Như một thứ a - xít vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội. Từ ý kiến trên, anh / chị hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người trong cuộc sống hiện

ĐÁP ÁN

1. Giải thích ý kiến

- Về nội dung, ý kiến này đề cập đến mối nguy hại ngấm ngầm rất cần được cảnh giác của thói vô trách nhiệm; nó xuất phát từ mỗi cá nhân nhưng lại gây hậu quả to lớn đối với toàn xã hội.

- Về thực chất, ý kiến này là sự cảnh báo về một vấn nạn đạo đức mang tính thời sự: thói vô trách nhiệm và hậu quả khôn lường của nó.

- Luận bàn về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người

- Tinh thần trách nhiệm:

+ Tinh thần trách nhiệm là ý thức và năng lực nhằm hoàn thành tốt những phận sự của mình. Nó được biểu hiện cụ thể, sống động trong ba mối quan hệ cơ bản: giữa cá nhân với gia đình, cá nhân với toàn xã hội và cá nhân với bản thân minh.

+ Tinh thần trách nhiệm là một phẩm chất cao đẹp, một thước đo giá trị con người; là cơ sở để xây dựng hạnh phúc của mỗi gia đình; đồng thời tinh thần trách nhiệm cũng góp phần quan trọng tạo nên quan hệ xã hội tốt đẹp, thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

- Thói vô trách nhiệm:

+ Là một biểu hiện của lối sống phi đạo đức, thế hiện ở ý thức và hành động không làm tròn phận sự của mình đối với xã hội, gia đình và bản thân, gây nên những hậu quả tiêu cực. Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau, lối sống ấy đang khá phổ biến, trở thành một vấn nạn trong xã hội.

+ Tác hại của thói vô trách nhiệm: làm băng hoại đạo đức con người; gây tổn hại hạnh phúc gia đình; gây tốn thất cho cộng đồng, kìm hãm sự phát triển và tiến bộ của xã hội.

2. Bài học nhận thức và hành động

- Bản thân cần nhận thức sâu sắc tinh thần trách nhiệm là thước đo phẩm giá con người. Không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong mọi lĩnh vực đời sống.

- Cần ý thức rõ tác hại và có thái độ kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện của thói vô trách nhiệm trong xã hội.

BÀI LÀM

Từ xưa, tinh thần trách nhiệm được nói đến như một thước đo nhân phẩm mỗi con người. Và ngày nay, khi nước ta đã bước vào hội nhập cùng các nước trên thế giới, tinh thần trách nhiệm càng được đề cao, thế hiện “văn hóa dân tộc”. Cũng chính vì thế mà thói vô trách nhiệm ngày càng bị lên án gay gắt, bởi “như một thứ a-xít vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá. nhân có thế ăn mòn cả một xã hội”.

lối sống phi đạo đức mà xã hội thời nào cũng lên án

A-xít là một hợp chất có khả năng ăn mòn ghê gớm, nó hủy hoại mọi thứ, biên chất này thành chất kia, lai căn bản chất sự vật, hiện tượng. Thói vô trách nhiệm được đem so sánh với a-xit phần nào thề hiện được sự nguy hiểm khôn lường mà nó đem lại cho toàn xã hội mặc dù nó có xuất phát điểm từ những cá nhân đơn lẻ. Đây thực sự là một lời cảnh báo về sự xuống cấp dạo đức mà trong đó thói vô trách nhiệm là một hạt nhân quan trọng.

Trong mỗi con người là sự tồn tại giữa hai bản chất trái ngược nhau, vấn đề chỉ là anh để cho cái nào trội hơn. Thói vô trách nhiệm và tinh thần trách nhiệm cũng vậy, chúng tồn tại song song, đòi hỏi ta phải cân nhắc, lựa chọn trong từng phút, từng giây, trong từng cử chỉ, hành động.

Tinh thần trách nhiệm là ý thức và năng lực nhằm hoàn thành tót nhiệm vụ của bản thân. Đây là một đức tính cần có trong con người ở bất cứ thời kì nào. Trước hết, tinh thần trách nhiệm được nói đến nhiều nhất trong mốì quan hệ giữa cá nhân và xâ hội, và dây cũng là mối quan tâm hàng đầu của xã hội về tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân. Mỗi một con người khi được sinh ra đều mang trên mình trách nhiệm đối với xã hội. Ấy là trách nhiệm học hành; ấy là trách nhiệm làm việc, tạo ra của cải; ấy là trách nhiệm sáng tạo, thay đổi xã hội, thế giới... Nói chung lại, dù anh là ai, anh làm nghề gì thì xã hội đều trao cho anh một trách nhiệm mà anh không thế phủ bỏ. Ý thức được trách nhiệm là một điều đáng quý nhưng biến nó thành hành động lại là một điều đáng trân trọng hơn. Và những người làm được diều ấy là những người được cả xã hội tôn trọng.

Gia dinh là tế bào cúa xã hội, mỗi tế bào có lành mạnh thì xã hội mới lành mạnh được. Bàn thân mỗi thành viên phải có trách nhiệm đối với tổ ấm của mình. Cha mẹ phái có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục con cái thành những người có ích cho xã hội; ngược lại, con cái phải có trách nhiệm học hành, hiếu thảo với cha mẹ. Đây là mối quan hệ bắt buộc trong thương yêu. Bởi đối với mối quan hệ này, tinh thần trách nhiệm thôi là chưa đủ mà còn là sự yêu mến, đùm bọc xuất phát từ tấm lòng. Và một gia đình như vậy thì mới có thề tạo ra những cá nhân tốt, có tinh thần trách nhiệm thực sự.

Người ta nói, khi anh không có trách nhiệm với chính bản thân mình thì đừng nói gì đến việc có trách nhiệm với gia đình, xã hội. Đúng, đây là một nhận định xác đáng về tinh thần trách nhiệm của cá nhân đốì với chính bản thân mình. Tương lai mồi người nằm trong tầm tay của họ, và anh trở thành ai, làm gì, ra sao, đó trách nhiệm của bản thân anh. “Tiên trách kỉ, hậu trách nhân”, mọi việc ta làm, suy xét đấu tiên phái quy về mình, sau mới trách người được. Đấy là bài học đầu cho những ai chập chững bước vào đường đời. Mỗi người phải có trách nhiệm với cuộc đời mình, thi tinh thần trách nhiệm đối với gia đình, xã hội mới có giá trị.

vô trách nhiệm

Với những điều tốt đẹp tạo dựng nên tinh thần trách nhiệm, nó cũng mang lại cho thế giới này những điều tốt đẹp. Đó là những công dân có ý thức và năng lực để hoàn thành nhiệm vụ được mọi người kính trọng; cùng với đó là những gia đình hạnh phúc, được xây dựng từ một nền tảng yêu thương cùng tinh thần trách nhiệm cúa mọi người; hơn hết là một xã hội mà ở đó có những công dân tốt, những gia đình hòa thuận, ắt hẳn ấy là một xã hội tốt đẹp, đó là một điều kiện thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội.

Trái ngược với tinh thần trách nhiệm là thói vô trách nhiệm. Đây là biểu hiện của lối sống phi đạo đức mà xã hội thời nào cũng lên án. Nó làm rạn nứt các mối quan hệ, làm suy đồi đạo đức con người. Cha mẹ bỏ rơi con, con cái không phụng dưỡng cha mẹ già; cá nhân mỗi người sa đà, rơi vào những tệ nạn cũng như những hành vi tội ác; xã hội rối ren, không tình thương, trách nhiệm... đấy là những mặt trái còn tồn tại cho đến ngày nay, trong một xã hội được coi là “văn minh” này. Cái chất a-xit vô hình ấy ngày càng lan nhanh, không bỏ qua bất kì ai, bất kì tầng lớp nào... nó làm băng hoại đạo đức của các nhà lãnh đạo, của những con người có “trách nhiệm” với mọi người, làm cho nhiều bác sĩ mất hết lương tâm, nhiều nhà giáo không còn tình thương... nó ăn sâu, ăn sâu vào và có nguy cơ ngày càng phát triển. Một xã hội phát triển quá nhanh mà không bền vững chính là môi trường thuận lợi cho thứ a-xit ghê gớm ấy nảy sinh, tràn lan ra khắp nơi, trở thành một thảm họa.

Thói vô trách nhiệm thực sự mang lại những tổn that to lớn. Đạo đức con người bị băng hoại, suy đồi, gia đình mất đi hạnh phúc, xã hội thiệt hại, kém phát triển.

Thấy được sự đáng quý của tinh thần trách nhiệm và tác hại của thói vô trách nhiệm, bản thân mỗi chúng ta cần nhận thức sâu sắc rằng tinh thần trách nhiệm là thước đo phẩm giá hoàn hảo một con người. Vì vậy cần nâng cao tinh thần trách nhiệm trong mọi lĩnh vực đời sống, cùng với đó là sự ý thức rõ tác hại của thói vô trách nhiệm và phải đấu tranh đến cùng đế tiêu diệt nó. Có thế ta mới trở thành một công dân tốt, được sống trong một xã hội tốt đẹp cùng những người có tinh thần trách nhiệm và giàu tình yêu thương.

Leave a Reply