Phân tích bài chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Đoạn trích "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng không những để lại trong lòng người đọc bao niềm xót xa, thương cảm trước nỗi đâu xa cách trong hoàn cảnh bom đạn khói lửa mà còn gây ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc bởi tình cha con cảm động và thiêng liêng.

Đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

"Chiếc lược ngà"_ một trong những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Quang Sáng viết về tình phụ tử thiêng liêng, bất diệt và câu chuyện cảm động ấy được nhà văn viết vào năm 1966, khi ông đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, và được dưa vào tập truyện cùng tên."Chiếc lược ngà"_nhan đề tưởng chừng như rất đỗi bình dị ấy lại ấn chứa bao điều, bao ý nghĩa. Dường như chiếc lược ngà nhỏ bé ấy là sợi dây vô hình kết nối , thắt chặt tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu trong sự xa cách cũng như sau khi ông Sáu hi sinh .Chiếc lược ngà ấy còn là biểu hiện cụ thể nhất của tình yêu thương bà nỗi nhớ mong vô bờ bến mà ông Sáu đã dành cho cô con gái thân thương . Và trên hết, nó còn là kỉ vật thiêng liêng duy nhất , là biểu tượng đẹp đẽ của tình cha con sâu nặng,vĩnh hằng.Trong làng văn thơ Việt Nam, chiến tranh và tình cảm gia đình không còn là mới mẻ nhưng điều đáng nói ở đây là Nguyễn Quang Sáng đã khai thác và biểu hiện tình cha con gắn với hoàn cảnh cuộc chiến tranh đầy gian khổ , hi sinh , mất mát. Nổi bật là cách khai thác tình huống bất ngờ nhưng hợp lý .Nếu như các nhà văn, nhà thơ thường khia thác mặt thực tại của sự tàn khốc trong chién tranh thì Nguyễn Quang Sáng lại tập trung thể hiện chủ yếu mặt sau của chiến tranh_nói đến hậu quả của nó_ấy là sự chia ly, điều mà không một ai muốn! Tác giả đặt tình cha con cùa ông Sáu và bé Thu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Đúng vậy, tám năm ròng cha con không gặp mặt chỉ nhớ nhau và bé Thu chỉ biết mặt ba qua tấm hình chụp chung voiứ mẹ ngày cưới.Còn ông Sáu, tám năm xa nhà đi kháng chiến, hành trang duy nhất ông mang theo là hình ảnh cô con gái bé bỏng cùng niềm thương nhớ, mong ược gặp con tha thiết.Lần theo từng dòng hồi ký miêu tả đầy sắc thái biểu cảm , người đọc như cảm nhận ược ông Sáu đang bấm từng đốt ngón tay mong ngày được trở về thăm nhà, thăm vợ, thăm con. Thế rồi ông Sáu cũng được nghỉ phép .Trên đường về , ông đã hồi họpp biết nhường nào khi nghĩ đến giây phút được ôm con vào lòng, được thỏa mãn niềm mong nhớ sau bao ngày xa cách! Dường như bao nhơ sthương, mong ngóng đợi chờ trong tám năm ròng đã khiên ông không còn đủ kiên nhẫn để chờ đợi thêm một phút giây nào nữa "không chờ xuồng cập bến, anh nhún chân nhảy tót lên, xô chiếc thuyền ra xa, bước vội vàng những bước dài rồi dừng lại kêu to:Thu!Con". Có lẽ linh tính của một người ba yêu thương con hết mực đã mách bảo cho ông " đứa bé độ tám tuổi, tóc ngang vai, mặc quần đên áo bông đỏ đang chơi nhà chòi" ấy là con mình. Nhưng không, cái khao khát của một người lính sau nhiều năm vào sinh ra tử trở lại quê hương_được gặp vợ, được nghe tiếng gọi"ba" của đứa con gái yêu bé bỏng đã không được trọn vẹn! Thu không nhận ra ông Sáu là cha mình "nghe gọi con bé giật mình, tròn mắt nhìn , ngớ ngác lạ lùng" và khi thấy vết thẹo đỏ ửng trên má phải của ông Sáu cứ giật thì "mặt nó bỗng tái đi rồi vụt chạy và kêu thét lên:Má!Má!...". Tất cả khiến ông vô cùng sững sờ, đau đớn và tuyệt vọng.Trong ba ngày nghỉ phép ở nhà,ba ngày sao mà ngắn ngủi quá! Bé Thu vẫn chưa kịp nhận ra ba mình dù vậy nhưng ông Sáu vẫn không nản, lúc nào cũng ở cạnh vỗ về.Nhưng ông càng khao khát cảm nhận tình cha con bao nhiêu thì con bé lại càng thờ ơ lạnh lùng trước mọi tình cảm ông dành cho nó bấy nhiêu. "Ông càng vỗ về con bé càng đẩy ra", ông càng chiều thương , con bé càng lẩn tránh . Ngọn lửa ấm nống, nồng nàn tình yêu thương nơi người cha yêu dấu cứ bị những đối xử ương nghạnh của bé Thu chối từ, ngay cả khi con bé bị đẩy vào tình thế bí nhất. Nồi cơm sối sùng sục, con bé cuống lên nhưng luôn tìm cách để tránh gọi tiếng "ba" , kể cả lời khuyên giải của mẹ cũng không thể thuyết phục Thu gọi "ba"_tiếng ba mà con bé đã kìm nén mong đợi được cất lên từ bấy lâu nay. Điều đó lại càng làm ông Sáu thêm buồn.Đau đớn biết nhương nào khi con mình không nhận và gọi"ba" dù chỉ một tiếng! Ông S cũng chẳng còn biết làm gì hơn ngoại cam chịu bởi tình cảm không dễ gì gượng ép.Thu không nhận ra ba mình, nhưng cô bé ngây thơ mới tám tuổi đầu kia đâu có lỗi. Xa ba từ khi chư đầy một tuổi, chỉ biết mặt ba qua tấm hình chụp chung với mẹ, hơn nữa vết thẹo trên má đã khiến ông Sáu không còn giống với người ba trong tấm hình nó thấy, người ba mà nó yêu thương và vẫn luôn tin là chỉ có một trên đời.Những thắc mắc trong lòng cô bé có ai hiểu hết ? Và ai có thể ngớ rằng đằng sau cách đối xử ương ngạnh tưởng chừng như qú tàn nhẫn ấy lại chính là tình cảm tuyệt vời nhất của tình phụ tử.Thu dành trọn tình yêu thương cho ba, nhưng là người ba mà nó vẫn thấy trong tấm hình kia, chứ không phải là người đàn ông có vết thẹo dài trên má đang đứng trước mặt , cô bé kiên quyết không gọi "ba".Thế mới biết được cái tàn ác của chiến tranh! Chiiến tranh_nguyên nhân khiến ông Sáu không còn như trước nữa! Bởi vậy bé Thu không đáng trách! Ai lại nỡ trách một cô bé ngây thơ, kiên quyết bảo vệ hình tượng người ba mà nó dành trọn tình yêu thương cơ chứ! Lại nói đến bé Thu, kể từ lúc dỗi sang bên ngoại,Thu đã hiểu ra nhiều điều.

sự chia ly

Ngoại đã giảng giải vànói cho Thu biết người đàn ông có vết thẹo trên má chính là ba của em, cở dĩ ba em có một vết thẹo trên má là do bom đạn giặc đã làm thay đổi hình hài ba em. Vết thẹo ấy là vết thương chiến tranh, vết thương của một trận càn của giặc.Dường như lúc bấy giờ tình cha con trào dâng mẫnh liệt trong Thu.Tình cha con tưởng chừng như không thể hình thành đến thời khắc cuối cùng lại bừng cháy mãnh liệt hơn bao giờ hết. GIờ phút chia tay mỗi lúc một đến gần , nhìn ba mà "đôi mắt con bé bỗng xôn xao" và dương như trong đôi mắt mênh mông ấy đang xôn xao bao ý nghĩ , bao tình cảm.Và rồi giây phút chia ly đã đến , sau lời từ biệt với "đối mắt trìu mến lẫn buồn rầu" của ông S là tiếng kêu "ba...a...a..." tha thiết đến cháy lòng của bé Thu."Tiếng "ba" như tiếng xé " , xé tan bầu không khí im lặng, tiếng "ba" mà Thu đã kìm nến bao năm nay như vỡ òa. Đến đây giọng văn như nghẹn ngào , người đọc như được chứng kiến , được chìm vào khung cảnh ba con hội ngộ, trùng phùng đầy cảm động. Nhanh như con sóc, Thu "nhảy thót lên dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó" . Cô bé ôm chặt lấy cổ ba mình vừa nói trong tiếng khóc:"Ba! Không cho ba đi nữa!Ba ở nhà với con!". Chao ôi, lời nói ngây thơ mà thật tha thiết! "Con bé hôn ba nó cùng khắp , hôn tóc , hôn cổ, hôn vai, hôn lên cả vết thẹo dài trên má của ông Sáu..." như để bù đắp sự thiếu hụt tình cảm cha con. Sợ mình không giữ nổi ba, Thu "xiết chặt cổ ba nó". Phải chăng chính vào giây phút ấy , Thu mới thực sự thấy xót xa, ân hận về những lỗi lầm, cách đối xử với ba trước đây của mình. Từng dòng nước mắt ân hận chảy đầm đìa trên má, trên cằm cô bé. Còn ông Sáu, ông cũng không thể nén nổi xúc động và những giọt nước mắt hiếm muộn cuảmột người cha, một người lính đã lăn dài trên má ông. Đó cũng chính là giọt nước mắt của sự sung sướng đến tột cùng bởi bé Thu_đứa con gái yêu mà ông hằng mong nhớ đã nhận và gọi ông một tiếng "ba".Niềm vui của một người ba như vỡ òa trong dòng nước mắt_dòng nước nước mắt nhân lên niềm vui, nở bừng ánh sáng hạnh phúc trong giây phút hội ngộ của tình phụ tử thiêng liêng.Bằng chính những rung động của trái tim mình , nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã vẽ nên bức tranh lãng mạn vềtình phụ tử muôn đời tràn ngập ánh sáng hạnh phúc, dìu dịu mà nồng đượm. Trong giây phút đáng trân trọng ấy , dường như bao hụt hẫng tình cảm trước kia tan biến hết, còn lại nơi đây chỉ là một tình phụ tử thiêng liêng dù trong hoàn cảnh nào cũng không bao giừo mất . Có lẽ, giây phút ấy là giây phút mà cha con họ sẽ không bao giờ có thể quên, nó như một hành trang không thể thiếu theo bé Thu và ông Sáu đến suốt cuộc đời.Chia tay đứa con yêu, người vợ hiền , ông Sáu tiếp tục lên đường đi kháng chiến mang theo lời ước hẹn của đứa con gái đầu lòng và duy nhất, ông miệt mài say sưa cưa giũa , làm chiếc lược ngà tặng con như để bù đắp phần nào nỗi ân hận vì mình đã đánh con.Chiếc lược ấy chưa từng một lần chải lên mái tóc Thu nhưng nó như nới lỏng mối tơ lòng, như gỡ rối được phần nào tâm trạng ông Sáu lúc bấy giờ. Chiếc lược ngà trở thành kỉ vật thieng liêng , an ủi , nuôi dưỡng trong ông . Và phải chanưg tình cha con sâu nặng là động lực, là sức mạnh để ông tiếp tục chiến đấu?Hằng đêm, ông S ngắm nhìn chiếc lược ngà và dường như trong cái nhìn ấy ánh lên ngọn lửa ấm áp của tình cha luôn nhớ về đứa con yêu.Ông chải chiếc lược lên tóc cho thêm bóng.Nhà văn không miểu tả rõ chiếc lược nhưng ta vẫn có thể hình dung kỉ vật thân thương ấy mỗi ngày một bóng, thêm đẹp, thêm trắng lên và tỏa sáng lung linh. Dường như lòng yêu con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân chỉ làm ra một tác phẩm nghệ thuật duy nhất trong đời. Có thể nói chiếc lược ngà là kết tinh của tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm sâu sa, đơn sơ mà kỳ diệu.Đọc từng dòng chữ, lật từng trang văn, ta cảm giác như từng trang từng trang giấy cũng phập phồng thổn thức bởi tình cha con sâu nặng và cảm động. Người cha với tình yêu thương con tha thiết ấy đã dùng hết lực tàn của mình trước khi nhắm mắt xuôi tay chỉ để trao lại chiếc lược ngà cho ông Ba đêm về cho bé Thu. Hành động ấy như một cử chỉ chuyển giao lời ước nguyện giữ gìn muôn dời tình cha con ruột thịt. Không một lời nói, nhưng chúng ta đều hiểu và biết rằng đó là lời chanưg chối tuy không cất lên lời nhưng thiêng liêng hơn cả di chúc.Giờ đây chiếc lược ngà đã trở thành một biểu tượng cao quý giữa tình cha con của ông Sáu và bé Thu. Ông Sáu đã hi sinh nhưng tình cha con thì không bao giờ mất.Tác phẩm như một lơờikhẳng định, chiến tranh dù có tan fkhốc đến đâu cũng không thể hủy diệt nổi tình cảm tốt đẹp của con người Việt Nam. Tình cha con , tình đồng đội, sự gắn bó giữa lớp trẻ với théhệ cha anh sẽ mãi mãi vĩnh hằng, bất tử.Về nghệ thuật, có ý kiến cho rằng mộ trong những đặc sắc của "Chiếc lược ngà" là tác giả đã tao ra tình huống truyện bất ngờ nhưng hết sức tự nhiên, hợp lý, giản dị.Moiứ đó là hoản cảnh éo le của chiến tranh ngăn cách đã khiến sau tám năm xa cách, cha con gặp lai nhau nhưng bé Thu không nhận và khi cô bé kịp nhận ra ba mình vàbộc lộ tình cảm mãnh liệt thì ông Sáu phải ra đi. Ở tình huống cơ bản này, tác giả đã bộc lộ mãnh liệt tình cảm của bé Thu với ba mình. Còn ông Sáu, tình cảm của một người ba yêu thương con tha thiết lại được nhà văn tập trung thể hiện khi ông Sáu ở khu căn cứ, ở nơi đó ông vẫn dồn hết tâm trì và niềm nhớ thương con vào việc làm chiếc dflược ngà để tặng con nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà cho cô con gái. Bên cạnh đó, việc lựa chọn nhân vật ông Ba kể chuyện_một người bạn cùng đi kháng chiến và cùng quê hương với ông Sáu đồng thời cũng là người đã tham gia và chứng kiến câu chuyện đầy cảm động của tình cha con bất diệt. Đặt ông Ba ở ngôi kể thứ nhất, xưng tôi, nhà văn như đảm bảo được tính khách quan, chân thực, đáng tin cậy cho câu chuyện.Với ngôi kể này, người kể hoàn toàn chủ động nhịp kể và dẫn dắt câu chuyẹntheo cảm xúc cuảmình.Người kể cũng có thể chủ động bày tỏ những suy nghĩ , tình cảm của mình đối với các nhân vật trong truyện hoặc chủ động đan xen lời bình về thái độ của nhan vật, từ đó định hướng tình cảm, cảm xúc cho người đọc.Nếu như qua những trang văn thấm đẫm nwocs mắt của Nguyên Hồng , người đọc thấy được một tình mãu tử thiêng liêng cao đẹp thì ở đây ta lại cảm nhận được một tình phụ tử vĩnh hằng , bất diệt.Những trang văn của Nguyễn Quang Sáng đã khép lại nhưng câu chuyện về tình cha con sâu nặng và cảm động mãi làm rung động trái tim hàng triệu con người.

Leave a Reply