''Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống trong mạnh mẽ. Lòng nhân ái, mạnh hơn sức mạnh, bởi nó làm sức mạnh trở nên vô nghĩa.'' Anh (chị) hiểu thế nào câu nói trên liên hệ trong các tác phẩm văn học và trong cuộc sống

Sự mâu thuẫn đã xuất hiện ngay ở đầu đề rồi. Quan trọng là phải chỉ ra đằng sau sự mâu thuẫn đó, mục đích đề bài yêu cầu ta phải đáp ứng đc những gì?

Trước tiên, việc cần bản ở đây chưa phải là ác hay là nhân ái, mà là câu chuyện sức mạnh.

Vậy sức mạnh có ý nghĩa gì trong trường hợp này?

Nó là sự khẳng định của 1 cái tôi tồn tại giữa cuộc đời. Cái tôi đó vững vàng trong lập trường, bền bỉ trong mọi hoàn cảnh, bất chấp mọi sóng gió và vượt lên trên những khắc nghiệt cuộc sống.

Mạnh mẽ là điều ko phải ai cũng có đủ sức làm đc. Rất nhiều người trong chúng ta bị gục ngã trc 1 cái quật mạnh và bất ngờ trên sinh lộ cuộc đời mình. Có lẽ vì thế, trên hành trình ấy mỗi người theo bản năng sinh tồn đều sắm cho mình những yếu tố giúp bản thân tự vệ và vươn lên trc những biến cố cuộc đời, nếu ko muốn bị đánh gục rồi chìm sâu trong vực thẳm.

Lòng nhân ái

Vậy mạnh mẽ là tố chất mà ai cũng muốn đc tôi rèn bên trong con người mình, vì cuộc đời đâu phải lúc nào cũng bằng phẳng. Nhưng bằng cách nào để có thể bước đi chắc chắn giữa sóng gió lại là sự lựa chọn riêng của mỗi người.

Lúc này, ta bàn đến sự lựa chọn. Có người đã nói "phải biết ác... mạnh mẽ"

Đây là câu của 1 nhà triết học mà nhân vật Hộ liên tưởng đến để tự nhắc nhủ mình trong cơn bĩ cực.

Đó cũng là 1 khuynh hướng sống để đạt đc sự mạnh mẽ. Nó xuất phát từ nhân sinh quan của 1 con người có 1 cái đầu lạnh.

Phải lạnh mới có thể ko 1 chút lung lay hay bị tác động khi chứng kiến sự đau khổ của người khác để đạt đc mục đích cuối cùng cùng của mình - đó là cách nhanh nhất để có thể mạnh mẽ sống. Với những đối tượng này, họ ko chỉ luôn xù lông nhím đe dọa khi có ai động tới quyền lợi của họ, họ còn dẫm đạp lên người khác để làm sao đắp đầy thêm cho cái quyền lợi của mình. Muốn đc như vậy thực sự cần phải có nội lực, kinh nghiệm, 1 cái tôi ích kỷ và lạnh lùng để có thể đang tâm làm những việc gây tổn hại cho đồng loại của mình. ( điều mà Hộ đã luôn đấu tranh lựa chọn, 1 bên là để có thể theo đuổi sự nghiệp văn chương và những gì mình tôn thờ, nhưng phải dám tàn nhẫn chà đạp lên chính vợ con mình)

Tuy nhiên, đó là 1 sự mạnh mẽ ko bền vững và hậu quả thì nhiều khi cũng thật tàn khốc. Nó có thể biến từ 1 con người mạnh mẽ thành 1 kẻ cùng kiệt cả về thể xác lẫn tâm hồn. Bởi, nếu 1 kẻ gieo hận thù sớm muộn cũng sẽ phải lãnh nhận lấy sự báo thù từ những gì hắn ta đã gây ra. Đặt ngc vấn đề, liệu những người là nạn nhân có để kẻ gây nỗi đau cho mình đc yên ổn hoành hành? Và thậm chí ngay khi họ đang bị làm tổn hại họ có ko quay lại chống trả ko?. (tiêu biểu là sau 1 quãng đời dài Chí Phèo bị Bá Kiến đẩy vào vòng quay tội ác và đời sống thú vật, cáo già họ Bá đã bị giết dưới chính tay sai của mình).

Vậy đó là 1 cách sống mạnh mẽ phải chịu nhiều cay đắng và trả giá nếu muốn đạt đc mục đích, thậm chí nhiều khi phải đánh cược cả cuộc sống của bản thân. Hơn nữa, kẻ gây ra điều ác còn phải đối diện với 1 sự trả giá khắc nghiệt hơn, đó là toàn án lương tâm. Trừ khi đó là 1 tên bệnh hoạn và mất dần nhân tính, thì những người đã lựa chọn cách sống tàn nhẫn với người khác phải chịu sự dằn vặt cùng nỗi ám ảnh tội lỗi.

Chính vì thế, tội ác - sự tàn nhẫn trở thành nhân tố làm lu mờ đi những hệ giá trị, chuẩn mực đạo đức, bị xã hội lên án và băng hoại phẩm giá của con người cho dù đó có là liều thuốc phiện giúp họ sống mạnh mẽ và có đc quyền lợi nhất định. Nhưng những điều đó cũng là con đường nhanh nhất đẩy họ vào vô minh và bất hạnh.

=> Rõ ràng, câu nói trên chỉ là sự ngụy biện, tự đánh lừa bản thân của kẻ luôn khát khao vượt lên trong sóng gió cuộc đời nhưng bất lực vì sự hèn kém của mình, mà phải lựa chọn cách sống mất nhân tính.

Vậy điều gì mới thực sự là ánh sáng chỉ lối cho con người trong những bế tắc quẫn cùng?

Ta xét câu nói thứ 2: “lòng nhân ái… sức mạnh”

Lòng nhân ái là gì?

Đó là tình yêu thương giữa con người với con người, là những tình cảm chân thành mà cao quý con người dành cho nhau, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Điều ấy thể hiện ko chỉ qua những cử chỉ ân cần, an ủi động viên, sự quan tâm bằng lời nói mà còn là hành động giúp đỡ, cưu mang… Chính Hộ ngay sau khi nghĩ đến câu thứ nhất, cũng phải giật mình khi nhớ ra rằng: “kẻ mạnh ko phải là kẻ dẫm lên đôi vai người khác mà nâng đỡ họ trên đôi vai của chính mình” (do học lâu rồi nên cũng ko nhớ chính xác :p)

Ta liên tưởng đến ngọn đèn dầu trong tp "Vợ nhặt" của Kim Lân. "Thắp lên cho sáng..." là lời nhắc nhở ân cần của bà cụ Tứ với Tràng và vợ Tràng, nhưng đó cũng là lúc sức ấm nóng tình yêu thương của người mẹ dành cho các con trong bóng tối bao trùm của cái đói, của sự chết chóc. Giữa lúc người chết đói như ngả rạ, tiếng quạ kêu quang quác ngoài đồng.... tất cả những gì đau thương, sự bất hạnh nhất đang dày xéo từng ngày lên mỗi gia đình trong nạn đói năm 45, nếu con người ko đủ kiên cường thì có thể sẽ bị lưỡi hái tử thần cướp đi bất cứ lúc nào. Nhưng Tràng, gia đình Tràng vẫn vượt qua và tin tưởng vào tương lai qua hình ảnh "ngọn cờ và đoàn người đi phá kho thóc". Vậy đó là nhờ điều gì? Cả thiên truyện bao trùm là bóng tối, nhưng ánh sáng duy nhất thắp lên trong cái túp lều tranh cũ nát ấy là ngọn đèn dầu, hay đó chính là ánh sáng của tình mẫu tử tỏa ra từ tình yêu thương chan chứa của người mẹ già ấy soi đường cho các con đi trong nỗi éo le của hiên thực. Điều ấy cũng biến vợ Tràng từ 1 người phụ nữ chao chát chỏng lỏn thành người con dâu thảo hiền và người vợ biết vun vén cho gia đình ( trong truyện, bà cụ Tứ có 1 cái vẫy tay đầy trìu mến với người đàn bà lạ mặt: "con ngồi xuống đi, ngồi xuống đi cho đỡ mỏi chân”, đẩy lùi những cái e dè ban đầu trong khoảng cách mẹ chồng – nàng dâu)

Sống trong mạnh mẽ

Điều kỳ diệu của sức sống mãnh liệt trên cái đói, cái chết ấy là gì nếu ko phải là nhờ tình yêu thương – lòng nhân ái?

Cũng nhờ có tình yêu thương, mà Thị Nở đã thức tỉnh Chí Phèo. Cũng chỉ bằng 1 nghĩa cử ân cần qua 1 vật nhỏ bé mà có sức lan tỏa mạnh mẽ giữa 2 cá thể xấu xí mà cái sức mạnh của con quỷ Chí Phèo đã lu mờ sau tất cả, chỉ còn lại khát khao đc làm 1 con người thực sự - 1 người lương thiện và đc hòa nhập vào cộng đồng. Nhưng cũng bởi mất đi tình yêu thương vốn đã mong manh ấy, mà sức mạnh của Chí quay lại giết chết chính hắn trong bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.

Như vậy tình yêu thương và lòng nhân ái có 1 quyền năng còn lớn hơn sức mạnh của sự tàn ác. Nó phủ định sự tàn ác. Nó vô hiệu hóa sự tàn ác. Nó đánh thức trong con người nguồn năng lượng vô tận để chiến thắng chính mình, vượt qua những bão tố trong cuộc sống này. (Chính bởi tình yêu của Thị Nở dành cho Chí chưa đủ lớn, bởi định kiến xã hội mà con người trong Chí vừa chợt tỉnh dậy đã ngay lập tức bị đạp xuống).

Ngoài ra còn rất nhiều dẫn chứng trong thực tế, ta có thể đưa vào phân tích để làm sang tỏ luận đề (như câu chuyện về bé Nhân Ái trên báo điện tử dân trí đã thắp lên tình yêu thương của những ông bố bà mẹ nuôi trên khắp cả nước, từ đó đã thắp lên niềm hi vọng sống cho những em bé khác sau khi bé Nhân ái mất đi)

Phải chỉ ra rằng, biết tàn ác chỉ có thể đem lại sức mạnh (sức mạnh cũng chỉ giúp con người vượt 1 số hoàn cảnh nào đó. Hơn nữa, sức mạnh đến từ sự tàn nhẫn lại là nguồn năng lượng ngắn hạn và sớm quay lại thiêu đốt cá nhân nào mang nó).

Còn nguồn năng lượng kì diệu của lòng nhân ái giúp con người vượt qua mọi hoàn cảnh là gì?

Đó là sức sống. (Nó còn cao hơn sức mạnh bình thường)

(sức sống ko còn chỉ là sức mạnh bên ngoài, đó còn là nội lực từ bên trong: niềm tin vào tương lai và tình yêu với cuộc sống. Có yêu thương con người và mang tình yêu đến trong cuộc sống, con người mới ko cần phải gồng mình lên mà vẫn có thể chiến thắng mọi cơn bĩ cực và đạt đc những gì mình mong muốn. Nguồn năng lượng từ tình yêu thương chính là nguồn năng lượng ko chỉ của một cá nhân mà kết quả của sự lan tỏa giữa nhiều cá nhân, nói cách khác đó là sức mạnh cộng hợp – nó bền chặt hơn bất kỳ 1 sức mạnh nào khác).

Bài này nên đưa ra những nhận định quan điểm riêng lồng ghép với dẫn chứng trong văn học và trong xã hội. Cuối cùng vẫn phải khẳng định rằng ý kiến thứ 2 luôn có giá trị cùng thời gian, phủ nhận ý kiến thứ nhất. Mình có rất nhiều suy nghĩ về vấn đề này, nhưng do thời gian có hạn, chỉ nêu lên những nét cơ bản.

Leave a Reply