Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương

1. Mở bài

“Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà

Miền Nam mong Bác nỗi mong cha”

Bác Hồ kính yêu của nhú ta đã ra đi vĩnh viễn nhưng hình ảnh Bác vẫn còn sống mãi trong trái tim dân tộc Việt Nam – đặc biệt là nhân dân miền Nam, sau bao nhiêu anwm trời mông ước được gặp Bác. Vì vậy, khi đất nước thống nhất, công trình lăng Bác cũng được hoàn thành, hàng triệu người dân miền Nam náo nức ra thủ đô để viếng thăm lăng Bác. Viễn Phương cũng có mặt trong đoàn người đó. Với niềm xúc động sâu sắc, nhà thơ đã gởi gắm tình cảm thiêng liêng, lòng biết ơn, tự hào và niềm xót thương, kính yêu vô hạn của mình qua bài thơ “Viếng lăng Bác”. Bài thơ chính là một tràng hoa được kết bằng dòng cảm xúc mãnh liệt, chân thành, sâu lắng của chính trái tim nhà thơ Viễn Phương.

Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà

2. Thân bài

a. Cảm nhận chung

Bài thơ là một khúc ca tràn đầy xúc động, niềm thành kính, tự hào, biết ơn của người con ở miền Nam ra thăm lăng Bác. Thể thơ tự do gồm bốn khổ, ngôn ngữ giản dị những đã thể hiện được cảm xúc sâu lắng của nhà thơ. Giọng thơ nhỏ nhẹ, thành kính, trang nghiêm phù hợp với không khí thiêng liêng ở lăng, nơi vị lãnh tụ yên nghỉ.

b. Phân tích

b1. Khổ thơ 1. Cảm xúc của nhà thơ trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng

Bài thơ được mở đầu rất tự nhiên như một lời giới thiệu:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Câu thơ ngắn, chỉ gọn như một lời thông báo nhưng cũng gọi ra tâm trạng xúc động của một người con từ chiến trường miền Nam sau bao năm mong mỏi, nay con mới có dịp ra thăm Bác. Nhà thơ xưng con với Bác, lối xưng hô đặc trưng của phong cách người miền Nam. Chỉ một từ “con” bình dị nhưng cũng đủ để thể hiện tình cảm gần gũi, kính yêu của đứa con mong mỏi, giờ đây mới được đến bên cha. Những đứa con miền Nam, nơi Bác vẫn canh cánh nỗi lo: “Ngày nào miền Nam chưa được độc lập, ngày đó tôi ăn không ngon, ngủ không yên”. Chính vì thế mà ta hiểu, câu thơ đâu chỉ là một thông báo mà còn dồn tụ biết bao mong mỏi, ngóng chờ. Còn nhớ ngày nào, đồng bào miền Nam thiết tha trông ngóng:

Miền Nam đang thắng mơ ngày hội

Đón Bác vào thăm thấy Bác cười.

Khát vọng giờ đây đã trở thành niềm đau. Vì thế, trong câu thơ ta cũng hiểu được vì sao nhà thơ thay từ “thăm” bằng từ “viếng”. Phải chăng như thế để giảm nhẹ đi nỗi đau, nỗi mất mát vô cùng to lớn khi biết Bác đã mãi mãi ra đi về cõi vĩnh hằng. Hình ảnh đầu tiên mà tác gải thấy được và là ấn tượng đậm nét về cảnh quan bên lăng Bác là hàng tre:

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Hàng tre có thực, hàng tre bình dị, thân thiết của làng quê, đất nước Việt Nam vẫn ngày ngày thẳng hàng, quay quần bên lăng Bác để giữ yên cho giấc ngủ của Người.Trong làn nước mắt rưng rưng xúc động, tre cứ thế nhân lên trở thành bát ngát. Một hình ảnh thực đến cảm động. Và cũng thật tự nhiên, trong dòng cảm xúc mãnh liệt ấy, tre đã hóa thành biểu tượng của dân tộc tự bao giờ:

Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa vẫn thẳng hàng

Bằng kiểu câu cảm than, nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc của mình trước hàng tre đứng quanh lăng Bác. “Hàng tre Việt Nam”, “xanh xanh Việt Nam”, thiêng liêng và chan chứa tự hào. Hình ảnh cây tre đã trở thành biểu tượng của dân tộc, của sức sống bền bỉ, kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam trước “bão táp mưa sa”. Từ buổi đầu dựng nước, Thánh Gióng đã nhổ tre đánh giặc ngoại xâm. Rồi tre gắn bó với con người Việt Nam trong lao động, trong chiến đấu. “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giũ nước, giứ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới). Và giờ đây, tre như những hàng quân danh dự tre đang bảo vệ Bác, giữ yên giấc ngủ cho Người…

B2. Khổ thơ 2: Cảm xúc của nhà thơ khi cùng dòng người vào viếng lăng Bác.

Từ mạch cảm xúc trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng, nhà thơ đã cảm nahanj về Bác khi hòa cùng dòng người vào lăng viếng Bác:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

“Ngày ngày” là quy luật tuần hoàn của thời gian. “Mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực. Đó là một thiên thể thực đang ngày ngày ban phát nguồn sáng lớn nhất, đem lại sự sống cho nhân loại, cho muôn loài. Và nếu như không có mặt trời thì con người và vạn vật sẽ không tồn tại được. Còn “mặt trời” trong câu sau là hình ảnh ẩn dụ. Nhà thơ muốn so sánh Bác như một vầng mặt trời, vầng thái dương rực sáng bởi Người đã tỏa ánh sáng, soi đường dẫn lối cho đan tộc Việt Nam xua tan bóng đêm dài nô lệ, bởi Người đã cống hiến cả cuộc đời, cả bày mươi chín mùa xuân để mang về một mùa xuân lớn cho dân tộc. Ta quên sao được hình ảnh vị cha già dân tộc tham gia chiến dịch, bàn bạc việc quân :

Người ngồi đó với cây chì đỏ

Vạch đường đi từng bước từng giờ (Tố Hữu)

Một mặt trời trên lăng ấm nóng và rực rỡ. Một mặt trời trong lăng bất tử. Phải chăng ví Bác với mặt trời, nhà thơ muốn khẳng định sự vĩ đại của Người, vừa thể hiện được sự tôn kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác, lại vừa thể hiện sự gần gũi thân thiện của Người. Công lao của Bác đối với đất nước thật lớn lao, Bác mất, dường như tất cả mọi người từ Bắc chí Nam đều một lòng thương nhớ, hướng về lăng, nơi Bác đang yên nghỉ:

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

Ngày ngày những dòng người vào lăng viếng Bác trong niềm thương nhớ khôn nguôi. Câu thơ với nhịp chậm rãi như những bước chân của đoàn người đến thăm lăng Bác, chậm dần, chậm dần như muốn níu kéo thời gian để được nhìn thấy Bác lâu hơn. Càng cảm động hơn nữa khi tác giả ví dòng người như tràng hoa dâng lên Bác. “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”, hình ảnh thơ giàu chất suy tưởng. Mỗi người là một bông hoa, những bông hoa đó đang dâng lên Người những gì tốt đẹp nhất với lòng biết ơn và niềm xúc động thiêng liêng. Cách so sánh độc đáo, mới lạ, gợi bao liên tưởng sâu xa. Trong niềm kính yêu vô hạn, Viễn Phương ngỡ như hòa cùng dòng người đến mừng thọ Bác, mừng Bác bảy mươi chín tuổi. “Bảy mươi chín mùa xuân”, một cách nói, một cách nghĩ thật xúc động, tỏ lòng biết ơn sâu nặng đối với vị lãnh tụ đã đổi bảy mươi chín mùa xuân của riêng mình để đem về mùa xuân lâu dài cho dân tộc.

Chỉ biết quên mình cho hết thảy

Như dòng sông chảy nặng phù sa

Xây dựng những hình ảnh sóng đôi, cùng các hình ảnh thực, phép điệp ngữ, nhà thơ đã thể hiện lòng thành kính, tự hào và biết ơn sâu sắc của nhân dân ta đối với Bác.

B3. Cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng

Niềm xúc thiêng liêng, lòng tự hào và biết ơn sâu sắc pha lẫn nỗi đau xót là dòng cảm xúc chủ đạo chi phối toàn bộ ý thơ, hình ảnh thơ. Cứ thế, nhà thơ để nó tuôn trào trên đầu ngọn bút:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Một buổi sáng Ba Đình trong xanh, khung cảnh và không khí như ngưng kết cả thời gian và không gian ở bên trong lăng Bác. Nhà thơ tưởng như Bác đang yên nghỉ sau bao năm trường không ngủ vì canh cánh độc lập tự do cho dân tộc. Giờ đây, Bác như đang yên nghỉ giữa lòng dân tộc, đang mãn nguyện hài lòng vì nhân dân cả nước đã thực hiện được di chúc của Người là giải phóng miền Nam, non sông thu về một mối như sinh thời Người từng mong mỏi:

Đến ngày thống nhất nước nhà

Bắc Năm sum họp thì ta vui lòng

Và nhà thơ còn cảm nhận được ánh đèn tỏa nơi Bác nằm. Hình ảnh vầng trăng xuất hiện trong khổ thơ mới đẹp và giàu cảm xúc làm sao! “Vầng trăng sáng” là biểu tượng của cuộc sống bình yên, gợi nghĩ tới tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác và những vần thơ tràn đầy ánh tẳng của Người. Vầng trăng ấy như một người bạn tri âm, tri kỉ từ những ngày Bác còn ở trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, cho đến khi Bác đang lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp. Và giờ đây trăng cũng đến để ru giấc ngàn thu cho Người. Một lần nữa hình ảnh và âm hưởng thơ lại làm cho tứ thơ lắng xuống. Ta có cảm giác đoàn người đang bước thật khẽ, thật êm để giữ giấc ngủ cho Người. Ngỡ như, một âm thanh dù rất nhỏ nhưng cũng đủ để phá tan sự thanh tĩnh thiêng liêng ấy. Và có lẽ cũng chính sự dồn nén cảm xúc dữ dội ấy mà nhà thơ càng thấm thía nỗi mất mát lớn lao:

“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”

Miền Nam mong Bác nỗi mong cha

Một lần nữa, nhà thơ lại so sánh Bác với vẻ đẹp mới, đó là “trời xanh”. “Trời xanh” là hình ảnh ẩn dụ nói lên sự bất diệt, sự vĩnh cữu của Bác trong lòng nhân dân, trong lòng đất nước. Bầu trời vẫn mãi mãi xanh tươi, Bác vẫn còn mãi với quê hương, dân tộc. Bác mất đi nhưng để lại cho đời, cho dân tộc vầng hào quang tỏa sáng. Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:

“Bác sống như trời đất của ta”

Hay:

“Mặt trời lặn, mặt trời mang theo nắng

Bác mất đi, Bác để lại ánh sáng cho đời”

Người đã hóa thân vào thiên nhiên, đất nước, dân tộc. Dù vẫn tin như thế nhưng nghĩ đến sự ra đi của Người, Viễn Phương vẫn không thể không đau xót:

“Mà sao nghe nhói ở trong tim”

Câu thơ đọc lên tưởng chừng như thắt lại vì đau. Nỗi đau của Viễn Phương là một cảm xúc rất thực và sâu lắng. Từ “nhói” đặt giữa câu thơ làm nên một tiếng nấc nghẹn ngào, khiến cho khổ thơ xốn xang, đau đớn. Nhà thơ đã biểu lộ thật nhất trạng thái cảm xúc của mình. Nỗi đau chợt nhận ra sau những bình yên bao giờ cũng nhức buots hơn là thế. Hai câu thơ sau là sự đan xen giữa tình cảm và lý trí. Nhà thơ vẫn biết rằng Bác đã ra đi vĩnh viễn, vậy mà sao không kìm nén được tình cảm của chính mình.

B4. Cảm xúc khi nghĩ đến ngày mai trở về- ước nguyện chân thành của nhà thơ

Càng thương Bác bao nhiêu, nghĩ đến ngày mai khi trở về miền Nam, khi phải xa Bác, nhà thơ Viễn Phương càng xúc động bấy nhiêu:

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt”

Chia tay với Bác Hồ kính yêu, Viễn Phương càng thêm đau xót, nỗi đau ấy tuôn trào theo dòng nước mắt. Đó là tình cảm bộc trực, không hề che dấu. “trào” là sự tổng hợp của bao cảm xúc tôn kính, biết ơn, bịn rịn, nuối tiếc không muốn xa rời dâng lên dào dạt. Từ tình cảm kính yêu, biết ơn, tự hào, lòng nhà thơ dâng lên bao khát khao, ước nguyện.

“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”

Nhịp điệu của khổ thơ cuối dồn dập, điệp từ “muốn làm” nhắc lại đến ba lần cùng với các hình ảnh ẩn dụ “con chim, đóa hoa, cây tre” để thể hiện thật cụ thể mà sâu sắc nỗi lòng của nhà thơ đối với Bác. Nhà thơ lưu luyến, muốn được ở mãi bên lăng Bác. Nhưng tác giả cũng biết rằng đến lúc phải trở về miền Nam và chỉ có thể gửi tấm lòng mình bằng cách muốn hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật ở bên lăng Bác, muốn mình được trở thành những giá trị tinh thần đẹp nhất của Bác. Viễn Phương muốn làm con chim để hàng ngày ríu rít bên tai, mang lại niềm vui cho Bác, muốn làm đóa hoa toả hương thơm ngào ngạt nơi đây. Chưa hết Viễn Phương còn muốn hóa thân thành cây tre để góp phần làm tôn thêm vẻ trang nghiêm nơi Người đang yên nghỉ. Và như vậy nhà thơ sẽ mãi mãi được gần bên Người. Trước sự hi sinh cao cả của Bác, Viễn Phương muốn làm “cây tre trung hiếu”- một ước nguyện thật cao cả, chân thành, tha thiết được đóng góp sức lực nhỏ bé của mình cho dân tộc, cho đất nước. Viễn Phương vừa là nhà thơ, vừa là người lính từ chiến trường miền Nam đã từng trung với nước, hiếu với dân.Và giờ đây nhà thơ nguyện làm con trung hiếu: “cây tre trung hiếu”. Biên pháp nhân hóa cùng kết cấu đầu cuối tương ứng như để khẳng định tre là biểu tượng của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam “Cây tre trung hiếu chốn này” nghĩa là nhà thơ muốn làm người lính trung thành với con đường mà Bác đã đi và giành thắng lợi, người lính ấy đứng trong hàng quân danh dự để được gần gũi Bác, được bảo vệ cho giấc ngủ ngàn thu của Người. Cả khổ thơ như một lời tự hứa, tác giả hứa với lòng mình, hứa với Bác,với nhân dân sẽ cùng nhân dâ bn n cả nước hoàn thành ước nguyện của Người: Xây dựng một đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.

3. Kết bài.

“Viếng lăng Bác” là bài thơ tiêu biểu cho giọng thơ Viễn Phương: nhỏ nhẹ, giàu tình cảm nhưng trang nghiêm, thành kính. Chỉ với mười sáu câu thơ, Viễn Phương đã bày tỏ tấm lòng tha thiết của đứa con xa đối với vị cha già dân tộc. Chính vì vậy mà bài thơ có sức ngân vang trong lòng người đọc, bài thơ đã được phổ nhạc và trở thành bài hát giàu chất thơ. Càng đọc bài thơ ta càng hiểu hơn trách nhiệm của mình đối với Bác, đối với đất nước hôm nay

Leave a Reply