Nhận xét về tư tưởng nhân đạo của truyện Vợ chồng A Phủ

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI 1

Tư tưởng nhân đạo của tác phẩm thể hiện ở các nội dung sau:

- Tố cáo lên án thế lực thống trị tàn bạo (trong truyện, tiêu biểu là bố con nhà Pá Tra và ở phần sau cửa truyện là bọn Tây ở đồn bản Pe) áp bức, chà đạp quyền sống, quyền tự do hạnh phúc của người dân, nhất là những người dân nghèo.

- Khẳng định, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của những người lao động nghèo khổ như Mị và A Phủ, đề cao sức sống mạnh mẽ, khát vọng tình yêu hạnh phúc và tự do ở họ.

Mị

- Tư tưởng nhân đạo cách mạng còn được thể hiện ở việc chỉ ra con đường giải phóng cho những người lao động bị áp bức là đến với cách mạng, trở thành những quần chúng tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng (như con đường của A Phủ và Mị và ở phần sau của truyện).

Tư tưởng nhân đạo của tác phẩm vừa kế thừa tinh thần nhân đạo trong truyền thống dân tộc, đồng thời mang đặc diểm của tư tưởng nhân đạo cách mạng.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI 2

a. Nêu ngắn gọn quan niệm của mình về giá trị nhân đạo của tác phẩm văn học: niềm cảm thương, thái độ trân trọng của nhà vãn đối với những số phận con người đau khổ nhưng vẫn toả sáng những phẩm chất cao quý, đáng trọng.

Vợ chồng A Phủ

b. Giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ biểu hiện:

- Qua số phận cay đắng của Mị (cô gái phải gán nợ thành nô lệ) và A Phủ (chàng trai phải trừ nợ thành người ở), Tô Hoài bày tô niềm cảm thương sâu sắc những kiếp người đau khổ.

- Từ niềm cảm thương ấy, nhà văn đã miêu tả, để ngợi ca, trân trọng những vẻ đẹp của mỗi nhân vật:

+ Mị tiềm tàng một sức sống mãnh liệt.

+ A Phủ thẳng thắn, chất phác, yêu tự do.

+ Mị và A Phủ cùng nhau trốn khỏi nhà Pá Tra đi tìm một cuộc sống tự do.

e. Kết luận: Với giá trị nhân đạo đậm nét, tác phẩm Vợ chồng A Phủ xứng đáng được xem là áng văn lớn của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp.

Leave a Reply