời, thậm chí còn được “bật đèn xanh”, một khi tính kỷ cương của tổ chức, tính gương mẫu của người đứng đầu chưa được phát huy thì nguy cơ bạo lực học đường vẫn còn tiềm tàng.

Đáng buồn nhất là đang có một cuộc “khủng hoảng” về tính nhân văn trong các trường hiện nay mà báo chí đã phản ánh nhiều, đó là môi trường dung dưỡng cho các mầm mống bạo lực của GV và cả HS. Thậm chí một số Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng vẫn dùng bạo lực với HS thì đúng là “hết thuốc chữa”. Tính chất vụ lợi, xu hướng thương mại hóa đang là những nguy cơ “giết chết” chủ nghĩa nhân văn trong giáo dục. Vì vậy, hiệu trưởng các trường, người đứng đầu các cơ sở giáo dục và các tổ chức đoàn thể phải liên đới chịu trách nhiệm trước hiện tượng GV dùng bạo lực đối với HS.

Hiện nay, việc thi vào trường sư phạm khá dễ dàng, có rất nhiều cơ sở đào tạo GV như tác giả bài viết đề cập. Nếu như các cơ sở giáo dục chạy theo lợi nhuận, không chú trọng công tác tuyển lựa, thiếu chặt chẽ trong đào tạo thì sẽ cho ra lò những GV tương lai yếu kém cả về đạo đức lẫn trình độ chuyên môn. Vì vậy, nên chăng các cơ sở đào tạo GV cần có những bài thi trắc nghiệm về tâm lý, xét hồ sơ, thi vấn đáp, ứng xử tình huống… để loại bỏ những người không thích hợp. Hiện nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp chưa thực sự được các trường sư phạm chú trọng.

3. Đúng là tình yêu nghề của sinh viên sư phạm rất quan trọng, song tình yêu ấy cần được nuôi dưỡng, phát triển bằng các cơ chế, chính sách hợp lý, trong một môi trường mô phạm, đầy tính nhân văn, nếu không nó cũng rất dễ bị thui chột đi. Thậm chí nếu chúng ta có cơ chế, môi trường tốt thì sẽ khiến cho những người ban đầu chỉ coi nghề sư phạm là một lối thoát cho mưu sinh có tình yêu nghề thực sự. Các hiện tượng tiêu cực như tham nhũng, thiếu công bằng, thiếu dân chủ… trong giáo dục khiến những GV tâm huyết buông xuôi, chán nản dẫn đến những lời nói, hành vi thiếu kiềm chế. Vì vậy, không nên yêu cầu hay kêu gọi tâm huyết của nhà giáo một cách chung chung mà phải có những cơ chế, chính sách, giải pháp để khuyến khích, bảo vệ và nuôi dưỡng tâm huyết ấy.

Nói cho cùng, việc chống lại bạo lực học đường là hướng tới mục đích giáo dục đạo đức, xây dựng nhân cách cho thế hệ công dân tương lai. Đây là một nhiệm vụ hệ trọng, khó khăn, đòi hỏi sự ra quân, phối hợp đồng bộ của toàn xã hội. Nếu không, những nỗ lực của nhà giáo dù lớn đến mấy cũng là đơn độc và rất dễ thất bại. 

Biện pháp

Tuy các nước đã có những biện pháp cụ thể, như thắt chặt an ninh, tăng cường kiểm tra, sử dụng camera, tuyên truyền, vận động… nhưng điều quan trọng nhất không phải ở những hành động bề ngoài. Một khi không có sự quan tâm đúng mức, một khi không tạo cho học sinh một môi trường học tập, sinh sống lành mạnh thì bạo lực vẫn cứ diễn ra không hình thức này thì hình thức khác, không lúc này thì lúc khác.

Ai là người chịu trách nhiệm trước vấn nạn bạo lực này? Câu trả lời có lẽ là không riêng một ai. Để giáo dục thì không chỉ phụ thuộc vào riêng một người, một cơ quan, nhưng hơn ai hết, những người gần gũi với các em chính là những nhân tố quan trọng nhất.

Hiện nay, ở Việt Nam, thông thường mọi người quan tâm đến những vụ bạo hành kiểu như: thầy cô giáo đánh đập, làm nhục học sinh, học trò chém giết nhau… Nhưng những sự việc rất nhỏ như chuyện bạn bè bắt nạt nhau, chuyện tâm lý học sinh cũng còn chưa được quan tâm để ý nhiều. Sự thực, giai đoạn từ nhỏ đến những năm phổ thông là những giai đoạn quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ.

Nếu nhận thức được điều này, và giáo dục con em một cách có hiệu quả thì chúng ta không phải lo lắng về nạn bạo hành học đường cũng như những vấn nạn khác mà xã hội đang lo lắng như tình trạng bỏ học, chán học, cứu net, sử dụng ma túy, thuốc lắc. Thậm chí, chúng ta cũng có thể xây dựng một đội ngũ nhà giáo có đạo đức, nhân cách và thực sự là tấm gương cho học sinh noi theo. Hy vọng cuộc vận động bốn “không” trong đó có “Nói không với vi phạm đạo đức nghề giáo” sẽ giúp công tác giáo dục nước nhà có hiệu quả hơn.

Leave a Reply