Nhà thơ A.M.Saadi (Ba Tư) viết: "Anh gặp ai, dù người tốt hay tồi... Thì dù đúng vẫn là đều đáng khinh." (Trích tập thơ: vườn quả - 1256). Hãy bình luận ý kiến và vấn đề mà nhà thơ đưa ra

Đề bài

Nhà thơ A.M.Saadi (Ba Tư) viết:

Anh gặp ai, dù người tốt hay tồi

Đừng bao giờ nói xấu, hãy nghe tôi,

Vì nói xấu người ngay là tội lỗi,

Với người gian thành kẻ gian gấp bội.

Một khi anh nói xấu láng giềng mình,

Thì dù đúng vẫn là đều đáng khinh.

(Trích tập thơ: vườn quả - 1256)

Hãy bình luận ý kiến và vấn đề mà nhà thơ đưa ra.

DÀN Ý

1. Mở bài

- Dùng bài thơ để đi vào vấn đề.

- Thể hiện khái quát sự đánh giá của mình với ý kiến ấy.

2. Thân bài

Giải thích ý nghĩa của từ “nói xấu".

- Xác định quan điểm của nhà thơ về vấn đề này.

- Nêu tác hại của việc nói xấu cho bản thân người nói, từ đó lí giải những quan điểm của nhà thơ về vấn đề này.

- Đánh giá quan niệm và sự lí giải của tác giả: Khẳng định tính đúng đắn trong quan điểm, ý kiến của tác giả.

- Đưa ra những ý kiến khác về hiện tượng "nói xấu".

- Đề xuất cách đối nhân xử thế đúng đắn, phù hợp.

Anh gặp ai, dù người tốt hay tồi

3. Kết bài

Chốt lại vấn đề, khẳng định một lần nữa tác hại của việc "nói xẩu" người khác

BÀI LÀM

Con người là kiệt tác vĩ đại nhất của đấng tạo sinh nhưng cũng không thể là một tác phẩm hoàn hảo. Nó có bao nhiêu mặt tốt đáng để ngợi ca, đáng để tự hào, nhưng cũng có không ít những tật xấu không thể chối cãi. Nhà thơ A.M.Saadi (Ba Tư), đã nêu lên ý kiến của mình một cách rất khéo léo về một tật xấu khá phổ biến trong cuộc sống, nói xấu người khác.

Anh gặp ai, dù người tốt hay tồi

Đừng bao giờ nói xẩu, hãy nghe tôi,

Vỉ nói xấu người ngay là tội lỗi,

Với người người gian thành kẻ gian gấp bội.

Một khi anh nói xấu láng giềng mình,

Thì dù đúng vẫn là điều đáng khinh.

Cũng là nêu ra khuyết điểm của một ai đó nhưng nói xấu hoàn toàn khác với phê bình. Nếu những lời phê bình được nói với mọi người công khai ngay khi có mặt người mắc khuyết điểm, hoặc nói trực tiếp với người ấy thì nói xấu lại diễn ra sau lưng người bị chỉ trích. Những hành động thường thấy khi nói xấu người khác là chú ý, xoi mói những cuộc sống riêng tư của người ta để rêu rao với bàn dân thiên hạ những việc người ta làm và cả những việc người ta không làm, những tính cách, những thói xấu của người ta hoặc tự người nói áp đặt vào như vậy. Những cuộc bàn tán về tật xấu, tính xấu của người khác gần giống như một phiên toà chỉ có mật nguyên đơn còn bị đơn thì không hề hay biết. Nói xấu người khác có thề là nói thật nhưng thông thường không bao giờ sự thật ấy là hoàn toàn đúng với những gì có trong thực tế. Và khi người ta nói xấu sai sự thật thì hành động ấy trở thành vu khống, nhưng có phần hèn hạ hơn vì nó được diễn ra khi không có đối tượng được nói đến.

Dối tượng bị nói xấu thường là những người xung quanh người nói, có một mối quan hệ nào đó với người nói. Đó có thể là bạn bè, đồng nghiệp, láng giềng và thậm chí là cả họ hàng... vấn đề thường trở thành mục tiêu cho việc nói xấu là cách ăn mặc, cách nói năng, cách ứng xử, hoặc một thói quen nào đó của người khác trong cuộc sống thường nhật. Đôi khi chỉ một chút thay đổi trong sinh hoạt hoặc một thành công nào đó trong cuộc sống cũng là một đề tài nóng bỏng cho những kẻ hay nói xấu người khác. Đừng nhầm lẫn nói xấu với lắm chuyện. Bởi lắm chuyện đơn thuần chỉ là đế giết thời gian, có thế có một chút nào đó xoi mói, bới móc nhưng nó không làm ảnh hưởng đến danh dự của đối tượng được nói đến; còn nói xấu lại hoàn toàn khác. Mục đích chủ yếu của việc nói xấu là nhằm hạ uy tín, danh dự của người khác chứ không đơn thuần chỉ là trò giải trí của những người quá nhàn rỗi.

Về vấn đề nói xấu, nhà thơ A.M.Saadi đã thể hiện rất rõ quan điểm của mình qua những lời thơ đã được giới thiệu. Theo ông nói xấu chia thành hai loại, một loại là hoàn toàn bịa đặt, vu không cho "người ngay", còn một loại tuy rằng nói đúng sự thật nhưng sự thật ấy lại được vạch ra sau lưng người được nói đến. Có thể sẽ có những người cho rằng, loại nói xấu thứ hai có thể chấp nhận được, bởi có thể vì nhiều lí do mà người ta không thể nói ra ngay trước mặt đối tượng được đề cập. Nhưng với Saadi cả hai đều không thể chấp nhận. Loại nói xấu thứ nhất theo nhà thơ chính là một "tội lỗi". Bởi đó là một sự vu không hèn nhát nhất mà một con người có thể làm được. Nói xấu chưa thể gây ra những hậu quả lớn như sự vu khống nên không thể luận tội trước pháp luật, nhưng nó vẫn là một tội lỗi trong đạo đức xã hội. Bởi ai dám chắc rằng sẽ không có một ai tin vào những lời nói xấu ấy, bởi ai dám chắc rằng lòng tin của người khác đối với người bị nói xấu sẽ không hề bị lung lay khi những khuyết điểm của họ cứ ngày ngày rót vào tai người khác như những điệp khúc nghe thì chối tai nhưng lại rất dễ vào trong suy nghĩ.

Đừng bao giờ nói xấu, hãy nghe tôi

Đối với loại nói xấu thứ hai, theo nhà thơ nó tuy không phải là một tội lỗi nhưng lại thế hiện bản chất không mấy tốt đẹp của con người. Việc nói xấu người khác cho dù là đúng sự thật vẫn xấu hơn cả việc làm xấu, thói tật xấu hay tính cách xấu của ai đó mà người nói đem ra rêu rao. Nó là sự thể hiện rõ nhất một con người không xấu xa nhưng lại hèn nhát, không lừa gạt nhưng lại quá khôn ranh. Bên trong sự nói xấu tưởng như là dũng đắn (nói đúng sự thật) lại là một kẻ "gian gấp bội" người gian. Hay nói đúng hơn nói xấu làm lộ ra những gì mà bản chất "gian" được che lấp ở bên trong. Chính vì vậy những sự thật được vạch ra trong những lời nói xấu sẽ không thế có được giá trị thuyết phục xứng đáng, những lời nói thật, nhưng được chỉ ra từ những lời nói xấu cũng sẽ trở thành những lời dối trá không kém không hơn.

Cuộc sống dâu đâu cũng có sự đấu tranh, chính vì vậy bất cứ nơi nào ít nhiều cùng có sự đố kỵ, sự ganh đua và cả sự tự kiêu. Đó. là nguyên nhân cơ bản làm xuất hiện việc nói xấu người khác. Người bị nói xấu sau lưng thường là những người có một số mặt tốt hơn, một số thành tích nổi bật hơn người thực hiện việc nói xấu. Chính vì vậy việc nói xấu trước tiên sẽ gây hại đến bản thân người nói. Nó chỉ đem lại cho người ta sự thoả mãn nhất thời nhưng buộc người ta phải trả bằng một cái giá rất dắt, đó là phẩm giá. Người khác có thể tin, có thể không tin vào những lời nói xấu kia nhưng có một điều chắc chắn rằng sẽ không ai không một chút nghi ngờ phẩm chất của người đi nói xấu kẻ khác. Đi cùng với sự nghi ngờ ấy là sự dè chừng, sự kín kẽ hơn trong cách ứng xử với người đó. Bởi dù muốn hay không người ta cũng sẽ nghĩ ngay rằng nếu một người có thế nói xấu người khác trước mặt mình thì chắc rằng sẽ có lúc mình lại chính là kẻ bị kẻ ấy bôi nhọ. Lòng tin từ đó dần dần mất di, thay vào đó là sự lớn lên của sự khinh thường. Bởi chỉ có những kẻ thất bại mới đi bêu xấu chiến thắng, chỉ có những kẻ hèn hạ mới cho rằng những việc làm cao thượng chỉ là đạo đức giả, chỉ có những kẻ kiêu căng, tự phụ mới nghi ngờ sự thành công... Phái chịu sự khinh thường của người khác là một sự sỉ nhục lớn nhất trong cuộc đời. Sự sỉ nhục ấy cũng chính là kết quả cuối cùng cho những kẻ thích nói xấu sau lưng.

Nói xấu, với một số kẻ, dó là cách tốt nhất để bào mòn danh dự, uy tín của người khác nhưng thực ra dó không gì khác chính là con đường ngắn nhất đế tự huỷ hoại uy tín và danh dự cùa chính mình. Có thế đôi lúc, những lời nói xấu sau lưng làm cho người khác phái suy nghĩ nhưng nó lại thường xuyên làm cho chính người đó phải nghĩ suy, thường xuyên khiến người ta bận rộn khi phải luôn luôn chú ý đến hành vi của một ai đó. Vi lẽ ấy con ngưới ta sẽ rất có thế sẽ làm ảnh hưởng đên chính công việc của mình. Thử hỏi có ai có thể tập trung làm việc khi còn phải nghe ngóng những cuộc trò chuyện, những việc hành động của ai đó đế có thể bới móc ra những sai lầm nhỏ nhất của người khác để báo cáo với cấp trên, để thông báo với bạn bè và dồng nghiệp của người ấy. Một kẻ thích nói xấu người khác tất sẽ không bao giờ có được lòng tin của mọi người. Thậm chí có thế bị người khác tránh né bởi sự khó chịu khi phải nghe những lời nói xấu sau lưng. Có những khi, việc nói xấu người khác chỉ gây ra một sự nghi ngờ thoáng qua nhưng cũng có khi nó lại gây nên những mối mâu thuần không đáng có trong các mô'i quan hệ giữa người với người. Đồng nghiệp nói xấu nhau sẽ làm mất đi những sự hợp tác cần thiết đế nâng cao chất lượng công việc, bè bạn nói xấu gây nên những sự hiểu lầm làm rạn nút tình bạn, láng giềng nói xấu nhau sẽ đánh mất đi tình làng nghĩa xóm, họ hàng nói xấu nhau sẽ khiến cho trên dưới không thuận hoà...

Nhận thức được tác hại của việc nói xấu, bằng những lời thơ, Saadi đã thế hiện sự phê phán, sự không dồng tình với việc nói xấu người khác dù là trong bất cứ hoàn cảnh nào và nhằm mục đích gì. Quan điểm ấy được thể hiện một cách hết sức khéo léo để mọi người tin theo và làm theo. Đồng thời với sự lí giải quan điểm vô cùng khéo léo, chỉ trong một bài thơ ngắn, tác giả không chỉ đưa ra quan điếm mà còn khẳng định được tính thuyết phục trong quan điểm của mình. Phê phán hành vi nói xấu người khác là thái độ hết sức đúng đắn về một vấn đề mang tính phố biến trong xã hội. Nó còn là lời nhắc nhở người ta phải có một cái nhìn chính xác hơn. nghiêm khắc hơn với những thói xấu của chính bản thân mà nói xấu là một bằng chứng tiêu biểu. Bởi những thói xấu tuy không ai là không có nhưng thấy được tác hại của nó thì không mấy ai và việc sửa chữa nó vì vậy lại càng hiếm hoi hơn. Và nếu những thói xấu cứ như vậy mà lấn át dần những thói quen tốt thì xã hội sẽ phát triển theo chiều hướng nào, con người sẽ phải sống ra sao khi phải cùng chung con thuyền với những tật xấu. Có thể thấy tác giả đã tạo được một mối quan hệ hết sức logich giữa việc nêu ra và lí giải những quan điểm của mình, nêu ra như một lời khuyên và lí giải bằng lời khẳng định những tác hại. Nhờ đó trong ý kiến của tác giá vừa có được độ mềm dẻo để tránh đi cảm giác áp đặt, cấm đoán cho người nghe; vừa có được một sự cương quyết cần thiết đế làm bàn đạp đưa ý kiến của mình vào trong suy nghĩ của người khác.

Đứng trên cái nhìn khách quan của một người ngoài cuộc, nhà thơ có thể tỉnh táo mà nhận rõ được tác hại của việc nói xấu để tránh đi, nhưng không phải ai cũng có thể làm được như vậy. Nói xấu nhiều khi không phải do chủ quan của người nói đế nhằm hạ thấp ai mà đơn giản chỉ là một thói quen xấu khi nhàn rỗi của con người. Có những người nói xấu chỉ là đế thoả mãn một nỗi bực tức nào đó do nạn nhân của việc nói xấu gây ra mà không hề ý thức được tác hại của nó đối với chính mình.

Nhà thơ AMSaadi (Ba Tư)

Trong lứa tuổi học sinh nói xấu người khác cũng không phải là một chuyện hiếm, thậm chí còn được hưởng ứng bởi nhiều người. Sự nói xấu ở lứa tuồi học sinh cũng xuât phát từ sự ích kỉ, tính ganh đua và sự tự kiêu vốn rất thường thấy ở tuổi trẻ. Tuy nhiên không phái lúc nào nói xâu cũng xuất phát từ những nguyên nhân trên. Một học sinh nói xấu bạn cùng lớp chỉ vì những lời khuyên để sửa chữa các hành vi xấu của người ấy bị phớt lờ. Cán bộ lớp nói xấu các thành viên khác chỉ vì lời nhắc nhở của mình vô hiệu. Hoặc ngược lại một số thành viên lại nói xấu cán bộ lớp vì những lời góp ý của mình trong phong trào lớp không được quan tâm... Những lời nói xấu như vậy rõ ràng xuất phát từ một ý tốt không được đón nhận dẫn đến sự bất mãn. Một cách vô ý nó trở thành phương tiện bất đắc dĩ đề bộc lộ sự bất mãn ấy mà không hề suy nghĩ rằng chính việc nói xấu sau lưng lại làm hạ uy tín của mình một cách nhanh chóng nhất trong mắt người khác.

Nói xấu không phải là một việc làm tốt bởi nó không được người ta ủng hộ, nó là việc làm hèn hạ của những kẻ thấp hèn, xảo trá bởi nó khiến người ta ''khinh". Sự khinh bỉ đôi khi còn đáng sợ hơn cái chết, bởi nó khiến ta phải chết ngay khi đang còn sống, cái chết trong lòng của những người xung quanh; bởi nó phủ định sự tồn tại của một con người trong mắt mọi người. Chúng ta được tạo hoá ưu ái ban cho một tâm hồn, chính vì vậy đừng để chỉ vì những lời nói xấu vô bổ mà tâm hồn ấy mất đi sự thanh thản. Chúng ta được mẹ cha ban cho một tư cách, chính vì vậy đừng để tư cách ấy bị bóp méo chỉ vì những lời nói không nên có. Ai cũng có những cách ứng xử riêng của mình trước những người khác nhau, trước những hoàn cảnh khác nhau. Nhưng dù với ai, ở đâu và khi nào cũng đừng đế những lời nói bôi nhọ danh dự của chính mình. Nói xấu người khác không bao giờ là tôi cả dù cho đó là những lời nói thật, dù cho nó xuất phát từ bất cứ nguyên nhân nào. Nếu đó là một thói quen hãy từ bỏ để có được những cách ứng xử khôn ngoan hơn. Nếu đó nhằm mục đích hạ thấp ai đó, hãy luôn nhớ rằng lời nói xấu sẽ phản tác dụng. Nếu đó chỉ vì một sự bất mãn nhất thời, hãy biết kiềm chế để có thế giữ được tư cách của mình trước người khác. "Sách Cách Ngôn" Trung Quốc có câu: "Ác không gì hơn bằng làm thoả mãn cái dục vọng của mình. Hoạ không gì to bằng cái tội hay nói xấu người khác". Nói xấu có thể đúng là cái hoạ "to nhất" nhưng đồng thời nó cũng là cái hoạ dễ tránh nhất nếu con người biết chế ngự tính đố kị và sự tự kiêu.

Ý kiến của Saadi về thói quen nói xấu người khác lại một lần nữa nhắc nhở mọi người hây cẩn thận hơn với mối hoạ mà nó mang lại, hãy nhìn nhận nó bằng một cái đầu tỉnh táo chứ không phải bằng sự mù quáng của lí trí, đừng để danh dự, một thứ còn quý hơn cả tính mệnh, bị đánh mất chỉ vì một lời nói xấu sau lưng. Đó là một quan điểm rất sáng suốt và có giá trị lâu dài trong cuộc sống vốn từ lâu đã được xem như một cuộc chiến mang tên cuộc đời.

Leave a Reply