Nhà văn N. Ôxtơtôpxki đã viết trong tiểu thuyết “Thép đã tôi thế đấy”: Cái quý nhất... loài người. Hãy phân tích ý kiến trên để xác định rõ lẽ sống cao đẹp nhất trên đời đốì với thanh niên trong thời đại hiện nay

Đề bài

Nhà văn N. Ôxtơtôpxki đã viết trong tiểu thuyết “Thép đã tôi thế đấy”: Cái quý nhất của con người ta là đời sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phỉ, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình và để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời: sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người.

Hãy phân tích ý kiến trên để xác định rõ lẽ sống cao đẹp nhất trên đời đốì với thanh niên trong thời đại hiện nay.

DÀN BÀI

A: Cái quý nhất của con người ta chính là đời sống

- Con người chỉ có sống, chiến đấu, lao động, học tập, nghiên cứu khoa học, mưu cầu hạnh phúc,... thì mới có thể tham gia vào cuôc đời.

- Đời sống là vô cùng quý báu, không đễ dàng gì mà từ bỏ nó được

Và tất nhiên nó sẽ càng quý giá trong cuộc đời mỗi người chỉ có thể sống một lần

B: Sống thế nào là không biết quý trọng đời sống?

- Đó là lối sống theo chủ nghĩa cá nhân

- sống hoài sống phí

- Sống trong sự nô lệ, nhục nhã của những kẻ bị mất quyền tự do, dân chủ.

- sống trong sự ảo tưởng về một tương lai xa vời, viễn vông.

- sống trong đời chỉ với tiêu chí "ngu si hưởng thái bình", một cuộc sống vô vị, tầm thường, một con người không có lí tưởng, hoài bão.

- Sống ăn bám, vô tích sự, chỉ mang đến cho người khác sự phiền toái.

- Sống ti tiện, hèn đớn\

- Sống xa hoa, hưởng lạc, trở thành người đầy tớ trung thành của dục vong và tiền bạc

- Sống bon chen danh lợi chạy theo tiền tài và địa vị, sẵn sàng đạp đổ mọi rào cản trước mắt là đạo đức, danh dự và nhân phẩm, "ích mình hại người".

- sống một cách hèn hạ, sẵn sàng chùn bước trước những khó khăn dù là nhỏ nhặt nhất, khiếp sợ trước uy vũ, lẩn tránh trước trách nhiệm được giao.

- Sống như thế nào là biết quý trọng đời sống ?

Nếu là con chim chiếc lá

Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.

Tố Hữu

- Đó là những con người biết dâng hiến đời mình, sức mình cho sự nghiệp cao đẹp nhất là sự nghiệp dấu tranh giải phóng loài người.

- Con người biết thực sự quý trọng đời sống là con người biết dâng hiến, lấy hạnh phúc của người khác làm niềm vui cho chính mình.

BÀI LÀM

đời, có người gặp sao hay vậy, không có một quan niệm rõ ràng, vì thế nên dễ mất phương hướng trên đường đời, khiến cho thất bại nối tiếp thất bại. Và tất nhiên, trong xã hội loài người, ai lại chẳng muốn thành công trong mọi hành động, công việc và cuộc sống của mình. Vậy cái gì tạo nên sự thành đạt? Câu hỏi có rất nhiều, rất nhiều phương án nhưng trong đó phương án trội hơn cả, làm tiền đề cho sự thành dạt chính là mục đích sống. Nếu không có mục đích, anh sẽ không thể làm gì được cả. Anh cũng không thế làm được cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường. Nhà văn N.Oxtơrôpxki đã có suy ngẫm khá sâu sắc về vấn dề này trong cuốn tiểu thuyết bất hủ: “Thép đã tôi thế đấy”. “Cái quý giá nhất của con người ta là đời sống. Đời người chi sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình. Và để khi nhắm mắt xuôi tay có thế nói rằng: “Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời: “Sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người””.

Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Khác với con thú chỉ sống và hoạt động với bản năng tự nhiên của mình, con người, trái lại, có trí tuệ dẫn đường soi sáng nên phân biệt được đúng sai, lợi hại khi làm bất cứ việc gì. Lí trí và tình cảm giúp con người có được những quyết định dũng dấn trong cuộc đời. Vì vậy con người làm việc hay hành động phải có mục đích rõ ràng, hành động không có mục đích chẳng khác nào làm nhà mà không có móng hay nói cách khác là tất yếu sẽ thất bại. Ý kiến cùa N. Ỏxtơtôpxki dựa trên một luận điểm: “Cái quý giá nhất của con người ta là đời sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận”. Dường như câu nói nổi tiếng này của N. Oxtơtôpxki đã giải quyết theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin một vấn đề lớn của đời sống: vấn đề mục đích cuộc sống và giá trị con người. Đúng là như vậy! Bởi dối với con người ta thì còn gì quý hơn đời sống, có đời sống thì mới có thể tham gia trực tiếp vào cuộc đời bằng lao động, chiến đấu, công tác, sáng tác nghệ thuật, mưu cầu hạnh phúc những điều tất yếu công nhận sự có mặt của con người. Không chỉ có vậy, đời sống là cái quý nhất còn bởi một lẽ quan trọng, hết sức quan trọng khác nữa đó là: “đời người chỉ sống có một lần”, một lần và mãi mãi. Hơn thế nữa, con người còn gắn bó sâu sắc với cuộc đời bởi trong cuộc sống của họ còn muôn vàn tình yêu thương, yêu gia đình, yêu bạn bè, yêu tùng chiếc lá, ngọn cỏ nơi lối xóm, yêu những con đò vẫn đưa đón ta vào những buổi đi học và cao hơn, cao hơn nữa chính là tình yêu quê hương, yêu đất nước. Cái quý của đời sống là ở những mốì quan hệ thương yêu mà trái tim con người không dễ dàng gì cắt bỏ đi được. Xã hội loài người đã tạo ra muôn vàn những kì công vô giá, trong đó, bản thân con người là kì công của những kì công, là tinh hoa của vũ trụ. Có lẽ vì thế mà đời sống đã quý nay lại càng thêm quý báu, không ai dễ dàng từ bỏ nó được.

Vậy mà có những con người không biết quý trọng nó. Có thể trên những lập trường khác nhau, mỗi người thể hiện cách yêu quý đời sống cũng khác nhau. Ví như một nhân vật phản diện trong “Thép đã tôi thế đấy" - thằng đào ngũ công trường Baiacca - chả đã căn cứ vào luận điểm “cái quý nhất là đời sống. Đời người chỉ sống có một lần” mà rút ra một kết luận hết sức ích kỉ, ghê tởm: “Vỉ thế tôi phải giữ lấy cái thân tôi”. Và theo quan điếm của N. Ôxtơtôpxki thì người sống mà chỉ biết được, thấy được những lợi ích của bản thân và bỏ ngoài tai những gì không thuộc phạm trù lợi ích của mình là loại người sống với chủ nghĩa cá nhân: “Sống hoài sống phí”, “sống ti tiện, hèn đớn”.

Sống hoài sống phí là sống trong sự xa hoa, hưởng lạc, làm nô lệ cho những dục vọng, những ham muốn vật chất, sống chìm ngập trong những lạc thú của con người. Là lối sống ảo tưởng, thoát li khỏi cảnh sống thực tại để sống trong sự viễn vông hão huyền về một thế giới không có thực, những điều không bao giờ thực hiện được. Là lối sống ăn bám, vô tích sự, có cũng được mà không có thì càng tốt, dửng dưng trước những vấn đề của đất nước, sống mà không đóng góp được gì cho sự giàu mạnh của đất nước. Và còn là lối sống tầm thường, quẩn quanh, mòn mỏi với việc mưu sinh, cốt chỉ cần có cái cho vào miệng, nuôi sống gia đình và bản thân, ngoài ra thì không có một cái gì gọi là lí tưởng, là ước mơ, hoài bão. Thật đáng buồn khi nói đến những lôi sống như vậy, nhưng càng đáng buồn hơn khi ở một số thanh niên trong thời đại hiện nay chìm trong lối sống đó, để rồi đổi lại, cuối cuộc đời họ là những con số không tròn trĩnh, ân hận, xót xa thì đã quá muộn.

Còn lối sống ti tiện, hèn đớn là những lối sống theo quan niệm sống hưởng thụ, ích kí. Là lối sống khuất phục trong cảnh đời nô lệ của chế độ cũ, không dám đấu tranh khi dất nước lâm vào cảnh mất dộc lâp, nhân dân mất tự do, “gió chiều nào, xoay chiều ấy”. Là sống bon chen danh lợi, chạy theo lực hút của tiền tài địa vị, sẵn sàng làm cả những điều xấu xa, hèn hạ thậm chí là phạm pháp để có được nó. sống hèn nhát, chùn bước trước khó khăn, khiếp sợ trước uy vũ và luôn lẩn trôn trách nhiệm dược giao.

Nếu là con chim chiếc lá

Người biết quý đời sống là người biết dâng cả đời mình, sức mình cho sự nghiệp cao dẹp nhất trên đời là sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người. Cũng như trong bài thơ “Một khúc ca xuân” (12/1977), Tố Hữu có viết:

“Nếu là con chim chiếc lá

Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không trả

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

Đó là một lẽ sống cao đẹp, vị tha của thanh niên thời đại Bác Hồ, bản thân là một thành viên sống trong cộng đồng xã hội, mỗi con người đều phải hoà đồng với nhau, sống có trách nhiệm với nhau. Vay nhiều của xã hội, ai cũng vậy, phải ra sức trả món nợ ấy cho xã hội. Chỉ như vậy thì đất nước mới có thể tiến lên văn minh, công bằng và giàu mạnh, xã hội nhất định sẽ tốt đẹp. Sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời là sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người. Bởi chỉ khi đó thì con người mới thoát ra khỏi mọi áp bức giai cấp, mọi áp bức dân tộc, thiết lập những quan hệ xã hội cao đẹp: Người với người là bạn, loài người vĩnh viễn sống trong hòa bình, hữu nghị và tình thương, nó trả lại mọi giá trị chân chính của con người: trí tuệ tài năng, đạo đức, nhân phẩm và đặc biệt là quyền làm người, quyền làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, thiên nhiên. Nó đem lại cho mọi người một cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ về vật chất, thanh cao về tinh thần, phong phú về văn hóa. Nó mở đầu cho kỉ nguyên phát triển rực rỡ nhất của lịch sử văn minh nhân loại, đưa con người tới đỉnh cao nhất của khoa học kĩ thuật, văn hóa nghệ thuật.

Người biết yêu quý đời sống là người biết làm cho cuộc sống có tự do và thực sự vững bền, là người biết làm cho đời sống trở thành cao đẹp bằng cách tự giải phóng mình ra khỏi vũng bùn nhơ bẩn của chủ nghĩa cá nhân. Đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng loài người là làm cho cuộc sống của mình có lí tưởng, có ý nghĩa, phẩm giá, là người biết làm cho đời sống chính họ trớ nên lâu bền. Bằng cách đem cái hữu hạn của một người hòa vào cái vô hạn của đời sống dân tộc, nhân dân, nhân loại thì cuộc sống của con người mới là vĩnh cửu cũng như “một giọt nước chỉ hoà vào biển cả mới mãi mãi không khô cạn”.

Nicôlai Ôxtơtôpxki, người chiến sĩ và nhà vàn ưu tú của nhân dân Liên Xô cũng đã từng viết “Điều cao quý, đẹp đẽ nhất đốì với con người là khi anh chết đi, tất cả những gì được anh tạo nên vẫn tiếp tục phục vụ mọi người”. Đúng là như vậy: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Vì thế mà thanh niên trong thời đại hiện nay mỗi người đều phải xác định đúng việc rèn luyện tu dưỡng bản thân để luôn luôn biết hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời: Sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Là học sinh, ngay từ trên ghế nhà trường chúng ta phải tự xây dựng cho mình ý thức sống vì mọi người, sống là cống hiến. Có như vậy mỗi người mới có thể có được những hướng đi đúng đắn trong cuộc sống và sẽ không phải hối hận cho một trăm năm đời người của mình.

Leave a Reply