Nhà văn V. Huygô từng nói: “Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu thán phục đó là tài năng và chỉ có một thứ mà ta phải quỳ gối tôn trọng đó là lòng tốt”. Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên

ĐÁP ÁN

“Tài năng”: Khả năng đặc biệt, sự khéo léo hơn người, trí sáng tạo vượt bậc. “Lòng tốt”: tấm lòng vị tha khoan dung và nhân hậu. Đây là hai phẩm chất đặc biệt quý giá ở con người, thuộc hai lĩnh vực trí tuệ và tâm hồn của con người

“Quỳ gối tôn trọng”, “Cúi đầu thán phục” - cách nói hình ảnh thể hiện thái độ đánh giá cao nhất đối với những phẩm chất quý giá của con người, bộc lộ một quan niệm về cách đánh giá con người. Chỉ có thế đề cao, coi trọng, tôn vinh những gì đẹp đẽ trong trí tuệ và phẩm chất của con người

- Vì sao phải cúi đầu thán phục với tài năng: Vì đó là biểu hiện cao nhất của khả năng trí tuệ ở con người, là điều kiện tốt nhài dể con người khẳng định giá trị bản thân và đóng góp cho cuộc sống chung của cả cộng đồng. Đối diện với tài năng ta không chỉ được chiêm ngưỡng thán phục mà còn mở rộng hiểu biết, nhận thức để tự hoàn thiện bản thản.

- Vì sao phải quỳ gô'i với lòng tốt: Vì lòng tốt xét đến cùng là sự hi sinh dâng hiến cho người cho đời. Những nỗ lực vì người khác bao giờ cũng đáng tôn trọng. Những nỗ lực vì người khác xuất phát từ lòng tốt càng đáng tôn vinh.

- Câu nói đã gợi cho ta con đường để mình vươn tới. Cách tốt nhất là làm tốt công việc của mình, sống hướng thiện, có trách nhiệm và đừng bao giờ vô cảm.

BÀI LÀM

Trong cuộc sống, có những lúc con người ta mải miết chạy theo một cách mù quáng những giá trị hư vô, ngợi ca và cúi đầu chấp nhận làm “nô lệ” cho đồng tiền, cho danh lợi, mà vô tình (hay hữu ý) để những giá trị đích thực chìm vào lãng quên, làm nó bị đè bẹp vào tận cùng sâu thẳm của trái tim, tâm hồn, như tài năng và lòng tốt chẳng hạn. Vì thế, thật không sai chút nào khi Vich-to Huy-gô - nhà văn lớn của Pháp kết luận: “Trên đời này, chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu thán phục, đó là tài năng và chỉ có một thứ mà ta phải quỳ gối tôn trọng, đó là lòng tốt”. Câu nói đã gợi ra nhiều điều đáng bàn luận.

long-tot_1000x666

Tài năng là năng khiếu của con người được mài dũa, rèn luyện đạt đến độ tuyệt đỉnh, có khả năng hơn người, trí tuệ vượt bậc, và khó có thể đem ra so sánh với người khác. Và lòng tốt, đó là thước đo độ sâu của một tâm hồn, là cung bậc cao nhât trong bản đàn tình cảm của trái tim con người, là sự cho đi mà không cần toan tính, là sự tha thứ mà không vụ lợi, là tình yêu xuất phát từ đáy tâm hồn chứ không phải từ đáy của những nhỏ nhen, ích kỉ, ganh tị. Nó thuộc hai lĩnh vực trí tuệ và tâm hồn, là hai điều đáng quý ở mỗi con người. Và để biểu lộ thái độ, sự đánh giá cần thiết với hai thứ quý giá này, nhà văn đã dùng cách nói hình ảnh “cúi dầu thán phục” và “quỳ gốì tôn trọng”. Đây đều là hai hành động cao đẹp, dù cho là “cúi dầu” hay “quỳ gốì” thì bản thân việc làm đó cũng đã mang một sự tự ý thức và chấp nhận đề cao, coi trọng, tôn vinh những giá trị đẹp đẽ làm nên một con người hoàn thiện. Chứ không phải là ganh ghét, đố kị, tìm mọi cách để hãm hại vẻ đẹp hoàn thiện đó, và xót xa thay, đó cũng là tự hãm hại mình. Ai đó đã nói “Đừng để con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại con tim”. Dứng, nó sẽ giết chết mọi thứ thuộc về người, tàn hại, ăn mòn dần dần tâm hồn lương thiện, trong sạch vốn có của chính mình. Vậy, nếu bạn không muốn đề cao, tôn vinh những giá trị đích thực của cuộc đời này, tự cô lập mình với những thói ích kỉ, nhỏ nhen, vụ lợi cá nhân thì hãy làm bạn với nó đi, và nhớ rằng, việc bạn đang làm đồng nghĩa với sự tự sát và không có sự tự sát nào đau đớn và dáng tiếc hơn sự tự sát của tâm hồn, con tim.

Vậy vì sao phải cúi đầu thán phục trước tài năng? Vì tài năng là sự thể hiện cao nhất, của trí tuệ con người, là điều kiện tốt nhất đề con người khẳng định giá trị bản thân và đóng góp cho cuộc sống này. Mỗi người chúng ta sinh ra không ai là không có “tài” cả, nhưng cái “tài” ấy không đủ lớn để được gọi là “tài năng”, mà đó là “năng khiếu”. Đế đạt đến “tài năng” thì phải cần đến cả một quá trình rèn luyện, nỗ lực và phải bật lên trước nhất, xuất chúng. Đối diện với tài năng, ta không chi được trầm trồ thán phục, mà còn có phút giây tự nhìn lại chính mình, đứng trước sự thật rằng mình còn nhiều thiếu sót và khuyết điểm. Như vậy, tài năng làm cho con người ta tìm ra chính mình, nhận thức và tự hoàn thiện bản thân. Khi đó, không phải “cúi đầu thán phục” thì là gì nữa? Có thế có những người có khả năng thiên phú nên hơn người là điều dễ hiểu, là lẽ đương nhiên, nhưng như vậy, không có nghĩa là họ không cần đến một sự mài dũa, trau dồi. Newton trước khi được biết đến với lực vạn vật hấp dẫn cũng đã từng bị thầy giáo rầy la về khả năng tiếp thu, và là học sinh kém nhất lớp. Wast Disney cũng đã nhận được một câu khiến ông sững người từ một hãng làm phim: “Là một người chẳng có ý tưởng gì cả”, mà lại cho ra bao thước phim thu hút hàng triệu triệu người xem trên thế giới. Chính vì thế, tài năng là một khả năng tiềm ẩn kín đáo trong sâu thẳm mỗi con người, nó cần thời gian, và sự tôi luyện của niềm tin và ý chí. Vì lẽ đó, hãy dũng cảm đối diện với sự thật và tôn vinh nhân tài, “thán phục” tài nàng và “cúi đầu” trước chân giá trị ấy.

Hơn nữa, chắc hẳn trong chúng ta, không ai có thể không cảm phục và tôn trọng lòng tốt. Vì lòng tốt là sự hi sinh, dâng hiến cho người, cho đời, họ đã đạp đổ những thứ trần tục vướng nặng đề vươn lên ánh sáng kì diệu, cao quý của tâm hồn - đó là điều không phải ai cũng làm được. Tận đáy trái tim của mỗi con người đều ẩn chứa lòng tốt, như Khổng Tử đã nói: “Có lòng nhân là người vậy”, và Phật cũng thế: “Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh”, chỉ có điều lòng tốt đó là nhiều hay ít, và ta thể hiện nó như thế nào. Nói đến điều này, ta thiết nghĩ con người thật vô lí khi cứ muôn lấy dây tự trói mình và dâng nộp cho sự ích kỷ, vụ lợi, đô' kỵ, vô tâm, và những lòng tham vô đáy. Thật gàn dỏ' khi ta cứ dùng oán để trả oán, hận đổi lấy hận, dùng những toan tính lọc lừa, mưu mô xảo trá để che mắt thiên hạ và tìm về cho mình những thỏa mãn cá nhân. Cứ như thế, dòng đời liên tục chảy, cuộc sống tiếp nối cuộc sống, và những xấu xa, dơ bẩn của nó cũng bị cuốn theo không ngừng, nhưng tai hại thay, oái ăm thay khi những thứ ấy lại bị cuốn theo mỗi lúc một nhiều, nó đeo bám con người, làm mờ lí trí, làm hoen ô cả tâm hồn lương thiện vốn có, và ăn mòn cả trái tim người kia. Và thật may mắn, thật đáng quý cho những ai giữ được trong mình lòng tốt, tình yêu thương con người, trao đi không cần nhận lại mà không xuất phát từ những vụ lợi, nhỏ nhen. Đế’ làm được điều đó thật không dễ dàng gì, nhưng cũng không hẳn là khó, chỉ cần chúng ta biết và hiếu rằng, hạnh phúc chỉ có được khi có lòng tốt, khi có tình yêu thương chân thật giữa người với người, đó là nguồn vui đích thực. Như vậy, lòng tốt không đáng đế ta trân trọng nâng niu, không đáng để ta phải “quỳ gốì” cảm tạ sao? Có lẽ cũng vì thế mà nhà văn đã dùng hình ảnh “quỳ gối tôn trọng”, nếu “cúi đầu” là một hành động thể hiện sự thán phục, vị nể thì “quỳ gối” lại là một nghĩa cử cao đẹp hơn cả, thể hiện sự đề cao và quý trọng vẻ đẹp trong sâu thẳm tâm hồn, hành động ấy cao hơn “cúi đầu”. Vì thế, mỗi người chúng ta, hãy giữ lấy vẻ đẹp thánh thiện ấy đế được tôn trọng và hãy tôn trọng vẻ đẹp ấy để giữ lấy nó.

Quỳ gối tôn trọng

Câu nói của Vich-to Huy-gô là một cây kim chỉ nam cho tất cả mọi người, nó thức tỉnh con người và khiến ta sống có ích hơn, chạm tay đến được sự thanh thản và tự tại trong tâm hồn. Thật vậy, khi nhận ra tài năng của người khác, ta sẽ thấy mình cần trau dồi và ròn luyện rất nhiều, để thấy “nhìn xuống thì không ai bằng ta, nhìn lên thì ta không bằng ai” và quan trọng hơn hết là hiểu khi lòng tốt xuất hiện cùng chính là lúc thiên thần xuất, hiện, khi và chỉ khi đó tâm hồn và con tim mình mới được mở rộng để đón lấy sự yên bình, tĩnh tại. Đó cũng là lí do dễ hiểu vì sao những nhà hảo tâm, những mạnh thường quân luôn ủng hộ đồng bào khó khăn, mọi người dân cùng chung tay đồng lòng cứu đói, cứu lũ, cũng có những người hễ đi đây di dó mà gặp trẻ em lang thang, cơ nhỡ là đem về cưu mang, dạy học, và tạo cho các em công ăn việc làm ổn định, ông Calisto đã nhận một em bé người Việt bị ung thư và mồ côi làm con nuôi, đế em có được một hạnh phúc như bao đứa trẻ bình thường khác là mình có bố... thế chẳng phải xuất phát từ lòng tốt? Bên cạnh đó, vẫn còn tệ nạn tham nhũng tràn lan trong khi đại đa số những người dân còn khó khăn, tai nạn giao thông tăng đáng kề vì đang trong tình trạng say rượu, người lái không làm chủ được mình, họ không biết nghĩ đến người tham gia giao thông, hay thực phẩm bị hoá chất độc hại, nhiều khi nguy kịch đến tính mạng người sử dụng, những người buôn bán ấy không cần biết đến người khác, cứ miễn là thu được lợi nhuận, có lời là được... Ta cần biết rằng làm việc tốt không đem lại cho ta chút lợi lộc gì về vật chất nhưng thứ mà ta lấy được còn quý giá hơn rất nhiều, quả thật “có một thứ mà khi càng cho đi thì càng có thêm nhiều, một loại năng lượng càng sử dụng, thậm chí cùng xài phí thì càng có nhiều thêm, dó là lòng tốt” - đó là những ánh mắt chứa chan lòng biết ơn, tôn trọng, là sự thanh thản, yên vui trong tâm hồn, vì ta đã gieo hạt mầm tình thương, thu hoạch cây trái yêu thương, đã khám phá ra con người thực sự của mình, hiểu được mục đích và ý nghĩa của cuộc đời, và vì... ta đã làm được một việc tốt.

Đừng bao giờ ngừng nỗ lực tìm kiếm tài năng bản thân, và hãy cúi đầu thán phục những ai đã tìm ra nó, để luôn suy nghĩ tích cực rằng rồi ta cũng được như vậy. Và hiểu rằng “sự ghen ghét đố kỵ nhiều ít gì cũng thừa, lòng thông cảm sẻ chia bao nhiêu cũng thiếu”. Dũng cảm đối mặt với sự thật mình không bằng ai, và phấn dấu hơn nữa, tự cho mình cái quyền cải biến tâm hồn chính mình và mọi người xung quanh bằng lòng tốt, mà không phải là sự ban ơn hay bô' thí. Câu nói của nhà văn dã mở ra con đường để mọi người vươn tới, hãy luôn làm tốt công việc của mình, sống hướng thiện, có trách nhiệm và đừng bao giờ vô cảm.

Leave a Reply