Nhìn lại vốn văn hóa dân tộc, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu... Không... khó khăn Từ nhận thức về những mặt tiêu cực và tích cực của lối sống trên, anh (chị) hãy bày tỏ quan điểm sống của chính mình

Đề bài

Nhìn lại vốn văn hóa dân tộc, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu có nêu một nhận xét về lốì sống của người việt Nam truyền thống là:

“Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình gỡ được tình thế khó khăn."

Từ nhận thức về những mặt tiêu cực và tích cực của lối sống trên, anh (chị) hãy bày tỏ quan điểm sống của chính mình.

(Trích đề thi đại học khối C năm 2013)

ĐÁP ÁN

1. Giải thích ý kiến: (0,5 điếm)

- Trí tuệ là khả năng nhận thức, suy xét bằng bộ óc.

- Khôn khéo là khôn ngoan, khéo léo linh hoạt trong ứng xử.

- Ý kiến đã nêu được một nét đáng lưu ý trong lối sống của người Việt Nam truyền thống là ít đề cao trí tuệ mà chĩ đề cao sự khôn khéo một dạng trí khôn của đời sống, đồng thời chỉ ra một số biểu hiện của lối sống khôn khéo đó.

2. Nhận thức các mặt tích cực và tiêu cực: (1,5 điểm)

a. Về mặt tích cực: (0,5 diểm)

Tạo ra lốì ứng xử linh hoạt trong đời sống hàng ngày giúp con người có thể an thân, hưởng lợi, giữ mình thoát hiểm

Khiến cho mỗi cá nhân có lối sống thiết thực, tùy cơ ứng biến để tồn tại trong cộng đồng này

b. Về mặt tiêu cực: (1 điểm)

- Mặt tiêu cực của việc không đề cao trí tuệ, ít coi trọng những nổ lực khám phá chinh phục, sáng chế nhằm hướng tới những đỉnh cao trong sản xuất, khoa học, nghệ thuật; chưa thực sự tôn trọng thành quả của trí tuệ, trí thức và sáng tạo, dẩn đến sự trì trệ kém phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội.

- Mặt tiêu cực của lôi sống khôn khéo: chỉ biết thu lợi, cầu an cho mình, đẩy khó khăn, thiệt thòi cho người, ngại va chạm, ngại đối mặt với thách thức; con người có nguy cơ trở nên thiển cận, nhu nhược, ích kỉ.

c. Bày tỏ quan điểm sống: (1 diểm)

- Trên cơ sở nhận thức mặt tích cực và tiêu cực của lối sống truyền thống, tự đề ra quan điểm sống cho bản thân và phương hướng hành động để thực hiện quan điểm sống ấy.

- Tự do bày tỏ quan điểm sống nhưng cần có thái độ chân thành, nghiêm túc.

BÀI LÀM

Khi nhìn lại vốn văn hóa dân tộc, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu có nêu một nhận xét về lối sống của người Việt Nam truyền thống:

Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn. Văn hóa dân tộc là những nét đẹp truyền thống của cha ông ta để lại qua bao thế hệ. Thế nhưng trong mỗi hoàn cảnh, mỗi thời đại khác nhau thì liệu lối sống của người xưa có còn phù hợp với chúng ta nữa hay không? Đó là một câu hỏi đáng phải suy nghĩ.

Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình gỡ được tình thế khó khăn

Trước khi bàn luận, đánh giá về mặt tích cực, tiêu cực của lôi sống trên ta cần hiểu thế nào là trí tuệ, khôn khéo? Trí tuệ là khá năng nhận thức, suy xét bằng bộ óc. Khôn khéo là khôn ngoan, khéo léo linh hoạt trong ứng xử. Ý kiến của nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu dã nêu được một nét đáng lưu ý trong lối sống của người Việt Nam truyền thống là ít đề cao trí tuệ mà chỉ đề cao sự khôn khéo, một dạng trí khôn của đời sống; đồng thời chỉ ra một số biểu hiện của lối sống khôn khéo đó.

Sống khôn khéo rất cần trong đời sống hàng ngày, nó tạo ra lối ứng xử linh hoạt, giúp con người có thể an thân, hưởng lợi, giữ mình thoát hiếm. Ngoài ra nó còn khiến cho mỗi cá nhân có lối sống thiết thực, tùy cơ ứng biến để tồn tại trong cộng đồng.

Chuyện kể về một cô thư ký nọ, trong một lần đi bàn công việc với ông chủ và đôi tác. Ông chủ cô ta vì nóng giận mà đã thốt ra những lời không hay trước mặt khách hàng và thê là cái hợp đồng kia tưởng chừng như không thể kí kết được nữa. Thế nhưng bằng tài ăn nói của mình cô ta đã khéo léo xoay chuyển tình thế làm cho bản hợp đồng được kí kết một cách thuận lợi và cô ta cũng nhận được một món tiền thưởng hậu hĩnh sau đó. Hay một doanh nghiệp X đang kinh doanh mặt hàng may mặc nhưng lại muốn chuyến sang lĩnh vực thực phẩm, trong lúc đó hàng loạt các công ty thực phẩm dang trên đà phá sản, thế là doanh nghiệp X đã kịp thời thay đổi quyết định để cứu vãn công ty của mình. Sống khôn khéo đôi lúc cũng rất cần thiết, giúp con người tránh được những điều xấu hay có khi là xoay chuyển cả cục diện.

Sống khôn khéo không có gì là xấu. Thế nhưng khôn khéo ở đâu và vào lúc nào mới là thích hợp? Trong thời đại khoa học kĩ thuật, máy móc thay thế cho sức lao động con người thì liệu việc đề cao sự khôn khéo mà coi thường trí tuệ là nên hay không? Chúng ta không thể dùng sự khôn khéo của mình để sáng tạo một cái máy hay một công trình, sự khôn khéo trong trường hợp này đồng nghĩa với việc sao chép lại cái máy hay công trình của người khác để giành lợi ích dó về mình. Có thể chúng ta sẽ làm ra những cái y hệt nhưng liệu chất lượng có giống như vậy không? Trong khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu, đòi hỏi của con người ngày càng cao thì tự chúng ta có thể nào sáng tạo ra được một thứ gì để phục vụ cho cuộc sống. Khi dó ta lại chờ người khác phát minh ra những thứ mới rồi đi sao chép và thu lợi. Chính vì quá đề cao sự khôn khéo, coi thường trí tuệ mà cho đến hôm nay, một thực trạng rất đau lòng rằng Việt Nam vẫn phải đi mua công nghệ của nước ngoài đế phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước chứ chưa thể nào tự làm ra được. Dù thế nào đi nữa thì đó cũng chỉ là sự mô phỏng, copy bản quyền mà thôi và điều đó thật đáng lên án. George Bovle từng nói: Điều quan trọng không phải là anh sao chép ai mà là anh sáng tạo ra những thứ gì. Vậy thì lúc này lối sống khôn khéo mà ta nói ở trên cũng chỉ là ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau, là một thói láu cá, khôn vặt, chỉ biết dùng sự khéo léo của mình để đi sao chép những thứ đáng lẽ của người khác đế’ tranh giành quyền lợi của một số hạng người tham lam, tư cách hèn kém. Đó là lối sống chỉ biết thu lợi, cầu an cho mình; đẩy khó khăn, thiệt thòi cho người khác, ngại va chạm, ngại đôĩ mặt với thách thức; từ đó con người có nguy cơ trở nên thiển cận, nhu nhược, ích kỉ.

Nói như vậy không có nghĩa là lối sống của người xưa hoàn toàn sai trái nhưng ta phải qua đó thấy được mặt tiêu cực của việc không đề cao trí tuệ, ít coi trọng những nỗ lực khám phá chinh phục, sáng chế nhằm hướng tới đỉnh cao trong sản xuất, khoa học, nghệ thuật; chưa thực sự tôn trọng thành quả của trí tuệ, trí thức và sáng tạo, dẫn đến sự trì trệ kém phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội.

Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo

Trong cuốn sách Trí tuệ con người từng ghi: Trí tuệ là ngọn đèn soi đường, khai hóa cho con người. Quả thật vậy, nếu không có trí tuệ làm sao có những con rô-bốt làm việc thay cho con người hay những máy móc phục vụ con người trong đời sống và sản xuất. Nếu không có trí tuệ làm sao có những nhà toán học vĩ đại như Ngô Bảo Châu, Lê Văn Thiêm, Lương Thế Vinh, làm sao có những nhà bác học Isaac Newton, Galile... đã phát minh ra những công trình vĩ đại cho nhân loại. Chỉ có trí tuệ mới làm cho anh công nhân tật nguyền Nguyễn Văn Kì sáng chế ra cánh tay nhân tạo bằng rô-bốt. Cũng chỉ có trí tuệ mới làm cho chàng sinh viên nghèo Phạm nồng Minh “ đô't cháy” của khán phòng cuộc thi Việt Nam Gottalent với bức vẽ chân dung nghệ sĩ Iluy Tuấn bằng lửa. Và thử hỏi nếu không có trí tuệ làm sao xã hội loài người phát triển được như ngày hôm nay hay chúng ta vẫn sẽ mãi ở vạch xuất phát của người tiền sử. Chính trí tuệ con người đã làm cho xã hội này tốt đẹp hơn, làm cho cuộc sống này không chỉ còn là sự sao chép. Sự khôn khéo không thể nào sáng tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần to lớn như vậy được.

Đề cao, ca tụng trí tuệ không có nghĩa là phủ nhận lợi ích của lối sống khôn khéo. David Hillert đã từng nói: Tạo hóa đã ban cho con người đôi tay và khối óc. Hãy biết sử dụng những nguyên liệu mà ta có được để mở ra những chân trời mới cho nhân loại. Trong một xã hội mà giá trị con người được đo bằng chất xámkĩ năng nềm mỗi chúng ta cần biết kết hợp giữa trí tuệ và khôn khéo để có thể hoàn thành tốt công việc; sáng tạo ra những giá trị mới, những thành tựu mới cho nhân loại. Riêng mỗi cá nhân học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường cần nỗ lực học tập và rèn luyện bản thân đề phát triển đất nước ngày càng phồn vinh hơn, tiến bộ hơn.

Leave a Reply