Ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) hằng năm tổ chức lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa để tri ân tưởng nhớ những hùng binh năm xưa ra đi thực hiện chủ quyền của đất nước tại hai quẩn đảo Hoàng Sa và Trường Sa

DÀN BÀI

1. Mở bài:

- Giới thiệu về lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)

- Một lễ hội độc đáo với truyền thống uống nước nhớ nguồn.

2. Thân bài:

Là một ngày lễ có từ lâu ở huyện Lý Sơn, được tổ chức hằng năm và vì sao lễ được lưu giữ đến ngày hôm nay.

- Nguồn gốc của lễ:

+ Các vua từ thời nhà Nuyễn đã sớm ý thức đến nguồn tài nguyên vô tận, cũng như sớm xác lập chủ quyền lãnh thổ trên vùng biển Đông của Tổ quốc.

+ Đội Hoàng Sa được thành lập để ra đi tìm tài nguyên và cắm mốc dựng bia chủ quyền lãnh thổ, khẳng định chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

+ Cuối thế kỉ XVI hoặc đầu thế kỉ XVII, “lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa” nhằm khao quân, tế sông và cả làm các nghi lễ thế mạng cho những người sắp xuống thuyền đi thực thi nhiệm vụ triều đình giao phó và mặt khác còn để tế lễ và tưởng nhớ những người lính đi thực thi nhiệm vụ tại Hoàng Sa, Trường Sa đã khuất.

- Ý nghĩa:

+ Ghi nhớ công ơn người xưa hay nhóm An Vĩnh thuộc hải đội Hoàng Sa đã ra đi tìm kiếm sản vật và cắm mốc biên giới hải phận mà không trở về.

+ Thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn, truyền thống gìn giữ và bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải.

+ Mang ý nghĩa phục vụ công tác nghiên cứu văn hóa cộng đồng cư dân ven biển Việt Nam, du lịch.

+ Đây là vinh dự, niềm tự hào của của nhân dân Lý Sơn mà còn của cả nước, mang đậm yếu tố văn hóa biến đảo. Qua đó góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam thêm phong phú.

+ Đồng thời giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về văn hóa truyền thống của dân tộc, giáo dục lòng tự hào, tình yêu đối với quê hương đất nước.

- Trách nhiên của học sinh về vấn đề chủ quyền lãnh thổ, truyền thống văn hóa dân tộc.

3. Kết bài:

-Nhấn mạnh về giá trị của lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa.

- Lễ Khao lề thê' lính Hoàng Sa vừa được Bộ Vãn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thế Quốc gia.

lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

BÀI LÀM

Cho đến nay, người dân huyện đảo Lý Sơn vẫn còn lưu truyền câu ca:

Hoàng Sa trời nước mênh mông

Người đi thì có mà không thấy về

Hoàng Sa mây nước bốn bề

Tháng hai (ba) khao lề thế lính Hoàng Sa.

Câu ca nói về số phận của những người đi lính Hoàng Sa, Trường Sa từ thuở xa xưa, những người lính đã mãi mãi nằm xuống để giữ lấy sự toàn vẹn lãnh thổ nói chung, hai quần đảo - phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quôc nói riêng. Và một ngày lễ có từ lâu đời của người dân vùng huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) để ghi nhớ công ơn của họ: Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Đây là một ngày lễ thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc và cũng là một nét vàn hóa rất dẹp của người dân vùng biển.

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta" (Hồ Chí Minh), chính vì lòng yêu nước ấy, đã có biết bao con người không tiếc tuổi thanh xuân đẹp nhất trong đời để thực hiện nghĩa vụ vì Tổ quốc thân yêu. Có thế họ ra đi mà không bao giờ trở lại, nhưng những gì họ đã làm, đã hi sinh sẽ luôn còn mãi trong lòng của những thế hệ sau. “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa” là một minh chứng cho điều đó.

Lễ được tồ chức ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, một bảo tàng sông động về sự giao thoa giữa các nền văn hóa khác nhau, trong đó văn hóa Việt là cốt lõi.

Hàng trăm di tích cổ xưa dày đặc trên đảo này giúp nhận diện điều đó. Người dân nơi đây đã không biết bao thế hệ đã sinh ra, lớn lên và gắn bó cả cuộc đời với biển mẹ mến yêu. Huyện đảo Lý Sơn hiện có ba xã An Hải, An Vĩnh và An Bình (Đảo Bé) hoạt động sản xuất chính là bằng nghề đánh cá, các loại hải vật khác trong lộng, ngoài khơi và đặc biệt là trồng hành, tỏi. Biển với họ không đơn thuần là chuyện cái ăn, cái mặc, mà đó còn là nơi lưu giữ những kỉ niệm tuổi thơ và chứng kiến những buồn vui trong cuộc sống của mỗi con người nơi đây. Thế mới biết, với họ, biển quan trọng đếm nhường nào, vì sao họ luôn khắc sâu công ơn của nhưng con người đã dùng sương máu của mình để giữ lấy phần biển đảo của Tổ quốc, để họ có một cuộc sống no đủ như ngày hôm nay. Và quan trọng hơn là vì sao họ vẫn giữ được ngày lễ truyền thống này hàng trăm năm qua với biết bao thăng trầm.

Trước tiên để hiểu hơn về ngày lễ truyền thống này, ta phải biết về nguồn gốc của nó. Lần giở những trang lịch sử, từ những năm của triều đình nhà Nguyễn, lẫn những trang ghi chép của Lê Quý Đôn trong “Phủ biên tạp lục", của Phan Huy Chú trong “Hoàng Việt địa dư chí", v.v..., chúng ta không khỏi ngạc nhiên nhận ra rằng từ cách đây ba, bốn thế kỉ trước, các chúa Nguyễn đã bắt đầu ý thức đến nguồn tài nguyên vô tận, cũng như sớm xác lập chủ quyền lãnh thố trên vùng biến Đông của Tổ quốc, mà trước hết đó là tại quần đảo Hoàng Sa.

văn hóa truyền thống của dân tộc

Hằng nàm, các vua nhà Nguyễn đã tuyển những người dân giỏi nghề đi biển từ các làng của huyện đáo Lý Sơn như: An Vĩnh, An Hải giương buồm vượt sóng ra quần dào Hoàng Sa vào mỗi tháng hai, tháng ba âm lịch và đến tháng tám trở về cửa Eo (Thuận An) để nộp cho kinh thành Huế các loại hải vật quý giá và những thứ nhặt được trên vùng biền đảo này, như đồ đồng, đồ thiếc... và sau này được kiên cố là thủy quân Hoàng Sa. Trải qua ba, bốn thế kỉ, đã có hàng vạn con người đã phải đương đầu với sóng to, gió lớn đế ra đi tìm tài nguyên và cắm mốc dựng bia chủ quyền lãnh thổ, khẳng định chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Chuyến đi chỉ có một chiều, ra đi và không trở lại...

Chính vì vậy, hằng năm, cứ mỗi độ tháng hai, tháng ba người dân Lý Sơn lại tổ chức “lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa” với sự tham gia của đa số các tộc họ trong huyện. Lễ ở đây được hiểu có nghĩa là lệ nhằm khao quân, tế sống, và cả làm các nghi lễ thế mạng cho những người sắp xuống thuyền đi thực thi nhiệm vụ triều đình giao phó, và mặt khác, còn để tế lễ và tưởng nhớ những người đi lính Hoàng Sa, Trường Sa đã khuất.

Tuy biết khó có cơ may trở về, nhưng con người vẫn phải hi vọng, dù hi vọng mỏng manh. Như để cứu vớt niềm hi vọng ấy, trước khi ra đi, cùng với việc tộc họ bàn soạn lễ vật sanh tươi, hương đăng tỏa rạng, thầy phù thủy sẽ nặn hình nhân thế mạng bằng bột gạo, bằng giấy, hoặc bằng đất sét. Hình nhân thế mạng sẽ được đặt cạnh linh vị đã ghi tên tuổi người đi lính Hoàng Sa.

Dù đã nhiều năm trôi qua, những người lính không còn lênh trên biển để tìm khoáng vật như những năm cuối thế kỉ XVI hoặc đầu thế kỉ XVII như trước, nhưng người dân ở Lý Sơn vẫn giữ được nghi lễ thiêng liêng này hằng năm. Như một sự tri ân và biết ơn những người lính năm xưa, cầu mong cho mưa thuận gió hòa đế những người dân đi biển nơi đây được bình an trong mỗi chuyên ra khơi. Đó thật sự là một nét văn hóa đẹp của người dân nơi đây và đáng được gìn giữ.

Ngày lễ thề hiện dạo lí uống nước nhớ nguồn, truyền thống gìn giữ và bảo vệ lãnh thố và lãnh hải của dân tộc từ ngàn đời nay. Không những thế, lễ hội còn giúp phục vụ công tác nghiên cứu và giúp nước người dân cả nước hiểu hơn văn hóa cộng đồng cư dân ven biển Việt Nam, góp phần phát triển du lịch để quảng bá về đất nước ta với một bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa phong phú. Đồng thời giúp thê hệ trẻ hiểu về văn hóa truyền thống của dân tộc, giáo dục lòng tự hào, tình yêu đối với quê hương đất nước.

Ngày nay, vì sự phong phú về tài nguyên khoáng sản, vấn đề tranh chấp biển Đông đang là một vấn đề đang nóng, nhận được nhiều sự tranh luận. Nhưng ngày lễ và những di tích lịch sử còn lại ở Lý Sơn như một lời khẳng định là bảo tàng sống động về chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam.

Có thể đối với những học sinh chúng ta ngày hôm nay, sinh ra và lớn lên trong một đất nước độc lập và toàn vẹn, có thể chúng ta chưa hiểu hết về tầm quan trọng của việc chủ quyền lãnh thố mà đặc biệt là chủ quyền biển đảo, nhưng ta biết rằng những con người đi trước đã thật sự hi sinh rất nhiều cho một Việt Nam như ngày hôm nay. Những ngày “lễ như lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa” thật sự là một cơ hội tốt để hiểu và thêm hơn văn hóa dân tộc, thế sự thành kính đối với các thế hệ người lính đi trước và thêm yêu hơn đất nước mình. Hãy noi gương những người đi trước, phải giữ lấy một đất nước Việt Nam giàu mạnh và toàn vẹn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải giữ lấy nước” (Hồ Chí Minh)

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa thật sự là một ngày lễ có ý nghĩa không chỉ với người dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) mà còn đối với người dân khắp cả nước. Nó cho ta thấy một bề dày văn hóa dân tộc, truyền thống uống nước nhớ nguồn và khẳng định chủ quyền biển đảo nước ta. Có lẽ nhờ những ý nghĩa cao đẹp đó “lễ Khao lề thê lính Hoàng Sa” được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Hãy lưu giữ nó như một nét văn hóa đẹp.

Leave a Reply