Phân tích bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường

1. - Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937, quê gốc ở làng Bích Khê, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị nhưng sinh ra và lớn lên ở thành phố Huế. Trong thời gian học đại học ở Sài Gòn và sau đó dạy học ở Trường Quốc học Huế, ông tích cực tham gia các phong trào yêu nước, cách mạng chông Mĩ - ngụy. Năm 1966, Hoàng Phủ Ngọc Tường thoát li lên chiến khu, từng tham gia chính quyền cách mạng tỉnh Quảng Trị. Sau năm 1975, ông về Huế công tác.

- Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn chuyên về bút kí. Ông từng bày tỏ những quan niệm độc đáo và sâu sắc về thể loại này. Ồng cho rằng, bút kí cần kết hợp được sự chính xác, phong phú của hiện thực và sự chân thành, sâu sắc của tâm hồn người viết. Trong đó, điều cốt yếu nhất vẫn là để cho hiện thực cuộc sống chảy qua trái tim người cầm bút như một dòng máu nồng ấm.

- Bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường cuốn hút người đọc bằng vốn tri thức uyên bác về triết học, văn học, lịch sử, địa lí và tâm hồn mang đậm chất Huế. Nhà văn luôn có khả năng soi sáng hiện thực cuộc sống từ nhiều góc độ khác nhau, phát hiện các tầng ý nghĩa mới, tạo nên những liên tưởng bất ngờ, độc đáo. Hiện thực ấy được tái hiện bằng ngôn ngữ văn chương giàu chất trữ tình và lối viết tài hoa, tài tử khiến người đọc say mê. Tác phẩm của Hoàng Phủ Ngọc Tường luôn thắm đượm tình yêu thương, niềm gắn bó với quê hương, xứ sở...

Dòng sông Hương

2. - Ai đã đặt tên cho dòng sông? là bài bút kí in trong tập bút kí cùng tên được Hoàng Phủ Ngọc Tường sáng tác tại Huế năm 1981. Tác phẩm thể hiện sự phong phú về tư liệu, sự chính xác trong hiểu biết và sự tinh tế, sâu sắc trong thế giới nội tâm của người viết. Qua hình tượng dòng sông Hương, tác giả đã có nhiều phát hiện độc đáo, bất ngờ, thú vị về lịch sử và văn hoá xứ Huế...

Đoạn trích trong SGK có thể chia thành ba phần:

+ Phần 1 "Trong những dòng sông đẹp ở các nước... chân núi Kim Phụng": Sông Hương trong không gian của đại ngàn Trường Sơn.

+ Phần 2 "Phải nhiều thế kỉ qua đi... quê hương xứ sở": Sông Hương trong mối quan hệ với kinh thành Huế.

+ Phần 3 (đoạn còn lại): Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử đất nước.

3. Trong phần mở đầu đoạn trích, tác giả đã ngược lên thượng nguồn của sông Hương để thấu hiểu cái phần đời mà nó không muốn bộc lộ, đã "đóng kín lại và ném chìa khoá trong những hang đá" trước khi ra khỏi cửa rừng:

- Giữa không gian hùng vĩ hiểm trở của đại ngàn Trường Sơn, dòng sông khi thì như một bản trường ca "rầm rộ... mãnh liệt... cuộn xoáy"; khi lại "dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi của hoa đỗ quyên rừng". Trong phần đời đó, sông Hương đã sông cuộc sống sôi nổi, nồng nàn, phóng khoáng của một cô gái Di-gan với "bản lĩnh gan dạ, tâm hồn tự do và trong sáng".

- Vậy mà chỉ cần ra khỏi rừng già, sức mạnh bản năng ấy đã nhường chỗ cho vẻ đẹp "dịu dàng và trí tuệ" để từ khúc hùng ca của đại ngàn, sông Hương trở thành "người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở"...

4. Trong phần hai, nhà văn tập trung miêu tả hình ảnh sông Hương trong không gian của kinh thành Huế.

- Con đường tìm về thành phố Huế của sông Hương được tác giả hình dung như hành trình tìm kiếm "người tình hằng mong đợi". Trên hành trình ấy, sông Hương đã bộc lộ bao nhiêu trạng thái cảm xúc và những nét tính cách tiềm ẩn trong dòng chảy của mình:

+ Dòng sông lúc êm đềm, dịu dàng như người con gái đẹp "nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại", lúc bừng tỉnh "chuyển dòng liên tục... vòng giữa những khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm...". Có lúc dòng chảy sông Hương lại chuyển hướng rồi bất ngờ "vẽ một hình cung thật tròn... ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế".

+ Khi tìm đúng đường về với thành phố của mình, con sông "vui tươi hẳn lên" và "kéo một nét thẳng thực yên tâm... uốn một cánh cung rất nhẹ... làm cho dòng sông mềm hẳn đi". Đến giữa lòng kinh thành, sông Hương lại đằm thắm, lặng lờ tạo nên "điệu slow" ngọt ngào, êm dịu dành riêng cho Huế...

+ Để khi từ biệt, dòng chảy ấy lại đầy ắp nhớ nhung, lưu luyến, như không nỡ xa rời Huế: "nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở thị trấn Bao Vinh xưa cổ"...

- Qua cái nhìn tinh tế và lãng mạn của tác giả, dòng sông hiện lên như một người con gái với tâm hồn phong phú, đa tình và dịu dàng, chung thuỷ. Bây nhiêu cung bậc của dòng chảy Hương Giang đã phản chiếu vẻ đẹp của tâm hồn Huế "vừa mãnh liệt vừa lắng sâu, vừa trữ tình thiết tha vừa bình thản trí tuệ" (Trần Đình Sử)...

5. Ở phần cuối đoạn trích, sông Hương được tái hiện trong mối quan hệ với lịch sử đất nước:

- Trên dòng chảy của thời gian lịch sử, sông Hương là dòng sử thi "viết giữa màu cỏ lá xanh biếc":

+ Thuở xa xưa, nó mang tên Linh Giang và là con sông biên thuỳ của nước Đại Việt. Dòng sông thiêng ấy "đã chiến đấu oanh liệt để bảo vệ biên giới phía Nam Tổ quốc".

+ Thế kỉ mười tám, sông Hương "vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân", chứng kiến sự nghiệp hào hùng của người anh hùng áo vải Quang Trung. Sang thê kỉ mười chín, dòng sử thi ấy đã "sống hết lịch sử bi tráng" của những năm tháng đau thương mà vĩ đại, rồi "đi vào thời đại Cách mạng tháng Tám với những chiến công rung chuyển"...

+ Thời chống Mĩ, sông Hương đã hoà nhập trọn vẹn cùng số phận của quê hương, xứ sở. Dòng sông từng chứng kiến bao nhiêu đau thương, mất mát và cả sự công hiến to lớn của thành phố Huế cho sự nghiệp giải phóng và thông nhất đất nước... Khi Tổ quốc kêu gọi, sông Hương "biết cách hiến mình để làm một chiến công", nhưng trở về đời thường, nó lại là "một người con gái dịu dàng của đất nước"...

- Với vẻ đẹp phong phú kì diệu ấy, sông Hương đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho thơ ca, nghệ thuật. Toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế "đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này". Trong những bản đàn réo rắt suốt cuộc đời cô Kiều của Nguyễn Du có âm vang của "tiếng nước rơi bán âm" giữa những mái chèo khuya trên dòng sông Hương. Mỗi thế hệ thi nhân - từ Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Tản Đà... đến Tô' Hữu... đều có những phát hiện riêng về vẻ đẹp của dòng sông thi ca này...

Ai đã đặt tên cho dòng sông

6. Những chất liệu chân thực của đời sông đã được tác giả bài bút kí hình tượng hoá một cách tài tình, sông động. Thuỷ trình của sông Hương được mô tả chính xác với các địa hình, địa danh nhưng cụ thể; đồng thời lại được tái hiện như hành trình kiếm tìm "người tình mong đợi" - từ lúc ra đi, đến khi gặp gỡ và từ biệt... Bằng sự am hiểu tường tận, sâu sắc về sông Hương và xứ Huế, bằng cả tình yêu, sự gắn bó máu thịt và trí tưởng tượng bay bổng, lãng mạn, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã mang lại sức sống riêng, linh hồn riêng cho dòng sông xứ sở. Cái tôi tài hoa, lãng mạn, tinh tê' của người viết đã tạo nên sức cuốn hút cho tác phẩm.
7. Nhà văn đã phát huy khả năng soi chiếu đối tượng từ nhiều góc nhìn khác nhau khiến cho hình ảnh dòng sông Hương hiện lên một cách toàn diện: trong không gian của đại ngàn Trường Sơn, trong mối quan hệ tổng thể với thiên nhiên và kinh thành Huế, trong chiều sâu của lịch sử, văn hoá và trong sự đồng cảm sâu sắc với con người trên mảnh đất này. Vì vậy, hình tượng sông Hương đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của tâm hồn Huế...

8. Tác giả cũng sử dụng thành công ngôn ngữ của hội hoạ, âm nhạc và nhiều loại bút pháp: từ tuỳ bút, văn học tư liệu đến chính luận. Ông sáng tạo nhiều từ ngữ, hình ảnh độc đáo, gợi liên tưởng bất ngờ, thú vị. Chẳng hạn, dòng sông Hương được ví như bản trường ca của rừng già, cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại, người mẹ phù sa của một vùng văn hoá, người gái đẹp nằm ngủ mơ màng, người tình chung thuỷ của cố đô, người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya, nàng Kiều trong đêm tình tự, người con gái dịu dàng của đất nước... Lô'i viết hướng nội, tài hoa và đậm chất trữ tình đã mang lại sức rung cảm lớn cho "bài thơ bằng văn xuôi" này... 

Leave a Reply